Vợ tôi để tiền ở đâu

Tôi và vợ đang ly thân, chờ hoàn tất thủ tục ly hôn. Lúc hôn nhân tan vỡ cũng là khi tôi phát hiện mình bị những người ruột thịt phản bội.

10 năm trước, khi mới cưới vợ, mẹ nói với tôi rằng bà không yên tâm với tính cách ưa hưởng thụ, không cần kiệm của vợ tôi, và việc cô ấy thường xuyên về ngoại, trong đối đãi không ưu tiên nhà chồng như những phụ nữ truyền thống khác. Vợ tôi trẻ hơn tôi khá nhiều tuổi, lại rất xinh đẹp nên tôi vốn đã có cảm giác không an toàn. Vì thế khi nghe mẹ phân tích, tôi quyết định theo lời bà, gửi phần lớn thu nhập cho mẹ giữ.

Lương hàng tháng tôi vẫn đưa đến 70% cho vợ. Cô ấy không biết rằng phần lớn thu nhập của tôi đến từ công việc “ngoài luồng” nên không phàn nàn gì. Thỉnh thoảng, tôi đưa cô ấy thêm một khoản nói là tiền thưởng. Vợ tôi làm thêm việc bán hàng online nên cũng không chật vật trong việc chi tiêu. Nhiều khi tôi cũng áy náy vì mình giấu vợ phần thu nhập gửi mẹ, nhưng không cảm thấy mình có lỗi lắm vì tiền đó tôi cũng không tiêu cho bản thân mình hay ăn chơi hoang tàn, sau này số tiền đó cũng để lo cho gia đình, con cái, chăm sóc bố mẹ già yếu…

Thực tế trong 10 năm hôn nhân, chúng tôi không mâu thuẫn về tiền bạc. Tuy nhiên tình cảm vợ chồng cứ nhạt dần theo thời gian. Tôi là người đàn ông có nhiều bạn bè, công việc kiếm tiền lại đòi hỏi sự giao lưu nên không còn bao nhiêu thời gian dành cho gia đình nhỏ. Vợ tôi không thông cảm cho chồng, thường xuyên cằn nhằn, than phiền, trách móc. Cô ấy luôn lấy chuyện phải vất vả làm thêm để kể công và nói những lời khiến tôi ức chế. Thời gian ở nhà đã ít ỏi lại không có niềm vui.

Vì mệt mỏi với vợ nên có lúc tôi “lạc lòng”, có chuyện tình ngoài luồng với một đồng nghiệp. Tôi biết việc này là sai trái nên sau một thời gian đã cố gắng chấm dứt. Chuyện cũng qua mấy năm rồi.

Nhưng không hiểu vào cuối năm ngoái vợ tôi lại biết. Tôi phải mất đến mấy tháng trời mới xoa dịu được cô ấy, và đến cách đây vài tháng tình cảm vợ chồng mới gần như bình thường trở lại. Chuyện đang yên thì vợ tôi tình cờ phát hiện, thu nhập của tôi bao lâu nay không hề thấp như cô ấy tưởng, và “điều tra” ra chuyện mẹ giữ hộ tiền. Cô ấy phản ứng rất dữ dội, không chỉ nói tôi không ra gì mà còn hỗn với cả mẹ chồng. Vợ đòi tôi nói rõ số tiền gửi mẹ là bao nhiêu và chuyển cho cô ấy quản lý, hoặc lập sổ tiết kiệm đứng tên chung, hay mua nhà làm tài sản chung của hai vợ chồng, nếu không cô ấy sẽ ly dị.

[Ảnh minh họa]

Thấy vợ cương quyết, tôi bàn với mẹ để chúng tôi tự giữ tiền, vì chừng ấy năm đã đủ chứng minh vợ tôi chung thủy và đáng tin cậy, biết thu vén gia đình. Nhưng mẹ không đồng ý, bà nói không chấp nhận kiểu con dâu vì mấy đồng tiền mà hỗn láo với mẹ chồng như vậy, coi đồng tiền hơn cả tôn ti đạo lý. Bà nói sẽ giữ hộ tiền mấy năm nữa cho đến lúc đủ cho chúng tôi đổi sang căn nhà bề thế hơn.

Vợ tôi ly hôn thật. Cô ấy nói không chấp nhận được người chồng không tin tưởng vợ, coi vợ là người ngoài. Cô ấy kết tội tôi vô trách nhiệm với gia đình, bóc lột vợ và vô số những lời khó nghe khác. Vợ đã gửi đơn ra tòa.

Muốn cứu vãn hôn nhân, tôi đành kiên quyết với mẹ, đề nghị bà trả lại tiền cho mình. Mẹ tôi trì hoãn rồi cuối cùng mới tiết lộ sự thật là toàn bộ số tiền đó, bà đã đưa cho vợ chồng anh trai tôi. Hóa ra ngôi nhà to đẹp anh chị xây là từ tiền của tôi chứ không phải bên ngoại cho cộng với tiền thắng chứng khoán như họ nói. Chị dâu cũng nói thẳng là không trả cho tôi số tiền vì đó là tiền mẹ cho chứ anh chị không vay mượn xin xỏ gì tôi cả.

Tôi sốc và cay đắng quá. Từ nhỏ, mẹ tôi đã thiên vị anh trai rất rõ. Tôi luôn không hiểu tại sao mình là em út, lại ngoan ngoãn hơn, học giỏi hơn mà không bao giờ được mẹ yêu chiều như anh. Trưởng thành, tôi cũng thành đạt hơn, nhưng mẹ luôn coi anh là số 1. Tôi và anh đều có 2 đứa con nhưng chỉ các con anh được mẹ hỗ trợ chăm sóc. Lần vợ tôi mới đẻ con thứ hai thì đứa đầu ốm nặng phải nằm viện, nhờ mẹ lên hỗ trợ nhưng chỉ được 2 ngày là bà đã lộn về quê khi nghe tin con anh cả bị cảm sốt.

Mẹ tôi luôn nói, mẹ yêu cả hai con như nhau, nhưng mẹ lo lắng, quan tâm anh hơn vì anh không được giỏi giang tháo vát như tôi. Tôi cũng tin là vậy, nhưng không ngờ bà thiên vị anh đến mức lừa tôi lấy hết tài sản cho con trai cưng của mình.

Giờ mẹ tôi nói bà không có cách nào trả tiền lại cho tôi, bà nghĩ tôi vẫn còn có thể kiếm nhiều tiền trong tương lai nhưng anh trai tôi thì nếu không được giúp đỡ, cả đởi cũng không tự xây được nhà. Tôi không biết nói sao giờ khi bỗng nhiên thành tay trắng, mất vợ, mất tiền, mất cả niềm tin khi bị những người ruột thịt lừa dối, phản bội.

Từ bây giờ, tôi phải đối xử thế nào với mẹ tôi, với anh chị tôi đây?

Độc giả có phản hồi về câu chuyện trên, xin gửi vào box bình luận bên dưới

Nếu bạn có những khúc mắc trong cuộc sống, xin đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi để nhận được sự sẻ chia chân thành và lời khuyên nghiêm túc của độc giả. Ý kiến xin gửi đến .

Long Hà

Trước khi lấy vợ, cũng với số tiền lương hàng tháng như vậy, nhưng nói thật tôi luôn luôn trong tình trạng “cháy túi”. Tôi cũng không hiểu mình tiêu gì, dùng gì mà hết nhiều thế, nghĩ đi nghĩ lại bốn năm liền làm việc mà tôi chẳng để ra được đồng nào tiết kiệm. Đến lúc cưới vợ, tôi còn phải méo mặt xin tiền bố mẹ để lo những khoản cơ bản như ảnh cưới, giường cưới, áo cưới…

Thật ra thì lúc trước mới cưới, tôi chưa đưa tiền cho vợ tôi quản đâu. Nói thật, độc thân mà lương tôi không đủ tiêu thì thử hỏi giờ đưa tiền cho vợ giữ nữa tôi lấy đâu tiền để tiêu bây giờ. Tôi làm quản lý ở một cây xăng thuộc công ty xăng dầu của tỉnh, bởi vậy mức lương thưởng của tôi thuộc tốp khá. Còn lại lương của vợ tôi chỉ là lương công chức văn phòng bình thường, so ra chỉ bằng nửa lương tôi. Tôi ra “chỉ thị” tiền ai người ấy tiêu, vợ tôi không nói gì.

Cuộc sống cứ bình lặng trôi qua, rồi bố mẹ đặt vấn đề cho hai vợ chồng ra ở riêng vì còn vợ chồng anh trai và cô em gái ở nhà. Hai vợ chồng tôi lục đục dọn ra thuê nhà ở riêng, từ khi ra ở riêng, tôi có “nghĩa vụ” phải đưa tiền ăn cho vợ, nhưng lần nào vợ cũng “đòi thêm”. Khi tôi hỏi thì cô ấy bảo phải tiết kiệm để còn mua nhà, tôi cứng lưỡi. Nửa năm sau, vợ tôi mang thai, lúc này vợ tôi đưa “yêu sách” yêu cầu tôi phải đưa tiền cho cô ấy mua sữa, mua đồ tẩm bổ, tôi không vui nhưng cũng là đàn ông, là cha cơ mà.

Tự nhiên số tiền lương tháng của tôi phải đưa cho vợ hơn nửa, tôi bắt đầu hậm hực khó chịu, lần nào đưa tiền lương cho vợ tôi cũng kỳ kèo. Sau vài tháng “nhẫn nhịn”, lúc này vợ tôi mang bầu ở tháng thứ 5, nàng nổi nóng trong một lần tôi đưa tiền mà cao hứng lớn tiếng chê bai vợ “không biết chi tiêu”. Cô ấy đưa tất thẻ ATM của cô ấy cho tôi, rồi liệt kê một loạt danh sách nhu cầu cần của hai vợ chồng, tiền vitamin bầu, sữa bà bầu, số tiền bắt buộc phải tiết kiệm để sinh con, để mua tã, để mua nhà… rồi ra hẹn “Cho anh cầm tiền hai tháng, chi tiêu thế nào thì chi tiêu”. Tôi nhìn bảng danh sách mà hoa mắt, chóng mặt. Nhưng tôi trót chê vợ, và cũng nghĩ rằng việc cơm nước, chợ búa hàng ngày là việc “đơn giản”.

Tôi mới cầm tiền được có nửa tháng mà lâm vào “khủng hoảng” trầm trọng. Lương hai vợ chồng được hơn chục triệu, thế mà vèo cái độc đi các đám hiếu, hỉ, nhà mới, thôi nôi, đầy tháng… đã ngót đến nửa lương của tôi rồi. Chưa kể tiền ăn, tiền điện tiền nước, tiền ga… sao lắm thứ tiền thế, cứ nay mấy trăm, mai mấy trăm tôi không hiểu tiền chạy đâu hết. Chưa kể hết, mấy đứa bạn lại cao hứng rủ đi uống bia, lần đầu tiên kể từ khi lấy vợ tôi buộc phải từ chối vì tiền lương đã gần hết. Trước kia, tôi đưa cho vợ một nửa lương, tiêu pha cá nhân thoải mái, đến cuối tháng mà lỡ có hết tiền, đột xuất phải đi nhậu tôi vẫn có thể hỏi vợ đưa tiền để đi cùng bạn bè, không hiểu vợ tôi lấy đâu ra tiền để đưa cho tôi nữa.

Được khoảng hai chục ngày cầm tiền, tôi đành phải đầu hàng, thật sự tôi không thể nào chi tiêu sao cho vừa đáp ứng đủ các nhu cầu của hai vợ chồng, vừa có khoản tiết kiệm trong quỹ tiền lương ấy. Lúc này, vợ tôi mới nhẹ nhàng giảng giải, phải tính toán mọi thứ, tiết kiệm mọi thứ, từ những thứ nhỏ nhất như mua rau mua ở đâu, giá cả thế nào, mua thịt, trứng, cá thì phải trả giá… tôi hét lên, tôi không thể làm được tất cả những điều ấy.

Từ dạo đó, tôi đưa luôn thẻ lương cho vợ, vợ muốn chi tiêu ra sao cũng được, mỗi tháng tôi chỉ giữ lại một ít đủ để tiêu. Tôi bắt đầu biết tiết kiệm hơn, không còn tụ tập bia rượu nhiều nữa, cũng không còn “nổi hứng” thích điện thoại này, đổi điện thoại khác nữa. Giờ đây, tôi nhận ra một điều, đưa tiền cho vợ giữ quả là sáng suốt, tôi không bao giờ phải lo hết tiền, những lúc cần tiền chỉ cần nói với vợ là có, tất nhiên vợ phải nghe lý do chính đáng.

Giờ đây, nhóc nhà tôi đã lên ba, chúng tôi cũng không phải thuê nhà nữa, đã mua được ngôi nhà nhỏ tuy giản đơn nhưng đầy ắp tiếng cười, và vợ tôi vẫn giữ thẻ lương của tôi hàng tháng. So với cái thời còn lông bông, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có một ngôi nhà của riêng mình, tất cả đều nhờ vợ tôi cả, tôi phải cảm ơn cô ấy nhiều lắm.

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng tôi tạo lập rất nhiều tài sản chung. Tuy nhiên, vợ tôi là người nắm giữ tất cả tài sản. Ngoài nhà đất và xe, còn nhiều tiền, vàng mà cô ấy đang cất giữ hoặc gửi ở các ngân hàng. Hiện nay, chúng tôi đang làm thủ tục xin ly hôn. Trước tòa, cô ấy khai rằng tài sản chung của vợ chồng chỉ có nhà và xe, còn các khoản khác cô ấy chối phăng, nói là đã dùng vào việc chi tiêu sinh hoạt trong gia đình [!]. Tôi có yêu cầu tòa án điều tra, xác minh việc vợ tôi đã gửi tiền ở các ngân hàng…, nhưng tòa nói rằng muốn được phân chia tài sản, chính đương sự phải cung cấp chứng cứ cho tòa, tòa án không có nghĩa vụ phải điều tra xác minh nữa! Luật mới quy định như thế. Xin hỏi, tòa nói thế có đúng không? Trường hợp của tôi, làm thế nào để phân chia tài sản?

  • - Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự [có hiệu lực thi hành từ 1.1.2005] có quy định về nghĩa vụ chứng minh trong các tranh chấp dân sự như sau: "Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ, để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh, nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó". Như vậy, luật quy định rất rõ ràng nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ trong các tranh chấp dân sự là nghĩa vụ của đương sự chứ không phải là nghĩa vụ của tòa án. Tòa án chỉ có thể thu thập chứng cứ khi các chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết trong khi đương sự không thể tự mình thu thập được. Trong trường hợp trên, để được chia tài sản thì anh phải chứng minh là vợ mình là người đã cất giữ hoặc gửi giữ tiền vàng của vợ chồng. Tài sản ấy là bao nhiêu, ở đâu, có biên nhận, giấy thỏa thuận gì không? Có ai làm chứng không? Nếu gửi ở ngân hàng thì bằng chứng là sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng hoặc mã số các loại sổ hoặc thẻ đó... Nếu đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu thì bằng chứng là bản sao chụp trái phiếu, cổ phiếu hoặc các chứng từ, biên nhận có liên quan...

Video liên quan

Chủ Đề