Trồng cau bao lâu có quả

“Miếng cau là đầu câu chuyện”, từ lâu cây cau ăn trầu đã đi vào ca dao tục ngữ và đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Chính sự gần gũi và sự phù hợp về khí hậu của nó đã khiến cho không ít bà con nông dân đã biết cách làm giàu từ cây cau. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cau ăn trầu để đem lại hiệu quả kinh tế cao không phải bất kì ai cũng làm được. Trong bài viết này, anhdulichdep sẽ giúp bà con biết kỹ thuật trồng cau sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập cao.

Đặc điểm cây cau

  • Cây cau ăn trầu có tên gọi khác là cây cau ta, phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • Là loại cây thân gỗ, lá có hình lông chim, thân cây cao thẳng vút.
  • Kích thước quả tròn màu xanh, khi chín có màu đỏ cam.
  • Tàu lá cau khô cũng được bà con vùng quê sử dụng: mo làm quạt mát ngày hè, lá cau khô được làm chổi quét sân.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cau ăn trầu hiệu quả kinh tế cao

Sau đây là một số kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cau từ khi chọn giống đến lúc ra quả:

Để có được một vườn cau đẹp và sinh trưởng tốt thì việc quan trọng đầu tiên là phải chọn được giống cây cau mẹ tốt. Bạn nên lựa chọn những buồng trái lớn, quả sai và đều.

Chú ý : Bạn nên chọn những cây cau mẹ là cây cau lưng bẹ – vì thời gian thu hoạch quả sẽ kéo dài và quả xanh hơn những cây cau bình thường đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Chọn được giống cau như mong muốn đã khó nhưng biết cách ươm mầm giống lại khó hơn. Cách ươm giống cau cho tỷ lệ nảy mầm cao:

  • Buồng cau giống mà bà con phải được hái vào thời điểm quả đã chín.
  • Sau khi hái quả, bà con phải cất chúng vào nơi thoáng mát trong khoảng thời gian 20 ngày, chúng ta sẽ thấy đầu cuống quả cau đã nảy mầm nhỏ màu trắng
  • Không phải dừng lại ở đó, bà con phải tiếp tục ươm tiếp chúng trong cát cẩm trong 20 ngày tiếp theo. Tiến hành kiểm tra độ nảy mầm của chúng.
  • Qủa nảy mầm tốt sẽ đưa vào túi bầu. Bà con nên lưu ý: đất trong túi bầu phải là đất dinh dưỡng, thường thì được trộn bởi: phân hữu cơ hoai mục, xác quả dừa và cát [theo tỷ lệ: 1:4]. Đặt mầm hướng lên trên và phủ lại bằng lớp cát mỏng.

Điều đặc biệt khi trồng cây cau so với những cây khác là bà con phải đào hố lớn, sâu theo dạng hình vuông.

Điều đáng lưu ý đó chính là: Các hố phải cách nhau 1 mét vì khi cây cau lớn lên, rễ chùm của chúng rất nhiều, nếu trồng quá gần nhau thì chúng sẽ không phát triển và sinh trưởng tốt, thân cây “gầy gò” và bị “rợp bóng”.

Muốn cây dễ sinh trưởng và không bị sâu bệnh nhiều thì bà phải bón lót phân chuồng, phân hữu có trước kết hợp với những bón vôi xuống hố trước khi trồng cây cau con.

Kĩ thuật trồng thôi chưa đủ để tạo nên một vườn cau đẹp và sai quả. Với kĩ thuật chăm sóc hợp lí sẽ mang lại cho bà con nhiều bất ngờ lắm đấy.

So với những loài cây khác thì cây cau là câu dễ trồng và ít sâu bọ, nhưng không phải bà con cũng không được chủ quan về điều này.

  • Cây phải được trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, một phần vì tán lá to và nhiều sẽ làm cho cây “bị rợp bóng”
  • Tưới nước và làm cỏ đúng thời vụ để cây cau con phát triển và ra trái đúng thời vụ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
  • Kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ
  • Mặc dù là cây dễ trồng nhưng bà con cũng phải chú ý đến một số bệnh dịch ở cây để biết cách khắc phục.
  • Cây cau là cây tự thụ phấn tự nhiên nên bà con không phải quá lo lắng về việc ra quả đâu ạ.

Từ lúc ươm giống đến lúc cây ra quả phải mất ít nhất 5 năm nên bà con nông dân đừng quá lo lắng và bất an. Trải qua các kĩ thuật trồng và chăm sóc đã đến lúc thu hoạch quả.

Khi tiến hành thu hoạch, bà con nên hái những buồng nào có quả vừa ăn trước [theo từ ngữ địa phương là: nên hái những buồng cau trái dầy, chúng không quá già và không quá non].

Vì thân cây cau cao nên khi hái quả bà con phải hết sức cẩn thận và hạn chế ít rụng quả thì càng tốt

Việc trồng và chăm sóc bất kì cây gì cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trồng theo quy mô lớn để theo đuổi đam mê làm giàu. Agri hi vọng rằng, bài viết này sẽ đem lai hiệu quả cao khi trồng cây cau ăn trầu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và có cuộc sống ổn định hơn.

Nếu thấy bổ ích hãy theo dõi và chia sẻ những kiến thức làm giàu từ trồng cây cau ăn trầu nhé bà con !

Quả Cau, lá trầu đã không còn xa lạ đối với phong tục tập quán của người Việt. Cây cau ăn trầu giống là loại cây lấy quả cau để ăn với lá trầu không, khác biệt với những cây cau trồng chỉ để làm cảnh. Ngoài lấy quả, cau ta còn có thể ứng dụng làm dược liệu chữa bệnh. Dáng thẳng đứng cùng chùm lá xòe rộng mềm mại, cây cau ta còn có ý nghĩa trang trí cảnh quan công trình. Cùng tìm hiểu về loại cây giống này sau đây.

Giống cây cau ăn quả tại vườn ươm

Cây cau ăn trầu còn được gọi tên khác là cây cau ta, cây cau ăn quả, cây cau lấy quả. Chúng có tên khoa học là Areca catechu L, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và phía Đông châu Phi. Dưới đây là các đặc điểm của cây cau ta:

Dễ dàng nhận biết cây Cau ta bằng dáng cây cao và thẳng tắp. Đỉnh trên cùng của cây Cau chỉ có một ngọn, xòe ra nhiều bẹ lá với những chiếc lá dài. Chiều cao của Cau trưởng thành ở khoảng 15-20m, gốc cây có đường kính 10-15cm.

Thân Cau là dạng thân cột, bẹ lá sẽ rụng dần và để lại vết tích trên thân cây.  Trên thân có các đốt, mỗi đốt là một dấu vết của bẹ lá cũ. Lá cau dạng kép, dài, có lông mịn, cuống bẹ to. Hoa cây cau màu trắng, nhỏ, hoa cái tạo quả.

Quả Cau có dáng trụ nhỏ, vỏ nhẵn và khá cứng. Khi xanh, vỏ ngoài có màu xanh, chuyển vàng khi già và chín. Bên trong quả có hạt. Rễ cau mọc sâu vào lòng đất, chùm rễ lan rộng.

Dáng cây cao và thẳng tắp

Đặc điểm cây Cau ăn ta về sinh thái là sinh trưởng chậm, khả năng chịu hạn tốt. Trồng ở môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng có khả năng phát triển tốt. Có thể trồng Cau ở vườn, đất đồi núi hoặc các vùng đất đồng bằng, ven ao hồ.

Cây cau ăn trầu là một loài cây ăn quả mang nhiều ý nghĩa, nó gắn liền với nhiều câu truyện trong dân gian Việt Nam.

Quả cau kết hợp với lá trầu, thêm một chút vôi sẽ thành món ăn dân tộc độc đáo khiến cho người ăn có cảm giác thú vị bởi vị vừa chua vừa chát.

Ngoài được trồng để tạo cảnh quan đẹp mắt, cây cau ăn trầu còn là cây cho quả có ý nghĩa to lớn trong các phong tục ăn hỏi, cưới xin, cúng bái trong những ngày lễ hoặc đi đình chùa,… của người dân Việt Nam.

Với sức sống mãnh liệt cùng độ cao lên đến 20m, cây còn phù hợp với rất nhiều công trình, mang ý nghĩa cải tạo cảnh quan, trang trí sân vườn, khuôn viên đô thị. Ngoài ra, cây cũng tạo bóng mát hiệu quả và cho quả tạo nên giá trị kinh tế khá cao.

Ngoài ra, cây cũng mang nhiều ý nghĩa về sự sung túc, tài lộc nên được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn trồng ở khuôn viên.  Ngoài ra, thịt quả cau, ngọn cau còn có ý nghĩa lớn trong y học với công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Trồng cây Cau ăn Trầu giống mang đến nhiều ý nghĩa. Vậy, cụ thể, cây được sử dụng vào những mục đích gì, chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

Từ thời xa xưa, người Việt thường ăn quả cau cùng với lá trầu không. Chẳng thế mà đã dệt nên miếng trầu cánh phượng trong truyện cổ tích Tấm Cám; dệt nên câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”. 

Chọn quả cau bánh tẻ, không quá non, không quá già, bổ thành miếng nhỏ. Gọt bỏ vỏ, đặt vào trong lá trầu không; thêm chút vôi, vỏ chay là có miếng trầu cau ăn liền.

Quả cau còn gắn liền với văn hóa thờ cúng ngày lễ Tết; là vật phẩm dâng hương trong những nơi tâm linh, trong ngày ma chay. Cau cũng là lễ vật mang tính “tượng đài” cho ngày cưới hỏi, không thể thiếu trong sính lễ cưới.

Dáng thẳng đứng và cao của cau rất phù hợp để trồng làm lối đi, làm hàng rào. Cau còn có ý nghĩa phong thủy vệ sự sung túc, tài lộc. Vì vậy mà nhiều gia đình chọn trồng hàng cau ở trước nhà. 

Cau còn phù hợp trồng trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Ngọn Cau tỏa ra những bẹ lá dài quyến rũ, thanh lịch. Khi nở hoa sẽ điểm những chùm hoa trắng nhỏ xinh, đẹp mắt. 

Chùm bẹ lá xanh tỏa bóng góp phần làm xanh không gian sống, cải thiện không khí.

Cây Cau ăn Trầu có chụm bẹ lá xanh cải thiện không khí

Các hoạt chất trong phần thịt của quả cau có: 70% tanin trong quả non, 15-20% trong quả già, chứa đường, chất béo, muối vô cơ…  Hoạt chất arecolin trong quả cau có tác dụng đối với bệnh tim mạch, bệnh Glocom. 

Nó còn giúp kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng nhu động ruột. Hạt cau có chứa chất giúp tẩy giun, nhất là với giun sán. Với liều lượng 4g hạt cau khi đi vào đường ruột, chỉ sau 20 phút là sán có thể bị tê liệt.

Nhiều người thắc mức ngọn cây cau ta và ngọn cây cau Vua có ăn được không. Sự thật là có thể ăn và hương vị rất dễ chịu. Ngọn hoặc hoa cây Cau tươi có thể sử dụng để đun nước uống, vị thanh mát. Lợi ích của loại nước uống tự nhiên này là hỗ trợ trị đau dạ dày, bổ gan, giải nhiệt, trị giun,…

Bài viết liên quan:

Để cây cau ăn trầu sinh trưởng tốt, cho quả chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao thì việc trồng Cau phải đảm bảo đúng kỹ thuật, để bạn có thể tham khảo cách trồng cây Cau ăn Trầu giống như sau

Trước khi ươm cây, hãy chọn cây cau mẹ sai quả, cho quả đẹp và đều. Thu hoạch quả cau già và chín, lành lặn, to đẹp, không bị sâu, không thối. Phơi quả cau dưới nắng vừa trong 2 ngày. Sau đó ngâm quả trong nước lã 2 ngày 2 đêm.

Tiếp đó, thực hiện làm luống cát ẩm để gieo ươm, che bóng cho luống, tưới nước đều đặn. Sau 15-20 ngày sẽ thấy phần đầu quả cau nhú mầm. Ươm mầm thêm 20 ngày nữa là có thể đặt mầm vào trong bầu đất. 

Đất làm bầu là đất cát trộn phân hữu cơ hoai mục, thêm vỏ xác dừa. Đặt các bầu ở nơi có mái che, tưới nước thường xuyên. Đến khi được 13-17 tháng thì có thể mang ra trồng ngoài tự nhiên.

Cây Cau ăn trầu được ươm đúng kỹ thuật

Để bứng và chuyển vị trí trồng cây cau ăn trầu giống, người trồng sẽ thực hiện lần lượt các bước như sau:

– Cắt tỉa bẹ lá cho cây gọn gàng, giảm trọng lượng, dễ vận chuyển, giảm gãy dập. Sau khi bó bầu, tiếp tục cắt tỉa cho phù hợp.

– Đánh dấu vòng tròn vùng đất quanh gốc cây, cách gốc 50-60cm. Tiến hành tạo bầu cây hình thang phù hợp kích thước cây.

– Đào đất và cắt các rễ to, rễ nhỏ của cây sao cho vết cắt tròn đều, nhẵn. Thực hiện đến khi đủ độ sâu của bầu, bảo đảm dáng bầu cân đối.

– Trộn thuốc kích thích rễ với bùn non, xoa vào những vết cắt của rễ cây; tỷ lệ 10cc/lọ và 5 lọ/1kg. Hòa 10-12 giọt ABA.247.NHO vào bình 5 lít nước, phun xịt quanh bầu.

– Bó bầu bằng dây cao su, lưới, dây bọc và bó theo hình đai mắt võng. Kích thước bó bầu cách hàng ngang 15-20cm, cách hàng dọc 10-20cm.

– Thực hiện bốc bầu và vận chuyển cẩn thận; tránh va đập để bảo đảm cây không bị gãy, không bị dập nát. Xếp cây nghiêng trên xe, bầu ở phía trước, cành lá ở phía sau. Nếu xếp cây đứng phải buộc chặt.

– Chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng, khí hậu nóng ẩm. Đào hố trồng trước 1-2 ngày, kích thước hố trồng lớn hơn bầu khoảng 15-20cm.

– Bón phân vào hố trước khi trồng, định lượng 5-10kg NPK/hố. Đặt cây vào giữa hố, tháo bỏ vỏ bầu và không được làm vỡ bầu. Lấp đất xung quanh gốc, lèn đất cho chặt, đóng cọc để cố định cây.

– Tưới nước cho cây Cau con sau trồng 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối. Đến khi cây ổn định, chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày. Sau 2 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục, phòng trừ sâu bệnh.

Bà con nông dân liên hệ tới Cây Giống 4S mua giống Cau ăn Trầu giá tốt nhất, cây giống chuẩn nhất. Giá cau ăn trầu giống cạnh tranh 20-25% so với thị trường, báo giá trực tiếp từ vườn ươm. 

Một số hình ảnh khác của cây cau ăn quả giống tại vườn ươm:

Cây cau giống tại vườn ươm
Giống cây cau ăn quả thân mập mạp, khỏe mạnh
Lựa chọn cây cau giống rất khỏe mạnh, cứng cáp trước khi mua

Các chuyên gia, kỹ thuật viên của Cây Giống 4S sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về cách trồng, cách bứng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Ngoài cau ta, Cây Giống 4S còn cung cấp giống cau vua, cau lùn, cau bụi và nhiều loại cây ăn quả, cây công trình khác. 

Đặc biệt, kỹ thuật ươm mầm, kỹ thuật bứng cây và vận chuyển giống cây cau ăn trầu đều cẩn thận, chuẩn xác từng li từng tí. Cau giống bàn giao đến bà con nông dân là cây khỏe, lành lặn, không gãy dập. 


Video thực tế cây cau ăn quả giống xanh tốt tại vườn ươm 

Nếu phát hiện cây không đúng chuẩn, bà con nông dân sẽ được hoàn tiền hoặc được đổi cây mới. Để liên hệ mua cây Cau ăn Trầu giống chất lượng, hãy lưu lại thông tin sau:

Bài viết liên quan:

——————–*****———————

Thông tin liên hệ Cây Giống 4S

Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0919.255.145

Email:

Video liên quan

Chủ Đề