Vì sao triều tiên có hạt nhân

Một tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới được phóng thử từ thị trấn Hamju, tỉnh Nam Hamgyong của Triều Tiên ngày 25/3/2021. [Ảnh: Yonhap/TTXVN]

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan [Hàn Quốc] và tổ chức Rand công bố ngày 13/4 cho biết Triều Tiên có thể có tới 242 vũ khí hạt nhân và hàng chục tên lửa đạn đạo xuyên lục địa [ICBM] vào năm 2027, kêu gọi Hàn Quốc và Mỹ cân nhắc "tất cả các lựa chọn" để chống lại các mối đe dọa đang tăng lên.

Báo cáo nhấn mạnh cần phải cân nhắc "nghiêm túc" về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc và các biện pháp khác để ngăn chặn nỗ lực phát động chiến tranh hạt nhân có thể có của Triều Tiên.

[Hàn Quốc, Mỹ theo dõi sát các động thái quân sự của Triều Tiên]

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh có những dấu hiệu đáng lo ngại về hoạt động tại nhà máy đóng tàu ở bờ biển phía Đông của Triều Tiên, nơi được coi là địa điểm thực hiện các vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và sau khi một hội đồng của Liên hợp quốc thông báo Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Báo cáo có tiêu đề "Chống lại nguy cơ từ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên" có đoạn viết: "Ước tính tổng số vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vào năm 2027 sẽ là từ 151 đến 242, cùng hàng chục tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động."

Báo cáo dựa trên ước tính về lượng vật liệu phân hạch, chẳng hạn như plutoni và urani làm giàu cao, mà Bình Nhưỡng được cho là đã sản xuất, trích dẫn số liệu ước tính của tình báo Mỹ và các phân tích khác./.

[Vietnam+]

Một tháp làm mát tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngày 7/3, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế [IAEA] cho biết có một vài dấu hiệu hoạt động của lò phản ứng ở tổ hợp hạt nhân chính của Triều Tiên và các cơ sở khác.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi nêu rõ nhóm thanh sát của IAEA đã phát hiện những dấu hiệu hoạt động tại lò phản ứng 5 megawatt tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon ở phía Bắc Bình Nhưỡng, nơi được cho là có khả năng sản xuất plutoni cấp độ vũ khí hạt nhân.

Ông Grossi cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục quan sát các hoạt động xây dựng tại Yongbyon, trong đó có việc xây dựng một công trình tại cơ sở đặt máy ly tâm làm giàu urani.

Người đứng đầu IAEA cũng cho biết Triều Tiên đang xây dựng một tòa nhà mới gần lò phản ứng nước nhẹ, có thể để hỗ trợ việc chế tạo hoặc bảo trì lò phản ứng. Ngoài ra, có dấu hiệu cho thấy đang diễn ra các hoạt động tại cơ sở làm giàu urani Kangson và cơ sở cô đặc urani Pyongsan.

[Mỹ: Lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên có khả năng đang hoạt động]

IAEA đã không còn được tiếp cận Triều Tiên từ năm 2009 và chủ yếu giám sát hoạt động hạt nhân của Triều Tiên tử xa, phần lớn qua hình ảnh vệ tinh.

Cho đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân với lần gần nhất là tháng 9/2017. Các cuộc đàm phán về hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đang bị đình trệ.

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai, diễn ra tại Việt Nam cuối tháng 2/2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề xuất dỡ bỏ tổ hợp Yongbyon đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên, hội nghị này đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, do hai bên không tìm ra được tiếng nói chung về quy mô phi hạt nhân hóa cũng như việc dỡ bỏ trừng phạt./.

Phan An [TTXVN/Vietnam+]

Vì sao Bắc Hàn muốn trở thành quốc gia hạt nhân?

28 tháng 9 2017

Từ một nước ký kết Hiệp Ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, Bắc Hàn đã trở thành quốc gia thường xuyên có các vụ thử hạt nhân.

Đoạn phim hoạt hình ngắn này giải thích điều gì đã khiến chính quyền Bắc Hàn quyết tâm trở thành một quốc gia hạt nhân.

Reuters

Triều Tiên dường như đã khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân mà nhiều người cho là đã sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân, cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hợp Quốc cho biết trong một báo cáo thường niên, nhấn mạnh những nỗ lực của quốc gia bị cô lập này trong việc mở rộng kho vũ khí của mình.

Trong bản báo cáo được công bố vào cuối tháng 8 năm 2021, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế [International Atomic Energy Agency – IAEA] cho biết các dấu hiệu cho thấy hoạt động tại lò phản ứng 5 megawatt, vốn được coi là có khả năng sản xuất plutonium để dùng trong vũ khí, là những dấu hiệu đầu tiên được phát hiện kể từ cuối năm 2018.

“Kể từ đầu tháng 7 năm 2021, đã có các dấu hiệu, bao gồm việc xả nước làm mát, là biểu hiện cho thấy có hoạt động,” báo cáo của IAEA nhận định về lò phản ứng tại Yongbyon, một khu phức hợp là tâm điểm của chương trình hạt nhân của Triều Tiên. [Ảnh: Người dân tại một ga đường sắt ở Seoul, Hàn Quốc, xem một chương trình tin tức chiếu một hình ảnh vệ tinh của cơ sở hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên.]

Ông David Albright, chủ tịch Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, cho biết rằng việc có thêm plutonium có thể giúp Triều Tiên chế tạo vũ khí hạt nhân nhỏ hơn để vừa với tên lửa đạn đạo của nước này.

Ông nói: “Điểm mấu chốt là Triều Tiên muốn cải thiện số lượng và chất lượng của những vũ khí hạt nhân của mình”.

Mặc dù thông tin tình báo hạn chế khiến người ta không thể biết số lượng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nhưng ông Albright đã ước tính quốc gia này có khả năng sản xuất vật liệu cho bốn đến sáu quả bom trong một năm.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết báo cáo này “nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tiến hành đối thoại và ngoại giao”. Trong một cuộc họp báo, thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực để có thể đối thoại với Triều Tiên nhằm thảo luận về báo cáo và việc gỡ bỏ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

IAEA đã không thể tiếp cận Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên của tổ chức này vào năm 2009. Sau đó, chế độ này đã xúc tiến chương trình vũ khí hạt nhân của mình và chẳng bao lâu sau lại tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Vụ thử hạt nhân cuối cùng của Triều Tiên là vào năm 2017.

Hiện nay, IAEA chủ yếu giám sát Triều Tiên qua hình ảnh vệ tinh.

Bà Jenny Town, giám đốc của dự án 38 North có trụ sở tại Hoa Kỳ, một dự án giám sát Triều Tiên, cho biết hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy việc xả nước, củng cố kết luận rằng lò phản ứng đang hoạt động trở lại.

“Không có cách nào để biết tại sao lò phản ứng đã không hoạt động trước đó — mặc dù trong năm vừa qua hồ chứa nước đã được nâng cấp tu bổ để đảm bảo đủ nước cho các hệ thống làm mát,” bà nói. “Đối với tôi thời điểm này có vẻ hơi kỳ lạ, xét đến khả năng sẽ xảy ra lũ lụt trong những tuần tới hoặc tháng tới, và điều đó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của lò phản ứng”.

38 North trước đó đã nói rằng những trận lũ lụt vào tháng 8 năm 2021 có thể đã làm hư hại các trạm bơm được liên kết với Yongbyon, nhấn mạnh rằng các hệ thống làm mát của lò phản ứng hạt nhân rất dễ bị hư hại khi xảy ra thời tiết khắc nghiệt.

Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, từ đầu năm 2021 đến nay, những trận mưa theo mùa đã gây ra lũ lụt ở một số khu vực, nhưng chưa có báo cáo nào về các mối đe dọa đối với địa điểm này, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon.

Tại một hội nghị thượng đỉnh năm 2019 ở Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Donald Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đề nghị dỡ bỏ Yongbyon để đổi lấy việc gỡ bỏ một loạt các lệnh trừng phạt quốc tế do vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo của chế độ này.

Hoa Kỳ đã từ chối thỏa thuận này vì Yongbyon chỉ là một phần trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và đề nghị của ông Kim không phải là sự nhân nhượng đủ lớn để đổi lấy cam kết nới lỏng nhiều biện pháp trừng phạt đến như vậy.

Chính quyền của Tổng thống Biden cho biết họ đã tiếp cận Triều Tiên để đề nghị tiến hành các cuộc đàm phán, nhưng Bình Nhưỡng đã nói rằng họ không muốn đàm phán nếu không có sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ.

Vào tháng 6 năm 2021, IAEA đã nêu ra những dấu hiệu cho thấy hoạt động tái xử lý có thể xảy ra tại Yongbyon nhằm tách plutonium khỏi nhiên liệu lò phản ứng đã qua sử dụng mà có thể được sử dụng trong vũ khí hạt nhân.

Trong báo cáo thường niên, cơ quan này cho biết thời gian của hoạt động rõ ràng đó, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 7, cho thấy toàn bộ một lô nhiên liệu đã qua sử dụng đã được xử lý, trái ngược với thời gian ngắn hơn cần để xử lý chất thải hoặc bảo trì.

“Các dấu hiệu mới về hoạt động của lò phản ứng 5MW[e] và phòng thí nghiệm hóa phóng xạ [tái xử lý] đang gây ra mối quan ngại sâu sắc,” báo cáo cho biết.

Ngoài ra còn có dấu hiệu của các hoạt động khai mỏ và cô đặc tại một mỏ và nhà máy uranium ở Pyongsan và hoạt động tại một cơ sở mà người ta nghi ngờ là nơi làm giàu uranium bí mật ở Kangson, IAEA trình bày.

Ông Joshua Pollack, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Gỡ bỏ Vũ khí Hạt nhân James Martin, cho biết, có khả năng rất cao là Triều Tiên dự định dùng bất kỳ plutonium nào mới được tách ra cho các loại vũ khí. Ông đã ghi nhận rằng trong một bài phát biểu vào năm 2021, ông Kim đã đưa ra một danh sách dài các loại vũ khí tiên tiến đang được phát triển, bao gồm nhiều loại bom hạt nhân hơn.

“Có vẻ như sự thèm muốn của Triều Tiên đối với các đầu đạn hạt nhân vẫn chưa được thỏa mãn,” ông Pollack nói.

HÌNH ẢNH: THE ASSOCIATED PRESS

Video liên quan

Chủ Đề