Vùng sản xuất tập trung là gì Công nghệ 10

Chuỗi liên kết bưởi da xanh bước đầu đã xây dựng được vùng nguyên liệu. Ảnh:Phúc Hậu

Chuyển dịch theo hướng tích cực

Kinh tế NN đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đồng thời, trong xu thế mới, phát triển NN phải gắn với khoa học công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ.

Theo đánh giá kết quả phát triển kinh tế NN của tỉnh thời gian qua cho thấy, cơ cấu NN của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy mô sản xuất thay đổi từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn gắn với tư duy kinh tế NN. Bên cạnh đó, lợi thế vùng sinh thái được phát huy. Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi. Các vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm ngày càng mở rộng. Liên kết chuỗi giá trị nông sản dần hình thành. Sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mang lại giá trị kinh tế cao.

Cụ thể, đã tạo được thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm NN của tỉnh. Liên kết chuỗi dừa đạt được những kết quả nổi bật, góp phần hình thành vùng nguyên liệu dừa hữu cơ với diện tích gần 10 ngàn héc-ta. Chuỗi liên kết bưởi bước đầu tạo nên vùng nguyên liệu đáng kể thông qua hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Tuy nhiên, còn hạn chế cần giải quyết như chất lượng hoạt động của liên kết sản xuất NN chưa bền vững; quy mô vùng nguyên liệu có tăng lên nhưng chưa tương xứng; tính đồng đều của sản phẩm chưa cao; những yêu cầu mới về tiêu chuẩn hàng hóa NN chưa được thực hiện sát sao.

Sản xuất tập trung

Theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NN thì Vùng sản xuất NN hàng hóa tập trung một hay một nhóm sản phẩm NN cùng loại, có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm NN.

Trong giai đoạn phát triển mới, để hình thành vùng sản xuất NN tập trung, tỉnh tập trung bứt phá, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã để xây dựng theo hướng hữu cơ, an toàn, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm NN theo mục tiêu xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm NN chủ lực, chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, tăng nhiều sản phẩm trong một chuỗi, giảm chi phí đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong nền kinh tế NN.

Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm NN chủ lực đảm bảo có vùng nguyên liệu tập trung, ổn định lâu dài, kết hợp phát triển du lịch, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, gắn với ứng dụng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm NN để tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm NN theo hướng hiện đại, bền vững, với 6 nhóm sản phẩm NN chủ lực của tỉnh là: dừa, cây ăn trái, cây giống và hoa kiểng, con heo, con bò, con tôm.

Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định xây dựng Chợ Lách là Trung tâm Cây giống, hoa kiểng quy mô cấp quốc gia; là một trong 11 đầu việc trọng tâm. Liên quan đến trình tự triển khai, tại cuộc làm việc giữa đoàn công tác của Tỉnh ủy với Huyện ủy Chợ Lách về triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đoàn Văn Đảnh cho biết: Tỉnh ủy giao sở chủ trì thành lập tổ biên soạn đề án, mời các chuyên gia và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn mới, xây dựng đề cương và viết đề án cụ thể.

Chiết ghép cây giống ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Ảnh: Thanh Đồng

Hướng đến quy mô Lớn

Ở góc độ của huyện Chợ Lách, trên nền tảng những điều kiện hiện có là: truyền thống nghề làm cây giống lâu đời, số lượng và diện tích sản xuất cây giống, hoa kiểng lớn.

Để trở thành trung tâm giống cây trồng quy mô quốc gia, huyện cũng xác định những việc cần làm như: chú trọng củng cố nguồn giống và áp dụng công nghệ trong sản xuất lai tạo giống, nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, gốc ghép, cây nguyên liệu sản xuất hoa kiểng và đa dạng hóa sản phẩm... đảm bảo số lượng và chất lượng. Đồng thời, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người sản xuất cây giống, hoa kiểng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường.

Theo TS. Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, ngành NN huyện cũng cần lưu ý các vấn đề như: quản lý và phân phối thị trường tiêu thụ, xây dựng hệ thống kết nối thị trường giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng với các cơ sở, doanh nghiệp, trung tâm giống trong, ngoài tỉnh và các công ty nhập khẩu cây giống ở nước ngoài. Nhất là xây dựng và quản lý thương hiệu một cách hiệu quả hơn để khai thác sàn giao dịch điện tử về cây giống và hoa kiểng của huyện...

Trong cuộc họp làm việc tại huyện Chợ Lách vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi lưu ý: Khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng đề án, huyện Chợ Lách giữ vai trò phối hợp. Ngoài ra, cần mời thêm chuyên gia của các viện, trường cùng tham gia đề án. Trung tâm Cây giống, hoa kiểng quy mô cấp quốc gia tại Chợ Lách cần có sự tính toán đến thị trường tiêu thụ lớn hơn, cách thực hiện phải chuyên nghiệp, tiếp cận với các thành tựu công nghệ sinh học, phát triển giống cây trồng ngang tầm khu vực.

Thanh Đồng

Video liên quan

Chủ Đề