Vui như Tết là gì

Người Việt ta có câu: “Vui như tết”, “vui như hội” vậy trong thành ngữ tiếng Anh,

người ta ví vui như gì? Hãy cùng tìm hiểu để thấy được sự khác biệt trong văn hóa ảnh

hưởng thế nào đến ngôn ngữ nhé!

As happy as a clam

Đây là một trong những thành ngữ mà người Mỹ dùng để diễn tả niềm vui.

Tại sao lại ví niềm vui với con trai? Đơn giản là vì khi miệng con trai mở,

trông giống như nụ cười. Bản đầy đủ của thành ngữ này là: 'as happy as a

clam at high water'. Khi nước thủy triều lên là lúc trai cảm thấy vui sướng và

hạnh phúc nhất vì không ai có thể săn bắn chúng, chúng được tự do. Thành

ngữ này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào cuối những năm 1840 trong cuốn từ

điển Mỹ học do tác giả John Russell Bartlett's chủ biên năm 1484:

Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành ngữ "Vui như Tết" được nói bằng tiếng anh như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thành ngữ "Vui như Tết" được nói bằng tiếng anh như thế nào? Người Việt ta có câu: “Vui như tết”, “vui như hội” vậy trong thành ngữ tiếng Anh, người ta ví vui như gì? Hãy cùng tìm hiểu để thấy được sự khác biệt trong văn hóa ảnh hưởng thế nào đến ngôn ngữ nhé! As happy as a clam Đây là một trong những thành ngữ mà người Mỹ dùng để diễn tả niềm vui. Tại sao lại ví niềm vui với con trai? Đơn giản là vì khi miệng con trai mở, trông giống như nụ cười. Bản đầy đủ của thành ngữ này là: 'as happy as a clam at high water'. Khi nước thủy triều lên là lúc trai cảm thấy vui sướng và hạnh phúc nhất vì không ai có thể săn bắn chúng, chúng được tự do. Thành ngữ này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào cuối những năm 1840 trong cuốn từ điển Mỹ học do tác giả John Russell Bartlett's chủ biên năm 1484: · "As happy as a clam at high water" is a very common expression to describe the joy and [“As happy as a clam at high water”: là cách diễn đạt phổ biến để miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc.] As happy as sandboy Khác với người Mỹ, người Anh lại ví niềm vui với “sandboy”. Chắc hẳn các bạn đang tưởng tượng đến hình ảnh “sandboy” thật thanh bình và hạnh phúc: các cậu bé nô đùa trên bãi biển, xây lâu đài cát. tiếng cười rộn rã. Nhưng đây không phải là nguồn gốc của thành ngữ này. Trên thực tế thì “sandboy” lại là các thương gia. Vào giữa thế kỉ 18 và 19, các “sandboys” này chuyên buôn cát cho các công trình xây dựng như nhà cửa, rạp hát hay các tòa nhà công cộng khác. Việc vận chuyển cát là một công việc cực kì vất vả. Nhưng niềm hạnh phúc của các sandboy lại không nằm trong công việc mà lại nằm trong thành quả của nó. Mỗi chuyến giao hàng thành công, họ lại tổ chức tiệc tùng, họ hát hò, nhảy múa say sưa thâu đêm suốt sáng. Bản trích dẫn đầu tiên của câu thành ngữ này được tìm thấy trong cuốn sách “Real Life in London” của Pierce Egan xuất bản năm 1821: · "...appeared to be as happy as a sand-boy, who had unexpectedly met with good luck in disposing of his hampers full of the above household commodity.” [ Xuất hiện với hình ảnh đầy vui vẻ, cậu ta là người luôn gặp may trong việc sắp xếp các hòm nặng cồng kềnh với các loại hàng hóa đồ dùng gia đình đầy ắp bên trong] As happy as Larry Mỗi lần vui sướng tột đỉnh thì không người Australia nào lại không thốt lên câu: “As happy as Larry”. Nhưng Larry là ai? Larry Foley [1847 - 1917] là một võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp, anh chưa từng bị thua trong bất kì một trận đấu nào. Larry giải nghệ vào năm 32 tuổi và vào trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp của mình, anh đã thu về được 1000 bảng Anh, quả là một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Người Úc luôn ước mình hạnh phúc như Larry để lúc nào cũng được chiến thắng và giàu có. Người đầu tiên sử dụng hình ảnh của Larry để ví von với niềm hạnh phúc là nhà văn người New Zealand, ông viết: · "We would be as happy as Larry every time if it were not for the rats" [ Nếu không phải là điều xấu thì chúng ta nên lúc nào cũng vui như tết.] Các bạn thấy đấy, ở mỗi nước hình ảnh ví von của niềm vui lại là khác nhau. Vì thế, học tiếng Anh không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngôn ngữ mà còn tìm hiểu cả văn hóa của nước đó nữa

File đính kèm:

  • thanh_ngu_948.pdf

[Minh họa: Ngọc Diệp]

Với người Việt Nam, Tết là dịp đất trời chuyển đổi Đông đi Xuân đến, là lúc kết thúc một chu kỳ công việc và mở ra một chu kỳ mới, là ngày đoàn tụ gia đình, ai ai dù ăn đâu làm đâu cũng cố tìm mọi cách để được về sum họp với người thân, để hàn huyên chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

Tết còn là dịp để người Việt tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô đã sinh thành dưỡng dục nên mình. Tri ân những người gắn bó, có công có ơn với mọi vui buồn, thành đạt của cuộc đời mình. Tết còn là dịp để người người đi lễ đền, chùa cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới, tham dự các lễ hội truyền thống, thăm viếng danh lam thắng cảnh của quê hương để cảm nhận và bày tỏ sự biết ơn với trời đất đã cho ta sự sống, với tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Mỗi khi Tết đến xuân về, lòng người còn được tiếp thêm sinh khí từ trời đất, từ tình ruột thịt thân thương bỗng trở nên tràn đầy cảm xúc, tràn đầy năng lượng. Trẻ thấy mình lớn thêm, già thấy mình trẻ lại. Và vì thế, từ xa xưa người Việt Nam đã có thành ngữ “Vui như Tết”. Thế nhưng, sự thực cái Tết của thời hiện đại có thật là ngày vui trọn vẹn, ngày truyền cảm hứng, ngày tiếp thêm năng lượng sống cho tất cả mọi người?

Chưa nói đến những tập tục đã trở thành hủ tục như: rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan, hối lộ cầu cạnh… mà tất cả chúng ta đều đồng lòng coi là vấn nạn và muốn loại bỏ khỏi cái tết Việt. Gần một tháng qua, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi, với những quan điểm đối nhau chan chát về Tết. Sự đối đầu trong quan điểm diễn ra không chỉ giữa người già và người trẻ, mà còn diễn ra cả giữa người già với người già và người trẻ với người trẻ.

Đó là chuyện có nên thay đổi tập tục cỗ bàn tiếp khách để những người phụ nữ không phải đầu tắt mặt tối trong bếp những ngày tết? Đó là chuyện có nên bắt con dâu chỉ được ở nhà chồng trong ngày 30 và mồng 1 tết và các cô gái sau khi lấy chồng thì không còn được ăn tết cùng bố mẹ đẻ kể cả khi bố hoặc mẹ chỉ còn lại một mình? Và đó còn là chuyện có nên đi du lịch bỏ mặc cha mẹ, khói hương tổ tiên vào những ngày tết không?

Đằng sau những cành đào lộng lẫy, những ban thờ rực rỡ và những mâm cỗ thịnh soạn kia, đằng sau nụ cười và những lời chúc tụng rổn rảng kia… có không ít giọt nước mắt âm thầm của những người phụ nữ. Đơn giản vì trước khi là mẹ, là vợ, là con dâu trong gia đình, họ là những đứa con. Đức hy sinh của người phụ nữ đã khiến họ phải giấu kín nỗi buồn của mình. Liệu có bao nhiêu người khi thụ hưởng sự hy sinh đó thấu hiểu và biết đáp lại bằng việc chia đôi những cái tết sum họp ấy cho cả hai bên nội, ngoại? Chỉ vì chuyện đón giao thừa ở nhà nội hay nhà ngoại mà có biết bao cặp vợ chồng trẻ đã xảy ra bất hòa, đổ vỡ.

Khi niềm vui của người này kéo theo nỗi buồn của người khác, thì niềm vui làm sao có thể đúng nghĩa và trọn vẹn? Nhất là khi điều đó lại diễn ra ngay trong chính những người ruột thịt luôn yêu thương và muốn mang lại hạnh phúc cho nhau. Có khó gì đâu, chuyện con dâu về ăn tết với bố mẹ đẻ, gia đình trẻ đi chơi xa hay cỗ bàn tiệc tùng ngày tết. Chỉ cần biết nghĩ thêm cho người bên cạnh một chút thôi, bớt ích kỷ đi một chút thôi, biết coi niềm vui, nỗi buồn của người bên cạnh cũng chính là niềm vui, nỗi buồn của bản thân, thì mọi việc đơn giản lắm, khỏi cần phải tranh cãi.

Mỗi người một ý, ai cũng có cái lý của mình, nhưng người ta vẫn thường nói “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Làm sao để “Vui như Tết” thực sự là cảm nhận của tất cả mọi người Việt mỗi khi tết đến xuân về?

Cát Thụy

Vui như Tết

12:33 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Hai, 2018

Mọi người vẫn ví vui như Tết. Vậy mà oái oăm thay, khối người lại bảo:

- Sợ nhất là ngày Tết.

Có người còn ước:

- Giá như mười năm mới có một lần Tết thì sướng biết bao...

Ờ, ý muốn của con người thật vô cùng, nói thế nào cũng được. Lạ thế, Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó.

Người nghèo sợ Tết vì tủi thân, khi thấy món quà năm mới biếu bên nội, bên ngoại không được đầy đặn. Thương ông bà, tổ tiên nơi chín suối tủi phận vì mâm cỗ của con cái nhà mình dâng không bằng của nhà hàng xóm. Thương cái áo mới của con mình xấu hơn con người. Tủi khi nhà mình vắng bóng đào quất...

Người ham địa vị vừa sợ mà cũng vừa thích ngày Tết. Sợ vì phải tất bật suốt mấy ngày trước Tết, lo chạy ngược chạy xuôi mang quà tặng sếp này biếu sếp kia chóng cả mặt, chẳng lo được việc gì cho gia đình. Sau Tết cũng chẳng được nghỉ ngơi lại phải đi chúc gặp mặt các sếp, mong sếp nhớ rõ mặt mình với tấm lòng thành của mình...

Sợ đấy, nhưng cũng thích. Vì Tết mới có dịp để bày tỏ tình cảm của mình với sếp. Vất vả, tốn kém để mua về sự phập phồng lo không biết có được cơm cháo gì không.

Người có địa vị cũng vừa sợ vừa mong cái Tết đến. Họ mong nhận được quà nhưng lại sợ phải đi ăn. Hết nơi này đến nơi kia, hết người này đến người khác mời ăn để tỏ lòng biết ơn.

Không đi không được. Phải đi để còn hứa hẹn sao cho xứng đáng với những phong bao mà mình đã nhận. Nhưng bụng nào mà nhét cho được. Người đói thì sợ đói. Nhưng người no thì sợ no gấp bội phần.

Người sợ Tết nhất phải kể đến cô em gái của tôi. Mới giữa năm cô nàng đã rên lên: Trời ơi, em sợ đến Tết quá... Ai cứu em với...

Năm nào cô cũng phải về quê chồng ăn Tết. Quê chồng cô cách Hà Nội gần 200 km. Ngày yêu nhau cô đâu có nghĩ đến kilômét, chỉ nghĩ đến mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Cô không thể tưởng tượng được cảnh đoạn trường sau này.

Cô mắc chứng say xe, say điên say đảo, chỉ ngửi mùi xe ô tô là đã say, lần nào về quê lên cô cũng sụt cân vì mất nước do nôn, vì không ăn uống được gì do say. Cô nôn ra mật xanh rồi đến mật vàng mà đường tới nhà chồng vẫn mịt mù xa lắc xa lơ.

Đã vậy, về được đến nơi hồn bay phách lạc nhưng đâu có dám nằm nghỉ. Riêng màn chào hỏi, xã giao đã đủ làm cho người khỏe chóng mặt, huống là cô. Thế là cô em tôi mỗi lần về quê chồng là tọng cho đủ loại thuốc bổ để tăng lực.

Nhưng điều làm cô em tôi khốn khổ hơn cả là cái toilet ở quê. Cô nàng bị mắc bệnh sạch. Đã liệt vào dạng bệnh có nghĩa là sự sạch ở cô đã quá nghiêm trọng rồi.

Anh chồng thấy vợ lao từ nhà xí ra rồi ôm lấy cây chuối nôn thốc, nôn tháo thì mừng hí hửng tưởng vợ có mang. Đến bữa cơm, mẹ chồng thấy nàng dâu vừa bưng bát cơm lên đã đặt vội xuống và lao ra gốc bưởi ọe khan, thì mừng ra mặt. Cô dâu quay vào nhà, nước mắt nước mũi còn đang nhòe nhoẹt thì mọi người ồ lên vui vẻ nâng cốc mừng: hai anh chị sinh quý tử - làm cô dâu thẹn chín người.

Quý tử thì chưa có nhưng lần nào về quê ra, cô em gái tôi cũng bị rối loạn tiêu hóa. Hai năm như thế, cậu em rể tôi thấy vợ vất vả khổ sở quá thì xót, nên quyết định về quê một mình. Tết là ngày xum họp gia đình, ai đi đâu cũng muốn về gần vợ gần con, đằng này Tết đến vợ chồng cô em tôi lại trở thành ông Ngâu bà Ngâu. Cô vợ ở nhà đón giao thừa một mình thì tủi thân, sụt sùi nhớ chồng. Anh chồng ở quê thấy ai cũng có đôi có lứa lại thương vợ ở nhà một mình nên cứ rối lòng, ở quê có một hôm đã quay về.

Cảnh Ngâu ăn Tết ấy chỉ có một lần. Thương vợ, năm sau anh chồng về quê trước Tết, chiều 30 Tết lại ra. Tưởng thế là ổn, được cả đôi đường, nhưng cô vợ thấy mấy ngày Tết chồng cứ luôn miệng nhắc nhỏm đến cha mẹ ở quê, đôi lúc lại buồn vu vơ thì áy náy.

Cô em tôi quyết tự chữa bệnh cho mình. Tình yêu có sức mạnh lạ kỳ. Để chữa chứng nôn, cô em của tôi không đi xe máy nữa mà đi xe bus. Phải mất mấy tháng trời cô mới quen được với xe.

Nói thì nghe dễ, nhưng với người bị chứng say xe như cô em tôi thì chẳng dễ chút nào, chỉ có tình yêu vô biên cô mới làm được. Hôm nào đi làm về cô cũng vật ra giường vì say xe. Không ăn nổi cơm. Nhưng cô vẫn không nản.

Nghĩ mà thương cô em tôi. Cô chữa bệnh sạch vô cùng kỳ công. Ở nhà được chiều là thế, chẳng phải làm gì, vậy mà vì yêu chồng, ngày nào cô cũng đến nhà trẻ, nơi cô bạn gái đang làm việc để xin giặt không công những quần áo bọn trẻ ị đùn, để cho quen với cái bẩn...

Anh chồng thấy vợ vất vả thì thương và nể - càng yêu vợ hơn. Bây giờ thì cô ấy chẳng còn than sợ Tết nữa rồi. Cũng nhờ thế mà năm nào nhà tôi cũng có bao nhiêu là quà quê của vợ chồng cô chú ấy mang ra. Nhìn cảnh hai vợ chồng đùm đùm gói gói mang quà về quê và tay xách nách mang quà từ quê ra với nét mặt vui như Tết mà thấy vui lây niềm hạnh phúc của họ.

Tôi thì thích Tết vô cùng. Thích không khí người người tấp nập bán mua. Thích màu xanh mướt của những lá non mơn mởn.

Thích cả những cơn mưa phùn lắc rắc. Thích cơn gió lạnh mang hơi ẩm mùa xuân. Thích cả những hạt mưa châm chích tê tê. Thích không khí mùa xuân trong lành thoang thoảng hương hoa... Thích nhất là đi vào vườn đào ngắm hoa. Ngắm từ khi hoa đào mới là những cái nụ con tí.

Trước Tết vài tuần, cứ hết giờ làm là tôi lại phóng xe đi ra chợ hoa như người nghiện. Đi xuôi rồi đi ngược, vài vòng như thế, chẳng mua, chẳng dừng lại hàng nào, chỉ cưỡi ngựa xem hoa mà vẫn thích, chỉ cần ngửi mùi hương hoa lá là thấy lòng dịu đi những ưu phiền.

Trước Tết vài ngày thì tôi mới thực sự ngắm hoa để mua. Cái thú hỏi giá, mặc cả cũng thích vô cùng. Thích nhất là mua đắt về nhà nói rẻ để được vợ khen. Năm nào tôi cũng được vợ khen.

Nguồn:Hạnh Phúc Gia Đình [2009]

LinkedInPinterestCập nhật lúc:08:14 CH @ 15/02/2018

văn hóatruyền thốnglối sốnggia đìnhTết

Video liên quan

Chủ Đề