Vì sao ukraine chiến tranh với nga

Chiến tranh Ukraine, ai thua?

Nguồn hình ảnh, Anadolu Agency/

Chụp lại hình ảnh,

WASHINGTON 24/2/2022: Người Ukraine tập trung trước Nhà Trắng biểu tình phản đối cuộc tấn công của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Nga Putin đã tiến hành cuộc chiến tranh với Ukraine trên thực địa bằng sức mạnh của bom đạn và uy lực của một cường quốc hạt nhân.

Dù đã tiên đoán trước là xung đột sẽ xẩy ra, nhưng tôi vẫn bàng hoàng khi nghe tin những đơn vị quân đội Nga vượt biên giới tiến vào lãnh thổ mà tổng thống Nga vừa gọi hôm trước :

" Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng tôi. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng ta. Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất của chúng tôi - không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau, mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình".

Quy mô của cuộc chiến tranh vượt ngoài khuôn khổ một cuộc động binh như "dạy cho Việt Nam một bài học".

Quảng cáo

Tổng thống Vladimir Putin quyền lực cỡ nào?

Toàn bộ diễn văn: Putin tuyên chiến với Ukraine, nói phương Tây 'dối trá'

Nước Pháp cũng bàng hoàng và bất ngờ, chương trình dự kiến dành cho tranh luận của các ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống đang đứng ở ngưỡng cửa phải tạm dừng trên vô tuyến truyền hình để đưa tin về sự can thiệp quân sự của tổng thống Nga.

Trên truyền hình Pháp, hình ảnh tổng thống Volodymyr Zelensky râu chưa cạo, mặc chiếc áo len như khoác vội trên nền một chiếc phông căng vội, tuột cả một góc như minh họa sự bối rối của cả Ukraine và phương Tây.

Nguồn hình ảnh, NurPhoto

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người đến Ba Lan sau khi chạy trốn khỏi Ukraine

Nước Pháp hiện là Chủ tịch liên hiệp châu Âu đã cố gắng thuyết phục tổng thống Nga xuống thang. Những chuyến viếng thăm Moscow cũng như điện đàm hàng giờ liền với nguyên thủ Nga của tổng thống Macron chứng tỏ đường lối ngoại giao bền bỉ của Pháp. Song như đã thấy, súng đã nổ và bom đã rơi.

Ba tháng rưỡi qua, ông Vladimir Putin với khuôn mặt lạnh lùng và bất động vẫn giữ lại kênh đối thoại với phương Tây, đã đánh lạc hướng châu Âu rằng, các nhà ngoại giao có lý với nỗ lực để tránh chiến tranh. Phép lạ đã không xảy ra.

Ủng hộ hay phản đối Nga tấn công Ukraine? Người dân Việt Nam lên tiếng

Chụp lại video,

Hình ảnh xe tăng di chuyển, máy bay rơi trong lúc Nga đánh vào Ukraine.

Hôm 24/2, quân đội Nga đã bắt đầu tiến hành một cuộc tấn công quân sự lớn vào Ukraine, với các vụ nổ gần các thành phố lớn trên khắp đất nước.

Gần như ngay lập tức, mạng xã hội ở Việt Nam cũng 'bùng nổ' thông tin về cuộc chiến, cùng với nhiều luồng quan điểm khác nhau.

Nhà báo Huy Đức viết trên trang Facebook cá nhân rằng: "Cố thủ trong ngai vàng bằng tội ác là một thứ nô lệ, nô lệ của quyền lực. Hắn không chỉ bất chấp đạo lý, pháp lý, chủ quyền của các quốc gia mà còn bất chấp cả tính mạng của chính nhân dân mình. Không chỉ trang bị bằng cấp mà còn phải thoát khỏi tâm thế nô lệ mới không bị tẩu hỏa mà thần phục và thần tượng hắn."

Ukraine hy vọng Việt Nam ‘phản đối Nga xâm lược’

Quảng cáo

Người Việt trên mạng xã hội nghĩ gì về căng thẳng Nga-Ukraine?

Chính phủ Joe Biden bỏ qua cơ hội ngăn bom đạn Nga ở Ukraine?

Thứ Sáu 25/2, trong bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân, nhà văn Đoàn Bảo Châu [Facebook Chau Doan] viết:

"Lý do của cuộc chiến là hoàn toàn vớ vẩn. Không thể bịa ra việc dân Nga ở Ukraine bị đàn áp mà khởi động một cuộc chiến tranh.

"Không thể nói Ukraine sẽ ra nhập Nato, đưa biên giới của Nato sát nước Nga, xây dựng cơ sở của Ukraine để kiềm chế Nga là lý do chiến tranh...

"Tóm lại, Putin đã khởi động một cuộc chiến phi nghĩa. Đừng mong Nga mạnh lên, Nga bắt tay với một chính thể độc tài khác của Tập, cả hai sẽ cùng nhau thay đổi cục diện chính trị của thế giới và ai biết được điều gì sẽ xảy ra."

Cùng ngày, nhà báo Nguyễn Công Khế viết trên Facebook:

"Tại sao có người lại biện bạch cho Putin được phép đánh vào một nước láng giềng có chủ quyền. Xích xe tăng và vũ khí hiện đại không thể là nền tảng của sức mạnh đâu. Sự hiểm ác và tham lam có thừa trong thế giới hiện đại này, nhưng, nếu để cho nó chiến thắng, thì tất cả phần còn lại của thế giới không xứng đáng hô hào nhân nghĩa, dân chủ, và thịnh vượng gì ráo.

"Nên nhớ cho rằng ta ở gần một nước lớn là Trung Quốc. TQ đối với ta không cần nhắc lại. Putin nhiều lần ủng hộ TQ về Biển Đông, không giấu diếm.

"Thế thì, cớ gì mà có người lại biện bạch cho Putin đánh vào Ukraine?"

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình ủng hộ Ukraine tụ tập bên ngoài phố Downing, London vào chiều thứ Năm

Người Việt ở nước ngoài, một số nhà phân tích thời sự có tiếng cũng đã đề cập chủ đề này từ hôm qua.

Ông Nguyễn Khắc Giang, hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành khoa học chính trị tại Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand, bình luận trên trang Facebook cá nhân: "Vũng lầy Afghanistan là khởi đầu cho sự sụp đổ của Liên Xô, Ukraine cũng sẽ là mồ chôn của Putin thôi."

Trên Facebook, TS Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore nêu quan điểm: "Sử dụng vũ lực hay xâm lược nước khác hiếm khi là hành động khôn ngoan, nhất là khi đang ở thế yếu. Putin đang đẩy nước Nga xuống hố, không biết khi nào mới ngóc lên được."

Nguồn hình ảnh, TASS via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin

TTO - Tiền đề dẫn đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine, đỉnh điểm là "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở đông Ukraine sáng 24-2, không xảy ra trong một sớm một chiều. Đây là kết quả của tương tác chính trị giữa 2 nước trong suốt 30 năm qua.

  • Phản ứng của thế giới về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine
  • Bất chấp xung đột, Mỹ, Anh, châu Âu tiếp tục mua hàng trăm triệu USD dầu của Nga
  • Tổng thống Nga triển khai "hoạt động quân sự đặc biệt" ở miền đông Ukraine

Thiết giáp Nga tập trận gần biên giới Ukraine tháng 12-2021 - Ảnh: SPUTNIK

Quãng đường 30 năm có thể chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài một thập niên với những sự kiện bước ngoặt riêng. Đài DW của Đức tóm tắt như sau:

Năm 1992 - 2003: Ukraine tách ra

Tháng 12-1991, các nhà lãnh đạo của Ukraine cùng với Nga và Belarus chốt thỏa thuậnBelovezhskiyvề việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG],đánh dấu sự tan rã của Liên Xô. Matxcơva hy vọng duy trì ảnh hưởng thông qua SNG và khả năng cung cấp khí đốt giá rẻ.

Sau đó Nga và Belarus thành lập nhà nước liên minh, nhưng Ukraine ngày càng "trôi dạt" về phía phương Tây.

Điện Kremlin không hài lòng, nhưng Ukraine khi đó thừa hưởng từ Liên Xô đội quân gần nửa triệu người và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới. Kiev đồng ý giao hết tên lửa cho Nga để đổi lại đảm bảo an ninh [Bản ghi nhớ Budapest] và hỗ trợ kinh tế.

Mặt khác, phương Tây chưa có ý định thu nạp Ukraine về phe mình nên phản ứng của Matxcơva nhìn chung còn kiềm chế.

Thập niên đầu tiên sau khi Liên Xô tan rã, kinh tế Nga còn yếu ớt, trong khi cuộc xung đột Chechnya khiến ngân khố cạn kiệt. Năm 1997, Nga ký "Hiệp ước lớn" chia tách hạm đội Biển Đen và công nhận biên giới Ukraine, trong đó bao gồm bán đảo Crimea.

Năm 2003 - 2013: Tình bạn rạn nứt

Khủng hoảng ngoại giao đầu tiên giữa Matxcơva và Kiev xảy ra dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Mùa thu 2003,Nga bất ngờ xây dựng một con đập ở eo biển Kerch hướng tới đảo Tuzla của Ukraine. Kiev xem đây là hành động phân chia biên giới.

Căng thẳng được tháo ngòi sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Việc xây dựng đập dừng lại, nhưng tình bạn đã xuất hiện vết rạn nứt đầu tiên.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine năm 2004, Nga ủng hộ ứng viên thân Kremlin là ông Viktor Yanukovich, nhưng nổ ra cuộc "Cách mạng cam" khiến ông này không được công nhận chiến thắng.

Chính trị gia thân phương Tây Viktor Yushenko trở thành tổng thống Ukraine. Chiến thắng của ông đánh dấu bước ngoặt thay đổi trong chính sách của Nga nhằm ngăn chặn các cuộc cách mạng màu mà Matxcơva cáo buộc do phương Tây giật dây.

Dưới thời ông Yushenko, Nga hai lần đóng van dẫn khí đốt qua Ukraine [năm 2006 và 2009] khiến châu Âu "lãnh đủ".

Sự kiện chính dẫn đến tình hình ngày nay xảy ra vào năm 2008. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ởBucharest, Tổng thống Mỹ George Bushcố gắng để Ukraine và Gruzia nhận được kế hoạch hành động chuẩn bị trở thành thành viên của liên minh.

Ông Putin phản đối gay gắt. Matxcơva tuyên bố không công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ukraine. Kết quả là Đức và Pháp chặn kế hoạch của ông Bush. Hai nước Ukraine và Gruzia được hứa hẹn chỗ trong NATO nhưng chưa biết khi nào.

Đi đường quân sự không xong, Ukraine quay sanglộ trình hội nhập kinh tế thông qua một hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu [EU]. Mùa hè năm 2013, vài tháng trước ngày Kiev có khả năng ký kết văn kiện, Nga tung đòn kinh tế, gần như chặn biên giới không cho hàng hóa Ukraine xuất khẩu.

Đến mùa thu, chính quyền Tổng thống Yanukovich [lên nắm quyền năm 2010] tuyên bố ngừng việc ký hiệp ước vớiBrussels do áp lực từ Nga. Quyết định này gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Ukraine khiến ông Yanukovich phải bỏ chạy sang Nga tị nạn tháng 2-2014.

Năm 2014 - 2021: Sáp nhập Crimea và chiến sự ở Donbass

Nhân lúc ở Kiev trống ghế quyền lực, tháng 3-2014 Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Cùng lúc này, quân đội Nga hậu thuẫn các lực lượng ly khai ở Donbass, miền đông Ukraine, dẫn đến sự thành lập của hai "nước cộng hòa nhân dân tự xưng" Donetsk và Lugansk.

Kiev phản ứng rất chậm, chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống vào cuối tháng 5, rồi mới quyết định mở chiến dịch quân sự lớn lấy lại lãnh thổ đã mất kiểm soát.

Đến cuối tháng 8, Kiev cáo buộc Nga tung quân đội quy mô lớn đến Donbass [Nga phủ nhận]. Đỉnh điểm là các lực lượng Ukraine chịu thất bại ở Ilovaisk. Chiến sự chỉ kết thúc vào tháng 9 với việc các bên ký kết Thỏa thuận Minsk, nhưng lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm.

Đầu năm 2015, phe ly khai mở cuộc tấn công lớn, Kiev cáo buộc Nga triển khai quân đội không sắc phục trên lãnh thổ Ukraine. Sau vài thất bại quân sự của Kiev, Đức và Pháp làm trung gian cho các bên ký Thỏa thuận Minsk-2.

Năm 2021, Nga hai lần điều quân đến sát biên giới Ukraine vào mùa xuân và cuối mùa thu. Tháng 12, Tổng thống Putin lần đầu tiên ra tối hậu thư yêu cầu Mỹ và NATO không được kết nạp Ukraine và các nước Liên Xô cũ vào liên minh, và không được hỗ trợ quân sự. NATO từ chối.

Năm 2022: Nga công bố "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở đông Ukraine

Ngày 21-2-2022, Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine. Các văn bản pháp lý nhanh chóng được Quốc hội Nga thông qua.

Đáng chú ý, ông Putin tuyên bố công nhận lãnh thổ của "Cộng hòa nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa nhân dân Lugansk" bao gồm cả tỉnh Donetsk và Lugansk của Ukraine, vốn rộng lớn hơn nhiều so với khu vực hiện do quân ly khai kiểm soát.

Sáng sớm 24-2, nhà lãnh đạo Nga công bố "chiến dịch quân sự đặc biệt" với mục đích "bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk".

ĐỌC NHANH: Ukraine tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga

TTO - CẬP NHẬT - Ukraine tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga sau khi xác nhận khí tài Nga đã được triển khai vào lãnh thổ Ukraine. Người dân Ukraine cũng được kêu gọi tham gia vũ trang bảo vệ lãnh thổ.

Nga đánh Ukraine: Việt Nam có đứng lên trước ‘tiền lệ nguy hiểm’ về xâm phạm lãnh thổ?

  • VOA Tiếng Việt

Một người đàn ông đọc báo Tuổi Trẻ với bản tin xung đột ở Ukraine trên trang nhất hôm 25/2 tại một cửa hảng ở Hà Nội. Chính quyền Hà Nội chưa đưa ra quan điểm sau khi Nga phát động cuộc tấn công vào lãnh thổ Ukraine hôm 24/2.

“Chiến dịch quân sự” của Nga ở Đông Ukraine mà Mỹ và phương Tây gọi là hành động “xâm lược” được xem là một tiền lệ xấu để Trung Quốc làm theo trong khi Việt Nam “ở thế khó” và không thể “lên án Nga”

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động ở miền đông Ukraine hôm 24/2 là hành động “xâm lược” thì Trung Quốc, nước đang bị phương Tây chỉ trích về ý đồ bành trướng lãnh thổ ở châu Á, phủ nhận việc này và tránh lên án Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, Hoa Xuân Oánh, hôm 24/2 nói rằng “đây có lẽ là sự khác biệt giữa Trung Quốc và phương Tây” vì Trung Quốc không “vội vàng đi đến kết luận” rằng đó là một cuộc xâm lược. Một người phát ngôn khác của BNG Trung Quốc, Uông Văn Bân, hôm 25/2 giữ nguyên quan điểm này và nói rằng Trung Quốc “hiểu những lo ngại chính đáng của Nga về các vấn đề an ninh.”

Việt Nam, một đối tác thân thiết của Nga, chưa có phản ứng gì sau khi Nga tấn công Ukraine. VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phản ứng về diễn biến tình hình ở Ukraine ngay trước khi diễn ra cuộc tấn công của Nga, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/2 đưa ra một tuyên bố của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng dưới hình thức trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài.

Bà Hằng cho biết “Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quan tình hình Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các bất đồng” theo luật pháp quốc tế.

“Việt Nam không thể gọi đó là xâm lược,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak nhận định. “Tôi nghĩ là đến giờ này chính phủ Việt Nam không gọi đó là xâm lược thì họ sẽ không nói. Việt Nam không có khả năng lên án nước Nga.”

Nga là nước có mối quan hệ ở tầm cao nhất với Việt Nam, tức đối tác chiến lược toàn diện. Ngoài Nga, chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ ở tầm mức này với Việt Nam.

“Các lãnh đạo Việt Nam đang ở một tình thế rất khó khi Nga là một đồng minh lâu năm của họ,” Giáo sư Zachary Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington DC, với chuyên sâu về Đông Nam Á, nhận định. “[Nga] là nhà cung cấp lớn nhất các loại vũ khí hiện cho quá trình hiện đại hoá quân sự của Việt Nam và [Hà Nội] luôn có mối quan hệ thân thiện với Moscow.”

Nga là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam trong thời gian chiến tranh với Mỹ. Hiện tại, trọng tâm trong quá trình hiện đại hoá quân sự của Việt Nam cũng là các thiết bị quân sự từ Nga, nước đã bán cho Việt Nam các loại tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu phản lực chống hạm và tên lửa đất đối không tiên tiến.

“Nhưng cái mà Moscow đang làm hiện nay đặt ra một mối đe doạ rất lớn cho Việt Nam,” GS Abuza, người chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực pháp quyền, an ninh hàng hải và tiến trình hoà bình, nói. “Nó tạo ra một tiền lệ pháp lý nguy hiểm. Những gì mà ông Vladimir [Putin] đã làm về cơ bản cho thấy rằng một số quốc gia có chủ quyền ít hơn. Và những gì ông ấy đã làm nói lên rằng chúng ta có quyền can thiệp vào một quốc gia để thay đổi lãnh đạo của họ, để khiến họ dễ uốn nắn hơn, để họ trở nên ngoan ngoãn hơn.”

Ông Putin nói rằng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc ra lệnh tiến hành điều mà ông gọi là một chiến dịch đặc biệt chống lại Ukraine. Phát biểu trên truyền hình sau khi công nhận độc lập ở Donetsk và Luhansk, ông Putin nói Ukraine là vùng đất cổ của nước Nga và là một phần không thể tách rời trong lịch sử nước Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy so sánh cuộc xâm lược của Nga nhắm vào đất nước ông với các chiến dịch quân sự của Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 24/2 nói Nga đã “chọn con đường xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền và độc lập.” Các nhà lãnh đạo khối Liên minh châu Âu gọi đây là một cuộc tấn công “vô cớ” trong khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres khẩn nài ông Putin “đừng cho phép bắt đầu ở châu Âu điều có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ.”

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp thế giới để lên án việc xâm chiếm lãnh thổ của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 24/2 tuyên bố áp thêm các chế tài đối với Nga và nói rằng ông Putin “đã chọn cuộc chiến tranh này”. Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào các ngân hàng, giới tài phiệt và các lĩnh vực công nghệ cao của Nga.

‘Tiền lệ nguy hiểm’

Dù truyền thông chính thống của Việt Nam tỏ ra ủng hộ Nga nhưng nhiều người dân trong nước và cả người Việt ở nước ngoài không tán thành với việc Nga tấn công Ukraine.

TS Hợp, người từng sống và làm việc gần 20 năm ở Đông Âu – trong đó có Nga – và hiện đang sống ở Việt Nam, cho biết nhiều người dân trong nước “thất vọng” về việc Nga đánh Ukraine dù rằng có những người ủng hộ việc này. Những người dân Việt Nam sống ở Kharkiv của Ukraine nói với VOA rằng họ phải sơ tán và lo lắng cho tương lai trong khi “căm ghét” ông Putin và gọi ông là “kẻ xâm lược.”

Trong khi Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác đang giữ im lặng trước hành động xâm chiếm Ukraine của Nga để tránh một cuộc xung đột mà họ lo ngại có thể gây tổn hại kinh tế cho họ thì Trung Quốc tỏ rõ quan điểm đứng về phía Nga khi không lên án việc này. Trước khi Thế vận hội Olympic mùa đông diễn ra ở Bắc Kinh, ông Putin đã gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại đây và hai bên đã tăng cường hợp tác chiến lược. Trong khi Nga nhất trí coi Đài Loan là một phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc thì Trung Quốc cùng với Nga phản đối việc mở rộng thêm NATO, khối liên minh quân sự mà Ukraine muốn gia nhập.

“Trung Quốc có thể có một số lo ngại về hậu quả kinh tế lâu dài của cuộc chiến tranh nhưng họ đứng về phía Nga và điều này sẽ tạo ra một tiền đề rất nguy hiểm cho Việt Nam,” GS Abuza nói và cho rằng Việt Nam công nhận lãnh thổ của Ukraine nhưng nếu để Nga xâm chiếm được Ukraine thì điều này sẽ biện minh cho các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đối với Đài Loan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì từng nói tại một diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội năm 2010, khi có cả Ngoại trưởng Mỹ lúc đó Hillary Clinton tham dự, rằng: “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, đó là một thực tế.”

Mặc dù ông Putin nói không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng vị tổng thống Nga muốn có một chính phủ “chư hầu” như Belarus, theo GS Abuza. Vị giáo sư của Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ còn cho rằng ông Putin đang làm sống lại quan niệm cũ của Liên Xô về “chủ quyền hạn chế” – tức các cường quốc có chủ quyền và các quốc gia yếu hơn thì có ít chủ quyền hơn – và nếu họ không tuân theo các yêu cầu của các cường quốc thì họ sẽ tự rơi vào sự can thiệp quân sự và chính trị.

Singapore có lẽ là nước đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ nhất ở Đông Nam Á về tình hình Ukraine khi ngoại trưởng nước này hôm 23/2 nói rằng Singapore vô cùng lo ngại về quyết định công nhận độc lập của hai khu vực tách khỏi Ukraine. Trước đó Bộ Ngoại giao Indonesia nói chung chung rằng nước này lên án bất kỳ hành động nào cho thấy sự vi phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia một cách rõ ràng.

GS Abuza, tác giả nhiều cuốn sách về Đông Nam Á trong đó có 1 cuốn về chính trị Việt Nam, cho rằng nếu Hà Nội và các quốc gia Đông Nam Á khác không đứng lên và bảo vệ nguyên tắc cốt lõi của luật phát quốc tế và chủ quyền bất khả xâm phạm của các quốc gia thì “họ không có ai khác ngoài tự trách mình khi chủ quyền của họ bị đe doạ.”

Tương tự với ý kiến này, TS Hợp cũng cho rằng Việt Nam nên có thái độ rõ ràng với Nga để qua đó cho thấy thái độ của họ với Bắc Kinh, bởi theo vị tiến sỹ của viện nghiên cứu có trụ sở ở Singapore, khủng hoảng ở Ukraine sẽ cho Trung Quốc cơ hội “doạ nạt” các nước Đông Nam Á và cả Bắc Á, tạo ra rủi ro an ninh cao hơn cho khu vực.

Việt Nam hiện đang tìm cách đa dạng hoá nguồn cung vũ khí để giảm phụ thuộc vào Nga, như mua tên lửa của Israel và nhiều khả năng sắp tới là của Ấn Độ trong khi đã đạt được thoả thuận chuyển giao thiết bị công nghệ quốc phòng của Nhật Bản. Việt Nam cũng có giao thương với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác nhiều hơn với Nga. Đó là lý do vì sao GS Abuza cho rằng Việt Nam có thể “đứng lên vì các nguyên tắc cơ bản cho trật tự quốc tế” bởi nếu không, theo ông, nó sẽ làm cho Việt Nam dễ bị tổn thương. Còn theo TS Hợp, Nga không phải là một nước cộng sản nữa và quan hệ giữa Việt Nam và Nga không còn dựa trên ý thức hệ để ngăn cản Việt Nam đưa ra quan điểm rõ ràng với Nga về vụ tấn công vào lãnh thổ Ukraine.

Video liên quan

Chủ Đề