Viết đoạn văn diễn dịch về tình đồng chí

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong bảy câu thơ đầu của bài thơ.

Mở đầu đoạn thơ là tác giả đã miêu tả rõ nét nguồn gốc xuất thân của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như đang kể chuyện, giới thiệu về quê hương của anh và tôi. Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt.

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường, tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội.

Câu thơ cuối cùng, chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được đặt riêng, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.

Chi với bảy câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

chúc bn học tốt nhé

Bài làm!:

Đoạn 1 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.Những người lính xuất thân từ nông dân vốn xa lạ chẳng hề quen biết nhau nhưng điều làm cho mọi người dễ xích lại gần nhau hơn là câu chuyện “Quê hương”. “Quê hương anh” và “làng tôi” cách gọi chứa đựng bao tình cảm gắn bó thiết tha. Câu thơ gợi nhiều hơn tả qua thành ngữ: “nước mặn đồng chua” khiến người đọc liên tưởng tới 1 vùng chiêm chũng quanh năm lũ lụt. Cuộc sống ở nơi đây thật gieo neo, cơ cực; còn làng tôi thì “đất cày lên sỏi đá”. Ở vùng trung du đồi núi đá sỏi cây cằn, con người phải đổ bát mồ hoi để lấy bát cơm. Chỉ với 2 câu thơ tác giả đã nêu rõ thành phần xuất thân của những người chiến sĩ. Họ đều xuất thân từ nông dân, ra đi từ những miền quê nghèo. 2 câu thơ vừa như đôi nhau, vừa song hành thể hiện tình cảm của những người lính. Họ từ những miền quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho tổ quốc. Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ nảy nở 1 thứ tình cảm cao đẹp: tình đồng chí. Từ đó, ta thấy  tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là 1 sự gắn kết trọn vẹn về cả lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả – chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc. Phép điệp từ “súng”, “đầu”, “bên” tạo âm điệu chắc khỏe nhấn mạnh sự gắn kết cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.Tình đồng chí còn được nảy nở và trở nên bền chặt hơn trong sự chan hòa chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn được tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Cả 7 câu thơ chỉ có duy nhất 1 từ chung nhưng bao hàm ý nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp xuất thân, chung chí hướng khát vong và mục đích chiến đấu. Dòng thơ thứ 7 của bài thơ chỉ có 1 từ “đồng chí” với 1 dấu chấm than. Nó tạo sự ngắt nhịp đột ngột như dồn nén chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội.Vang lên như một phát hiện, 1 lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong trái tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của tình cảm CM mới mẻ chỉ có ở thời đại mới. Như một bản lề gắn kết đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ. Lời thơ biểu hiện cụ thể, cảm động về tình đồng chí, sức mạnh và vẻ đẹp của tình cảm ấytrong cuộc đời người lính.

Cho mình xin Tim và Vote và Hay nhất ạ ^^!!

bài 1 :                      Bài làm

Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.”Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn,,, biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.” Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới”Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, 1 nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.

Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh khôg thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con ng. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Ngươì lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trog hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của n~ ng lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia.Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã đc chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.

bài 2 :                   Bài làm

    Tình đồng chí – tình người cao đẹp

Bài thơ Đồng chí, Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948. Được xếp vào hàng những bài thơ tiêu biểu nhất, thành công nhất của thơ ca Việt Nam những ngày đầu chống thực dân Pháp. Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình ảnh chân thực giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm hết sức khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến. Và điều đặc biệt là Đồng chí đã nói một cách rất giản dị mà sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của những người lính vốn xuất thân từ nông dân. Một chủ đề hết sức mới mẻ của thi ca lúc bấy giờ.
Đoạn thơ sau đây là sự thể hiện cụ thể tình đồng chí – tình người cao đẹp ấy :

… Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có nhiều mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay….Có lẽ từ đồng chí xuất hiện phổ biến ở nước ta từ khi phong trào chống thực dân Pháp do giai cấp vô sản lãnh đạo.

Nghĩa của từ đồng chí, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB KHXH – Trung tâm từ điển, H. 1994. tr.331), giải thích : Người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Nhưng ở bài Đồng chí, dường như mối quan hệ giữa “anh” và “tôi” không khô khan, không mang sắc thái lý trí như cách hiểu trên. Ở đây, tình người sâu nặng chính là hạt nhân của tình đồng chí.

… Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Câu thơ là lời tâm sự, tâm tình, “tôi” không nói về quê hương và hoàn cảnh riêng của “tôi” mà nói với “anh” về quê “anh” về gia đình “anh”. Là đồng đội, là “đôi tri kỷ”, “tôi” biết “anh” ra đi để lại sau lưng mình biết bao sự níu kéo : ruộng nương phải gửi bạn, nhà cửa mặc kệ gió lay, và biết bao người thân chờ mong thương nhớ. “Tôi” biết, xuất thân từ nông dân “anh” coi trọng như thế nào mảnh ruộng của mình, căn nhà của mình, vì đó là những tài sản lớn nhất mà cả đời đổ mồ hôi nước mắt mới có được và cao hơn người nông dân vốn rất trọng tình cảm ruột thịt, thân thương. Thế nhưng về nghĩa lớn của dân tộc “anh” và “tôi” đã trở thành đồng chí. Tuy là “đôi người xa lạ”, “tự phương trời” đến với nhau, nhưng những người đồng đội này rất hiểu nhau, biết về nhau rất tường tận. Như vậy, trước khi trở thành đồng chí thực sự, họ đã có sự đồng cảm sâu sắc; trước khi hợp tác với nhau họ đã rất hiểu về nhau. Hiểu nhau là biểu hiện đầu tiên của tình người.

Và những người lính cách mạng càng hiểu nhau nhau hơn, gắn bó với nhau hơn bởi trong những tháng ngày bên nhau chiến đấu họ cùng nếm trải biết bao gian nan, vất vả. Cái vất vả đối với cuộc đời chiến trận thì không bao giờ hiếm.
Đó là chuyện ốm đau, bệnh tật :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Đó là sự thiếu thốn về những trang phục tối thiểu :

Áo anh rách vai

Quần tôi có nhiều mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Người ta nói thơ Chính Hữu cô đọng hàm xúc. Đây là những ví dụ thật sinh động. Chỉ cần mấy câu ngắn nhưng hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp hiện lên tất cả. Dường như ai cũng phải trải qua những trận sốt rét khủng khiếp, thuốc thang thì thiếu thốn. Rồi các anh “vệ túm” quần áo vá, chân đất lội suối trèo non. Chỉ có điều sự thiếu thốn giảm đi rất nhiều, và con người có thể vượt qua tất cả bởi vì giữa những người đồng chí có cái ấm áp của tình người. Cái tình được bồi đắp từ cuộc sống đồng cam cộng khổ. “Áo anh”, “quần tôi”, phép đối được sử dụng không phải cho sự đối lập mà nhấn mạnh về cái hoà đồng muôn người như một trong hàng ngũ những người lính cách mạng. Chỉ có nơi nào gian khó chia chung như vậy, mới tìm thấy cái thực sự của tình người.

Có lẽ nói được cái cốt lõi, cái điều sâu thẳm nhất của tình đồng chí cách mạng – tình người cao đẹp là câu thơ :

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Một nửa câu nói về chất keo sơn gắn bó con người : thương nhau, nửa kia là hành động cụ thể : tay nắm lấy bàn tay. Không lời nói hoa mỹ, không lý lẽ, giải trình, chỉ có tình thương yêu giữa những người đồng đội mới là sự liên kết chặt chẽ nhất cho tình đồng chí cách mạng.

Hình ảnh những bàn tay nắm lấy nhau chặt chẽ kia nói lên tất cả. Đó là sức mạnh vô địch mà kẻ thù phải khiếp sợ, đó là cái tình người thực tế nhất, đẹp đẽ nhất, đáng quí nhất của quân đội ta.