Vì sao phải ăn đủ 3 bữa

Theo nhà nghiên cứu lịch sửAbigail Carroll, những bữa ăn ngày nay xuất phát từ ảnh hưởng cấu trúc văn hóa của người di cư châu Âu tác động đến người Mỹ bản địa.Thói quen ăn ba bữa một ngày bắt nguồn từ sự áp đặt của người di cư Châu Âu khi họ đến Mỹ định cư. Những người bản địa Mỹ thường ăn bất cứ khi nào họ đói chứ không phải lúc đồng hồ chỉ giờ sáng, trưa hay tối. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, con người bắt đầu biến bữa giữa ngày thành bữa trưa chính và bữa sau giờ làm thành bữa tối, rồi dành chỗ cho bữa ăn sau giấc ngủ vào buổi sáng.

Trong cuốn sách mới của mình tên là "Three Squares: The Invention of the American Meal", bàCarroll nói rằng người châu Âu định cư trên đất Mỹ ăn vào những giờ quy củ. Họ xem điều này là văn minh hơn người bản địa - những người ăn uống theo ý thích, dùng thực phẩm theo mùa và thi thoảng còn nhịn đói.

Đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa đảm bảo cho sức khỏe.Chẳng hạn, theo bà Carroll, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng trong ngày có thể là hệ quả từ các chiến dịch quảng cáo của các công ty ngũ cốc và nước trái cây.

Ảnh minh họa: H2ublog.com.

Thực tế, một nghiên cứu năm 2014 do Đại học Bath [Anh] cho thấy, một người dù ăn sáng hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến tổng lượng calo họ tiêu thụ trong ngày. Những người ăn sáng nạp nhiều calo hơn người bỏ bữa nhưng lại loại bỏ lượng calo thừa vào cuối ngày, nghĩa là tổng lượng tiêu thụ calo như nhau.

Nghiên cứu mới cho thấy bỏ bữa và nhịn đói có thể thực sự có lợi cho sức khỏe, giúp giảm cân và củng cố hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu tương tự của Đại học Alabama [Anh] cho thấy ăn sáng hay không chẳng tạo sự khác biệt nào đến người ăn kiêng đang cố gắng giảm cân.

Thử nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo, với các bữa cách nhau tầm 8 tiếng, chẳng hạn từ 9h sáng tới 17h chiều sẽ khỏe mạnh và mảnh mai hơn so với những con chuột khác ăn cùng lượng thực phẩm như vậy nhưng các bữa ăn cách nhau ngắn hơn.

Một nghiên cứu đăng tải năm 2010 trên tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy, một người dù ăn ba bữa lớn hay 6 bữa nhỏ hơn một ngày thì cũng không tạo sự khác biệt về tổng lượng calo họ nạp vào. Các nhà nghiên cứu thấy không có sự khác biệt giữa cân nặng hay nội tiết giữa hai nhóm. Năm ngoái, một nghiên cứu của Đại học Warwick cũng cho kết quả, không có sự khác biệt giữa những phụ nữ ăn hai bữa mỗi ngày và nhóm ăn năm bữa một ngày.

Nghiên cứu mới cho thấy, việc nhịn ăn có thể thực sự tốt cho sức khỏe. Phe ủng hộ chế độ ăn theo tỷ lệ 5:2, tức giới hạn thực phẩm chỉ 500 calo vào hai ngày trong một tuần, nói rằng việc hạn chế thức ăn này giúp giảm cân, tăng tuổi thọ và làm huyết áp thấp hơn.

Một nghiên cứu cho thấy nhịn đói hai ngày hay hơn nữa có thể giúp khởi động lại hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu nó đã bị hư hỏng do tuổi tác hay điều trị ung thư.

Valter Longo, một chuyên gia về tuổi thọ tại Đại học Southern California cho biết, khi bạn đói ngấu, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng. Một trong những việc nó có thể làm để tiết kiệm năng lượng là tái chế nhiều tế bào miễn dịch không cần thiết nữa, đặc biệt là những tế bào đã bị phá hủy.

Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, nhịn đói 2-4 ngày mỗi 6 tháng buộc cơ thể phải ở hình thức sinh tồn, sử dụng nguồn mỡ và đường dự trữ, phá bỏ những tế bào già cỗi. Cơ thể sau đó sẽ gửi một tín hiệu báo các tế bào gốc phải tái sinh và xây dựng lại toàn bộ hệ thống cơ thể.

Vương Linh [Theo Medicaldaily.com]

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ban-nen-bao-nhieu-bua-moi-ngay/

1 ngày nên ăn mấy bữa là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đối với người bình thường, có thể chọn ăn 3 bữa chính hoặc chia làm nhiều bữa nhỏ. Với người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ. Điều quan trọng là các bữa ăn lành mạnh, hạn chế tối đa đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

1 ngày ăn mấy bữa phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Lời khuyên chung là mọi người nên ăn bữa sáng lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

Đối với người khỏe mạnh, bạn có thể lựa chọn ăn 3 bữa ăn chính hoặc chia nhỏ bữa ăn trong ngày, miễn là các món ăn lành mạnh. Điều này không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trao đổi chất.

Những người giảm cân nên cân nhắc lựa chọn chế độ ăn kiêng gián đoạn, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin, giảm nồng độ insulin trong máu.

Tỷ lệ trao đổi chất là số lượng calo mà cơ thể đốt cháy trong một khoảng thời gian nhất định. Ăn nhiều bữa nhỏ không làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng lượng thức ăn tiêu thụ sẽ quyết định lượng năng lượng tiêu hao. Ví dụ, ăn 3 bữa ăn 800 calo sẽ tạo ra năng lượng tiêu hao trong quá trình tiêu hóa thức ăn tương tự như ăn 6 bữa 400 calo.

Nhiều nghiên cứu đã so sánh việc ăn bữa nhỏ với bữa lớn và kết luận rằng không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trao đổi chất hoặc tổng lượng chất béo bị mất.

Ăn 3 bữa chính trong ngày có thể làm lượng đường trong máu tăng cao và hạ thấp đột ngột, trong khi chia thành các bữa ăn nhỏ hơn sẽ giúp ổn định đường huyết trong suốt cả ngày. Nồng độ đường huyết tăng cao đột ngột là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chia nhỏ các bữa ăn cũng được chứng minh là giúp cải thiện cảm giác no và giảm cảm giác đói nhiều hơn so với ăn các bữa ăn lớn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bữa ăn sáng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Ăn bữa ăn lớn nhất trong ngày vào buổi sáng có thể giúp làm giảm lượng đường huyết trung bình hàng ngày.

1 ngày ăn mấy bữa là băn khoăn của nhiều người bệnh bị huyết áp

Một ngày nên ăn mấy bữa? Nên ăn sáng hay không ăn sáng được rất nhiều người băn khoăn. Thực tế, ăn sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong ngày và giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị béo phì hơn những người ăn sáng. Tuy nhiên, dữ liệu này không chứng minh rằng ăn sáng có thể giúp giảm cân. Điều này rất có thể là do những người bỏ bữa sáng nhìn chung có xu hướng ít quan tâm đến sức khỏe hơn.

Lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn vào buổi sáng. Do đó, ăn sáng nhiều calo có thể giúp duy trì đường huyết ở mức thấp hơn so với ăn bữa tối nhiều calo. Ngoài ra, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy nhịn ăn đến trưa làm tăng lượng đường trong máu sau bữa trưa và bữa tối. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường hoặc lo lắng về lượng đường trong máu nên cân nhắc ăn sáng lành mạnh.

Lời khuyên chung: Nếu bạn không đói vào buổi sáng, hãy bỏ bữa sáng. Chỉ cần đảm bảo ăn uống lành mạnh cho các bữa ăn còn lại trong ngày.

Nhịn ăn gián đoạn là kiêng ăn một cách chiến lược vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như bỏ bữa sáng và bữa trưa mỗi ngày hoặc nhịn ăn hai lần dài hơn 24 giờ mỗi tuần. Các nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn cho thấy tỷ lệ trao đổi chất thực sự có thể tăng lên ngay từ đầu. Chỉ sau khi nhịn ăn kéo dài, nó mới giảm.

Ngoài ra, các nghiên cứu ở cả người và động vật đều cho thấy nhịn ăn gián đoạn có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cải thiện độ nhạy insulin, giảm đường huyết, insulin thấp hơn và nhiều lợi ích khác. Nhịn ăn gián đoạn cũng tạo ra một quá trình làm sạch tế bào được gọi là autophagy, nơi các tế bào của cơ thể loại bỏ các chất thải tích tụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Ăn uống đúng giờ cũng sẽ giúp hỗ trợ năng lượng phù hợp nhất cho cơ thể.  Vậy bạn phải sắp xếp giờ ăn như thế nào sẽ hợp lý nhất, dưới đây là thời điểm ăn phù hợp nhất mà bạn cần tham khảo.

Bạn nên ăn bữa sáng trong vòng 30 phút  – 1 giờ sau khi thức dậy. Bữa ăn sáng rất quan trọng để bổ sung thêm năng lượng và lượng đường trong máu của bạn sau giấc ngủ kéo dài  6-8 giờ. Điều đó sẽ giúp cơ thể giữ cho lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tạo cho bạn có khả năng chịu đựng nhiều năng lượng hơn.

Bạn cần ăn bữa ăn sáng trong vòng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ sau khi thức dậy. Những thực phẩm bạn nên ăn là: bột yến mạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây và rau quả.

Bữa ăn sáng sẽ bổ sung thêm năng lượng và lượng đường trong máu sau giấc ngủ kéo dài  6-8 giờ

Bạn nên ăn trưa vào khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ sau ăn sáng.

Nếu bạn ăn trưa muộn bạn sẽ khiến năng lượng cơ thể bị thiếu hụt. Những thực phẩm bạn nên dùng vào bữa trưa: các món ăn nhiều  protein, đường – tinh bột phức, chất béo lành mạnh và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp cho bạn tất cả các năng lượng bạn cần để hoạt động trong 4-5 giờ đồng hồ tiếp theo.

Sau bữa trưa 3 tiếng đồng hồ.

Vào thời gian này, năng  lượng được cung cấp từ thực phẩm của bữa trưa đã tiêu hao gần hết. Bổ sung dinh dưỡng vào thời điểm này sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả hơn vào cuối giờ chiều. Những thực phẩm bạn nên dùng: salad trái cây, sinh tố, các loại hạt, sữa chua trái cây và súp rau…

Bạn cần ăn tối trong vòng khoảng 2-3 giờ sau khi ăn bữa ăn nhẹ vào cuối buổi chiều muộn.

Bữa tối bạn nên ăn những thực phẩm tương tự như thực phẩm bạn ăn trong bữa trưa. Thực phẩm bạn nên ăn như: gạo, hoa quả, cá, thịt, trứng. Bạn cũng cần ăn trái cây và rau xanh để bổ sung cho cơ thể thêm vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết. Bữa ăn nhẹ trước khi ngủ 1 tiếng đồng hồ. Bạn nên ăn nhẹ vào khoảng 9h tối hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ.

Cần ăn tối trong vòng khoảng 2-3 giờ sau khi ăn bữa ăn nhẹ vào cuối buổi chiều muộn

Cuối bữa ăn nhẹ vào ban đêm, bạn cần ăn thêm bữa phụ có ít calo và chất dinh dưỡng. Những trái cây tươi, rau quả và sữa chua ít chất béo là những thực phẩm ăn đêm tốt nhất. Bạn nên tránh uống cà phê và thức uống giàu năng lượng mà nên thay vào đó là một ly nước lọc, sữa hoặc nước trái cây.

– Ăn 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày sẽ tốt hơn khi bạn ăn 3 bữa lớn, vì các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, nó lại giúp ổn định lượng đường trong máu liên tục trong ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa mệt mỏi, ợ nóng và những đột biến về lượng đường trong máu.

– Ăn 5 bữa ăn nhỏ hơn trong ngày cũng là phương pháp tuyệt vời để kiểm soát trọng lượng và độ bền năng lượng của cơ thể.

– Ngoài ra,bạn cần uống 6-8 ly nước lọc để phòng tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề