Xác định các chất XY và viết phương trình Hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá sau

Câu 379681: Hãy xác định các chất A, B, D, E, G, M, X, Y, Z, U, V trong sơ đồ dưới đây và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra [ ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có, mỗi mũi tên là 1 phản ứng]


\[A\buildrel {[1]} \over \longrightarrow B\buildrel {[2]} \over \longrightarrow D\buildrel {[3]} \over \longrightarrow E\left\langle \matrix{ \buildrel {[4]} \over \longrightarrow U\buildrel {[5]} \over \longrightarrow V \hfill \cr \buildrel {[6]} \over \longrightarrow G\buildrel {[7]} \over \longrightarrow M\left\langle \matrix{ \buildrel {[8]} \over \longrightarrow X\buildrel {[9]} \over \longrightarrow A \hfill \cr \buildrel {[10]} \over \longrightarrow Y\buildrel {[11]} \over

\longrightarrow Z \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\]


Biết rằng: E và G là hai chất vô cơ, các chất còn lại đều là hợp chất hữu cơ. Chất B, U, M, X và Y có cùng số nguyên tử cacbon. V và Z là những polime tổng hợp thường gặp


- Khi A tác dụng với dung dịch kiềm có sinh ra hợp chất hữu cơ T. T không tác dụng với dung dịch kiềm, 1 mol chất T tác dụng với Na dư sinh ra 1,5 mol H2


2. Trình bày phương pháp hóa học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp rắn gồm Na2CO3, Fe[OH]3, BaCO3. Viết PTHH xảy ra.

1. Suy luận


A là chất hữu cơ, A + kiềm → chất hữu cơ T


T không có pư với dd kiềm nhưng có pư với Na → T là ancol → A là este


V và Z là polime tổng hợp thường gặp → suy luận nghĩ đến polietylen hoặc poli axetilen


Từ đó tìm ra các chất còn lại.


2. Bước 1. Tách riêng mỗi chất


Bước 2. Khi đã tách riêng được mỗi chất → tìm cách điều chế mỗi kim loại trong mỗi chất

PTHH :

            Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

            2NaCl \[\buildrel {dpnc} \over\longrightarrow \] 2Na + Cl2

            Fe[OH]­3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

            BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

            2FeCl3 + 3Ba[OH]2 → 2Fe[OH]3 + 3BaCl2

            Ba[OH]­2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

            BaCl2 \[\buildrel {dpnc} \over\longrightarrow \] Ba + Cl2

Những câu hỏi liên quan

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

a] Xác định các chất X, Y, Z, A, B, D, E, F biết rằng:

- X là đơn chất của phi kim T, còn Y, Z là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch của Y làm quỳ tím chuyển đỏ. Z là muối Kali trong đó Kali chiếm 52,35% về khối lượng.

- Từ D có thể tạo thành A bằng phản ứng với oxi xúc tác men giấm.

b] Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra [ ghi rõ điều kiện nếu có].

Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và viết phương trình hóa học [ở dạng công thức cấu tạo thu gọn đối với hợp chất hữu cơ] để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau [ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có]

A là một hiđrocacbon no, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng A với lượng oxi vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.

a] Xác định công thức phân tử của A

b] Viết các phương trình hóa học [ghi rõ điều kiện] thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Cho biết: các chất trên đều là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Phân tử Z chỉ chứa có 1 nguyên tử Cl, R là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chất dẻo.

Câu 1. Cách viết nào sau đây chỉ 5 phân tử canxi cacbonat? A. 5 NaCl. B. 5H2O. C. 5 H2SO4. D. 5 CaCO3 Câu 2. Dãy chất chỉ gồm các chất ở trang thái khí ở điều kiện thường là A. O2, H2, CO2. B. H2, Al, Fe. C. H2O, Cu, O2. D. NH3, Ag, Cl2. Câu 3. Hợp chất của nguyên tố X với nhóm [OH] [I] là XOH. Hợp chất của nguyên tố Y với O là Y2O3. Khi đó công thức hóa học đúng cho hợp chất tạo bởi X với Y có công thức là A. X2Y3. B. X2Y. C. X3Y. D. XY3. Câu 4. Phân tử hợp chất nào sau đây được tạo nên bởi 7 nguyên tử? A. KMnO4. B. H2SO4. C. BaCO3. D. H3PO4. Câu 5. Hợp chất có phân tử khối bằng 64 đvC là A. Cu. B. Na2O. C. SO2. D. KOH. Câu 6. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học? A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. B. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. C. Nước đá chảy ra thành nước lỏng. D. Khi đun nóng, đường bị phân hủy tạo thành than và nước. Câu 7. Cho phương trình chữ sau: khí hiđro + khí oxi  nước Các chất tham gia phản ứng là A. khí hiđro, khí oxi. B. khí hiđro, nước . C. khí oxi, nước. D. nước.

X, Y, Z là ba hóa chất được dùng phổ biến làm phân bón hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp ba thành phần chính: đạm, lân, kali cho cây trồng. Ba hóa chất trên đều tan tốt trong nước, biết:

X + Na2CO3 → tạo kết tủa trắng

Y + NaOH → tạo khí mùi khai

Y + HCl → không có hiện tượng

Y + BaCl2 → tạo kết tủa trắng

Z + AgNO3 → tạo kết tủa trắng

Z + BaCl2 → không có hiện tượng

Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng trên

Anđehit X có công thức đơn giản nhất là C2H3O. Oxi hóa X trong điều kiện thích hợp thu được axit cacoxylic Y. thực hiện phản ứng este hóa giữa Y và ancol Z no, mạch hở, đơn chức thu được chất hữu cơ E, đốt cháy hoàn toàn E thu được CO2 gần 8 lần số mol X. Số công thức cấu tạo của Z là 

A. 4   

B. 3

C. 5

D. 1

Anđehit X có công thức đơn giản nhất là C2H3O. Oxi hóa X trong điu kiện thích hợp thu được axit cacboxylic Y. Thực hiện phản ứng este hóa giữa Y và ancol Z no, mạch hở, đơn chức thu được chất hữu cơ E, đốt cháy hoàn toàn E thu được CO2 gần 8 lần số mol X. Số công thức cấu tạo của Z

A. 4.

B. 3.

C. 5

D. 1.

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

X → Y → Z→ Y→ X

Biết: X là một phi kim; Y và Z là các hợp chất có chứa nguyên tố X. Dung dịch chất Y làm đỏ quì tím, Z là muối của natri, trong đó natri chiếm 39,316% về khối lượng. Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên [mỗi mũi tên ứng với một phản ứng]

Bài tập phương trình hóa học lớp 10 về halogen là 1 phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình Hóa học lớp 10. Sau đây, Kiến Guru giới thiệu tới các em học sinh phần tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải, ví dụ minh họa kèm bài tập vận dụng để làm bài tập phương trình hóa học lớp 10 về halogen.

I. Lý thuyết và Phương pháp giải Phương trình hóa học lớp 10 về halogen.

- Nắm rõ tính chất vật lý đặc trưng và tính chất hóa học của các halogen và hợp chất của chúng.

+ Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần đi từ F đến I. Các halogen đứng trước sẽ đẩy halogen đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối halogen.

+ F trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá 1 vì có độ âm điện lớn nhất. Các nguyên tố halogen còn lại còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

+ Tính khử của HX tăng dần từ HF đến HCl đến HBr đến HI.

+ Tính axit của dung dịch HX tăng dần từ HF đến HCl đến HBr đến HI.

+ Tính axit của HXO4 giảm dần từ HClO4 đến HBrO4 đến HIO4 .

II. Ví dụ minh họa phương trình hóa học lớp 10 về halogen.

Ví dụ 1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử dưới đây:

a] Cl2 + Ca[OH]2 → CaCl2 + Ca[OCl]2 + H2O

b] KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O

c] KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O

d] Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4

e] Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

f] CrO3 + HCl → CrCl3 + Cl2 + H2O

Hướng dẫn:

a] 2Cl2 + 2Ca[OH]2 → CaCl2 + Ca[OCl]2 + 2H2O

b] KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O

c] 6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2O

d] Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

e] Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

f] 2CrO3 + 12HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 6H2O

Ví dụ 2: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau [ghi rõ điều kiện phản ứng].

Hướng dẫn:

a]

1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
3. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
4. 2NaCl + 2H2O → H2 ↑ + 2NaOH + Cl2
5. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

b] 

1. Fe + HCl → FeCl2 + H2
2. FeCl2 + NaOH → Fe[OH]2 + NaCl
3. Fe[OH]2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
4. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
5. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe[NO3]3 + 3AgCl

III. Bài tập trắc nghiệm phương trình hóa học lớp 10 về halogen.


Câu 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa dưới đây, ghi tên các chất và điều kiện của phản ứng.

Đáp án:

[1 ] Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

[2] NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O

[3] Cl2 + Ca[OH]2 rắn → CaOCl2 + H2O

[4] CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

[5] 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

[6] KClO3 +6HCl → 3Cl2 + KCl + 3H2O

Câu 2. Ta tiến hành sục khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào?

A. KCl, KClO3, Cl2.

B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.

D. KCl, KClO3.

Đáp án: B

3Cl2+ 6 KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

Câu 3. Ta tiến hành sục khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào?

A. KCl, KClO3, Cl2.

B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.

D. KCl, KClO3.

Đáp án: C

Cl2+ 2 KOH → KCl + KClO + 3H2O

Câu 4. Cho các chất sau: Zn [2], KOH [1], Zn [2], Ag [3], Al[OH]3 [4], KMnO4 [5], K2SO4 [6]. Axit HCl tác dụng được với các chất:

A. [1], [2], [4], [5].

B. [3], [4], [5], [6].

C. [1], [2], [3], [4].

D. [1], [2], [3], [5].

Đáp án: A

HCl + KOH → KCl + H2O

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Al[OH]3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 +8 H2O

Câu 5. Cho các chất sau : Zn [1], CuO [2], Ag [3], Al[OH]3 [4], KMnO4 [5], FeS [6], MgCO3 [7], AgNO3 [8], MnO2 [9], PbS [10]. Axit HCl không tác dụng được với các chất :

A. [1], [2].

B. [3], [4].

C. [5], [10].

D. [3], [10].

Đáp án: D

Ag đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học →  không tác dụng được với axit HCl và H2SO4 loãng.

PbS không phản ứng vì là muối không tan trong axit.

FeS cũng là muối không tan nhưng tan được trong axit.

*Một số lưu ý về muối sunfua

- Muối sunfua tan trong nước: K2S, Na2S, [NH4]2S, BaS,…

- Muối sunfua không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H2SO4 loãng: ZnS, FeS, MnS,…

- Muối sunfua không tan trong nước và không tan trong HCl, H2SO4 loãng: PbS, CuS, Ag2S, CdS, SnS, HgS…

- Muối sunfua không tồn tại trong nước: MgS, Al2S3, …

Câu 6. Cho các phản ứng:

[1] O3 + dung dịch KI →

[2] F2 + H2O -to→

[3] MnO2 + HCl đặc -to→

[4] Cl2 + dung dịch H2S →

Những phản ứng nào tạo ra đơn chất?

A. [1], [2], [3].

B. [1], [3], [4].

C. [2], [3], [4].

D. [1], [2], [4].

Đáp án: A

[1] O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2KOH

[2] 2F2 + 2H2O -to→ O2 + 4HF

[3] MnO2 + 4HCl đặc -to→ Cl2 + MnCl2 + 2H2O

[4] 4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Fe3O4 + dung dịch HI [dư] → X + Y + H2O

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là :

A. Fe và I2.

B. FeI3 và FeI2.

C. FeI2 và I2.

D. FeI3 và I2.

Đáp án: C

Fe3O4 + 8HI → 3FeI2 + I2 + 4H2O

Câu 8. Cho sơ đồ:

Viết các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên với X là NaCl.

Đáp án:

2NaCl [đp]→ 2Na + Cl2

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Cl2 + H2 → 2HCl

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

2HCl + Ba[OH]2 → BaCl2 + 2H2O

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Kiến Guru hi vọng thông qua bài viết này, các em học sinh sẽ nắm vững kiến thức về tính chất đặc trưng của các halogen và hợp chất. Bên cạnh đó, các em cũng đã biết đến và ghi nhớ nhiều dạng, nhiều bài tập phương trình hóa học lớp 10 về halogen.

Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề