Xâm thực, mài mòn, thổi mòn là gì

Bài 1 trang 37 SGK Địa lí 10

Đề bài

Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Quá trình bóc mòn.

Lời giải chi tiết

- Quá trình bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực [nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,...] làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.

- Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành:

+ Rãnh nông [do nước chảy tràn], khe rãnh xói mòn [do dòng chảy tạm thời], các thung lũng sông, suối [do dòng chảy thường xuyên].

+ Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm,... [do gió tạo thành].

+ Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ [do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển].

+ Vịnh hẹp băng hà [phi-o], cao nguyên băng hà, đá trán cừu,... [do băng hà tạo thành].

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 37 SGK Địa lí 10

    Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình : phong hoá, vận chuyển và bồi tụ.

  • Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 37 SGK Địa lí 10

  • Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 103 SGK Địa lí 10

  • Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

    Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.

  • Giải bài thực hành trang 117 SGK Địa lí 10

    Dựa vào bảng số liệu:

  • Quy luật địa đới

    Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ [từ Xích đạo đến cực].

Video liên quan

Chủ Đề