Vì sao mặc quần trong ướt sẽ đau bụng

Dấu hiệu Bệnh lý phụ khoa phổ biến Ung thư phụ khoa có thể mắc

Xuất huyết âm đạo bất thường:

- Xuất huyết dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Xuất huyết giữa kỳ kinh, sau khi quan hệ hoặc sau mãn kinh.

- Lượng máu quá nhiều hoặc ít hơn hẳn so với các chu kì trước.

- STDs [bệnh lây truyền qua đường tình dục].

- Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc niêm mạc tử cung.

- U xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung, polyp lòng tử cung.

- Hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS].

Thường gặp ở tất cả các loại ung thư phụ khoa [ngoại trừ ung thư âm hộ].
Cảm giác đầy hơi, buồn nôn, đau bụng hoặc đau lưng, mệt mỏi, tăng nhiệt độ cơ thể. - Biểu hiện thường gặp vào thời kỳ kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng.
Đau lưng thường xuyên, đau bụng dưới hoặc áp lực vùng chậu, đi tiểu liên tục.

- U nang buồng trứng.

- Lạc nội mạc tử cung.

- U xơ tử cung.

- Ung thư buồng trứng.

- Ung thư tử cung.

- Đi tiểu nhiều.

- Táo bón thường xuyên.

- Tiêu chảy cấp.

- U nang buồng trứng.

- Lạc nội mạc tử cung.

- U xơ tử cung.

- Sa tử cung.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Ung thư buồng trứng.

- Ung thư âm đạo.

- Âm hộ ngứa, rát, đau.

- Đau âm hộ kèm theo phát ban, lở loét, mụn cóc.

- Đau khi quan hệ.

- Viêm âm đạo.

- Vulvodynia.

- STDs [bệnh lây truyền qua đường tình dục].

Ung thư âm hộ.

- Tăng tiết dịch âm đạo.  

- Tiết dịch âm đạo có mùi bất thường.

- Tiết dịch nhầy có máu.

- Nhiễm khuẩn âm đạo.

- Viêm âm đạo do nấm.

- Chlamydia hoặc STDs.

- Bệnh viêm vùng chậu [PID].

- Trichomonas.

- Ung thư cổ tử cung.

- Ung thư nội mạc tử cung

- Đau rát sau khi quan hệ. - Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung. - Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung.

- Kinh nguyệt không đều.

- Đau thắt lưng thường xuyên.

- Xuất hiện cục nhỏ ở vùng bụng dưới.

- U xơ tử cung.  

Theo thống kê có đến 80% phụ nữ Việt viêm nhiễm phụ khoa trong độ tuổi sinh sản. Trong đó viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến nhất, xảy ra ở cả người đã và chưa quan hệ tình dục. Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, thường dẫn đến tiết dịch bất thường, ngứa hoặc đau rát.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những thói quen không tốt lặp lại trong cuộc sống hàng ngày như: vệ sinh vùng kín không đúng cách hay sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa, thức khuya, nhịn tiểu, lạm dụng thuốc tránh thai, áp lực và căng thẳng.

Viêm âm đạo có nhiều loại, nếu nhầm lẫn giữa các triệu chứng có thể điều trị không dứt điểm và gây nhiều biến chứng.

Các loại viêm âm đạo

Dấu hiệu

Lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Viêm âm đạo do vi khuẩn [nhóm vi trùng kỵ khí phát triển quá mức so với lợi khuẩn, mất cân bằng hệ vi khuẩn thường trú trong âm đạo].

- Khí hư màu trắng hoặc xám, mỏng, có mùi hôi tanh.

- Dấu hiệu càng nặng hơn sau quan hệ tình dục.

Không

Viêm âm đạo do nấm [chủ yếu do nấm thuộc họ Candida có thể có sẵn trong âm đạo, có đến 75% phụ nữ đã từng mắc ít nhất 1 lần trong đời và 45% trong số đó bị tái nhiễm].

- Âm đạo tiết dịch đặc, có mùi hoặc không có mùi.

- Ngứa ở vùng kín.

- Một số người thấy đau sau khi đi tiểu, đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo do trùng roi [trùng roi Trichomonas vaginalis sống trong bộ phận sinh dục gây nên].

- Khí hư màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.

- Âm đạo và âm hộ ngứa, đau rát.

- Đau buốt khi đi tiểu.

- Khó chịu ở bụng dưới.

- Đau sau khi quan hệ.

Tuy nhiên cũng có nhiều phụ nữ không có triệu chứng gì.

Viêm âm đạo do Chlamydia [một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên].

Đa số không có dấu hiệu nào bất thường.

Một số ít người có:

- Khí hư bất thường, mùi lạ.

- Tiểu đau, tiểu ra mủ, đi tiểu nhiều lần.

Những dấu hiệu viêm phụ khoa khi bác sĩ khám: âm hộ bị viêm tấy, niêm mạc âm đạo đỏ, có nhiều dịch và lớp bựa trắng bao phủ như váng sữa.

Dù là loại viêm âm đạo nào cũng khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và căng thẳng

Căn bệnh này còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, đặc biệt là giảm khả năng thụ thai, tác động xấu đến sức khỏe sinh sản.

3. Căn bệnh ung thư phụ khoa thường gặp nhất

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư mà phụ nữ thường gặp, đứng hàng thứ hai trên thế giới [chỉ sau ung thư vú]. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên trong độ tuổi 35-40. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Hầu hết trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV [một loại virus u nhú ở người, lây nhiễm qua đường tình dục]. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có hoặc ít có triệu chứng đặc hiệu. Dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển: đau phần bụng dưới và khoang chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch có mùi hôi.

Do ung thư cổ tử cung ảnh hưởng lớn đến tử cung, nên trong quá trình điều trị vì một số lý do bệnh nhân buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng. Điều này vô tình đã tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tử vong vì ung thư cổ đã đến giai đoạn di căn, xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể gây: tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp, khối u chèn ép dạ dày, tắc ruột...

Tuy nguy hiểm nhưng căn bệnh ung thư này dễ dàng phòng tránh được. Các chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát hoặc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung để giảm tỷ lệ phát bệnh.

Tiêm ngừa vắc xin giúp giảm các nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sau này

4. Cần làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh phụ khoa?

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đến ngay địa chỉ khám phụ khoa uy tín để được tư vấn và thăm khám, có thể làm các xét nghiệm cần thiết [dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung].

Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Lưu ý, không thụt rửa sâu trong âm đạo, không nên tự ý dùng các loại xà phòng có độ pH cao. Đồng thời nên chọn đồ lót thoải mái, tránh mặc đồ lót quá chật và ẩm ướt.

Bên cạnh đó, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần, nhằm:

- Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời.

- Chăm sóc đúng cách, duy trì khả năng sinh sản và bảo vệ sức khỏe.

Tại TP.HCM, nhiều người đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus là địa chỉ thăm khám tin cậy. Nơi đây có Chuyên khoa Sản Phụ cung cấp các dịch vụ chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý phụ khoa và sản khoa, tư vấn kế hoạch hóa gia đình và tầm soát ung thư.

Thăm khám tại CarePlus, bạn hoàn toàn yên tâm về đội ngũ y bác sĩ và chất lượng dịch vụ

Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh phụ khoa bất thường hoặc có nhu cầu khám phụ khoa định kỳ, các chị em có thể liên hệ Hotline miễn phí 1800 6116 để đặt hẹn khám ngay tại hệ thống phòng khám uy tín của CarePlus.

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA SẢN PHỤ KHOA tại đây

Bạn nghĩ đồ lót đơn giản chỉ là món đồ mặc bên trong của mỗi người? Dùng như thế nào không quá quan trọng? 

Thực tế là bạn đang mắc phải sai lầm chết người khi sử dụng đồ lót mà rất nhiều người cũng đang mắc phải mà không hay biết!

Bởi bạn có biết bệnh viêm nhiễm không chỉ xuất hiện từ việc vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ mà thậm chí ngay cả thói quen sử dụng quần lót cũng có thể gây ra bệnh.

Đọc ngay xem bạn có đang mắc phải những sai lầm này hay không nhé!

Mặc đồ lót quá chật:

Mặc đồ lót quá chật không chỉ gây mất thẩm mỹ như lộ rõ vết hằn hay phản cảm chỗ phình ra ở hông, bụng, thắt lưng đối với áo ngực mà còn khiến cho cơ thể cản trở việc lưu thông máu. Đây là một cách sử dụng quần lót không tốt cho sức khỏe, nhất là với phụ nữ mãn kinh. 

Bên cạnh đó, mặc đồ lót chật khiến bạn khó khăn hơn trong việc đi lại, cử động và mặc lâu có thể dẫn đến tê liệt, ngứa rát vùng chân.

Đồ lót quá chật gây cản trở lưu thông máu

Đồ lót chứa hồ hôi:

Phụ nữ và cả nam giới thường đổ mồ hôi nhiều nên cần phải thay đồ lót thường xuyên 2 lần/ngày thay vì 1 lần/ngày. Lúc nào bạn cũng nên mặc đồ lót sạch sẽ khi có thể. Môi trường ẩm ướt là cơ hội để nấm, vi khuẩn phát triển và thấm ngược trở lại cơ thể gây ra những bệnh viêm nhiễm cũng như bệnh phụ khoa.

Cho tất cả đồ lót vào máy giặt:

Dù có bận đến mấy, giặt tay những chiếc quần áo lót cũng không tốn nhiều thời gian. Bỏ vào máy giặt đợi đến lúc mang ra phơi sẽ tích tụ thêm vi khuẩn. Nếu giặt đồ lót trong môi trường nhiều nấm mốc như vậy sẽ khiến đồ lót trở thành vật gây bệnh.

Một nhà vi khuẩn học đã liệt kê danh sách những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Trong đó, quần áo lót của chúng ta là thủ phạm lớn nhất, bởi sự có mặt của các loại chất thải và vi khuẩn trong đó có cả những vi khuẩn gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Không nên dồn chung đồ lót giặt với các loại đồ khác nhé!

GS. Charles Gerba - Nhà nghiên cứu về vi sinh tại Đại học Ariona [ Mỹ ], đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về những loại vi khuẩn "gây rối" trong máy giặt. Ông nói: " Nếu bạn giặt một đống quần áo lót, sẽ có khoảng 100 triệu vi khuẩn E.coli [ vi khuẩn đại tràng ] trong nước xả, và chúng có thể truyền vào đống quần áo tiếp theo. Ngoài ra, cứ mỗi cặp quần lót lại chứa khoảng 1/10gr phân". Chất bài tiết này mang theo vô số khuẩn nguy hại, như virus gây viêm gan A, rotavirus, khuẩn salmonella và vi khuẩn E.coli.

Gôm nhiều giặt một lần:

Thời gian để đồ bẩn càng lâu, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập và " làm tổ " trong các sợi vải, khó mà giặt sạch. Đặc biệt, trên đồ lót có nhiều dịch cơ thể, nếu không giặt ngay, nấm mốc sẽ sinh sôi, dễ gây bệnh viêm nhiễm cho người mặc.

Đồ lót để lâu ngày sẽ thành tổ cho vi khuẩn

Không thay đồ lót hàng ngày:

Đồ lót sử dụng quá lâu thường là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Do vậy đồ lót nên được thay hàng ngày và được giặt ngay sau khi thay. Nếu bạn không giặt giũ thường xuyên thì nên có số lượng đồ lót lớn để dự trữ.

Thay đồ lót hàng ngày giúp cơ thể sạch sẽ tránh khỏi những bệnh viêm nhiễm

Mặc quần lót quá cũ:

Quần lót xuất hiện những vết ố, đáy quần thủng lỗ li ti, bạn nên ngay lập tức thay mới dù chúng có đẹp đến mấy đi chăng nữa. Theo các chuyên gia, thời gian lâu nhất để thay mới quần lót là 6 tháng/lần.

Mặc đồ lót ẩm ướt:

Là nguyên nhân khiến vùng kín bị ẩm ướt. Vi trùng, vi khuẩn, nấm càng phát triển, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày về lâu dài có thể dẫn tới các bệnh viễm nhiễm phụ khoa và gây vô sinh.


Phơi quần lót trong nhà tắm

Bạn luôn có thói quen sẵn tiện giặt quần lót sau mỗi lẫn tắm gội, đồng thời phơi chúng trong nhà tắm. Tuy rằng làm như thế rất tiện lợi, nhưng việc này sẽ khiến cho bạn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là đối với những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh ở vùng kín. Bởi lẽ môi trường ẩm thấp, không thông gió trong nhà tắm là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi và cư ngụ để hình thành các bệnh phụ khoa.

Phơi đồ lót tại nơi có nắng ráo tránh vi khuẩn trú ngụ

Mặc quần lót chất liệu không đảm bảo:

Đã từng có trường hợp ghi nhận bị dị ứng tương tự như triệu chứng bên Eczema [ chàm ], nguyên nhân là do chất cao su trong quần lót khiến vùng kín đổ mồ hôi, gây dị ứng, ngứa ,rát.

Ngoài ra, hợp chất PPD được sử dụng như thuốc nhuộm vải kém chất lượng cũng có thể khiến "cậu bé" và "cô bé" bị ngứa. Vậy nên đừng ham mua quần lót giá rẻ nhé.

Đồ lót không đảm bảo chất lượng gây các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm

Mặc quần lót quá chật:

Mặc quần lót quá chật sẽ khiến cho "cậu nhỏ" lúc nào cũng áp chặt vào cơ thể gây tăng nhiệt độ làm giảm chức năng tinh hoàn. Còn "cô bé" sẽ cảm thấy bị "ngạt thở".

Ngoài ra mặc quần lót quá chật cũng khiến vùng kín của nam giới/nữ giới bị bí, trở nên ẩm ướt và đó cũng là chính là nguyên nhân gây ngứa, dị ứng hoặc viêm nhiễm vùng kín.

Trên là nguồn tin được tổng hợp từ Viviane - thương hiệu chuyên về đồ lót, đồ ngủ, bơi lội thiết kế tại Pháp - Nhật Bản và sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Viviane với các sản phẩm đồ lót chất lượng

Để đảm bảo tốt nhất về chất lượng đồ lót cũng như sức khỏe của chính mình bạn có thể chọn mua các sản phẩm đồ lót tiêu chuẩn quốc tế giá cạnh tranh tại Vivine nhé!

Viviane sản phẩm giá tốt - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề