Vì sao lại có cức mũi

Nếu đánh giá bên ngoài thì gỉ mũi thường chỉ gây cho trẻ nhiều khó chịu, mất vệ sinh… Nhưng thực chất đây là một trong những cách mà hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động. Để hiểu tại sao lại nhiều gỉ mũi cách cụ thể hơn, đặc biệt ở trẻ nhỏ, hãy cùng Buona tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1/ Tại sao lại nhiều gỉ mũi ở trẻ nhỏ?

Ai cũng có thể có nhiều gỉ mũi, nhưng dường như ở trẻ em thì điều này xảy ra thường xuyên hơn. Vậy đâu là nguyên nhân tại sao lại nhiều gỉ mũi? Đặc biệt ở trẻ nhỏ?

Thực tế, có nhiều gỉ mũi là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch tại mũi đang hoạt động tốt. Có nhiều thứ có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể như vi khuẩn, virus, bụi bẩn… qua mũi khi thở.

Để bảo vệ cơ thể, niêm mạc mũi luôn tiết ra dịch nhầy để bắt giữ các tác nhân lạ này, sau đó nhờ hoạt động của các tế bào lông chuyển mà cuốn trôi chúng ra ngoài, hoặc bị khô đi và hình thành gỉ mũi. Phần lớn gỉ mũi hình thành là do không khí có nhiều bụi bẩn. Đây cũng là lý do vì sao có nhiều gỉ mũi hơn khi bạn mới đi ngoài đường về.

Hay bạn cũng có thể thấy, không phải gỉ mũi nào cũng giống nhau. Một số ở dạng nhờn dính, số khác thì vón cục. Điều này cho thấy gỉ mũi đã ở trong mũi được bao lâu. Khi mắc kẹt trong mũi càng lâu thì chúng càng khô, vón cục hơn.

Vậy tại sao lại có nhiều gỉ mũi ở trẻ nhỏ? Vì khi mới sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa có sức đề kháng tốt, cách mà gỉ mũi được tạo ra đơn giản hơn nên cơ thể sẽ tích cực tận dụng quá trình này để bảo vệ các cơ quan quan trọng bên trong. Ngoài ra, hốc mũi của trẻ còn nhỏ hẹp nên dịch nhầy dễ ứ đọng, ở lại mũi lâu hơn và hình thành gỉ mũi.

2/ Những tác dụng của gỉ mũi

Gỉ mũi thực chất là sự kết hợp dịch nhầy mũi và các hạt bụi bẩn, vi khuẩn, virus. Vì vậy chúng cũng có tác dụng tương tự như dịch nhầy mũi:

  • Là hàng rào phòng thủ của hệ miễn dịch: dịch nhầy mũi sẽ ngăn chặn các hạt bụi bẩn, vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể. Trong dịch mũi còn có các yếu tố miễn dịch [kháng thể, peptide kháng khuẩn…] giúp tiêu diệt các tác nhân lạ này. Khi trời lạnh hay thay đổi thời tiết, dịch mũi được tiết ra nhiều hơn để bảo vệ đường hô hấp, đây cũng là lý do tại sao lại nhiều gỉ mũi ở trẻ vào thời điểm này.
  • Giữ ẩm, bảo vệ niêm mạc mũi nhờ thành phần dưỡng ẩm Natri Hyaluronate, protein mucin… Vai trò này rất quan trọng vì khi mũi quá khô sẽ dấn đến nứt nẻ, xót rát và vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Dịch nhầy mũi với lượng nước nhiều sẽ có tác dụng bảo vệ niêm mạc mũi. Nếu thời tiết lạnh, độ ẩm thấp thì nhầy mũi cũng dễ bị khô hơn và tạo ra nhiều gỉ mũi.
  • Làm ẩm và ấm không khí về nhiệt độ cơ thể trước khi không khí đi xuống phổi để không làm tổn thương phổi.

Ngoài ra, gỉ mũi còn là dấu hiệu cho thấy trong không khí đang có nhiều hạt bụi bẩn. Cha me nên chú ý dọn dẹp nhà cửa để không khí sạch sẽ hơn.

Trẻ dễ xuất hiện gỉ mũi với kích thước, tính chất nhầy, đặc khác nhau. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn không cần lo lắng quá nhé. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy mũi, gỉ mũi tăng lên đáng kể, thay đổi màu sắc hoặc trẻ bị nghẹt mũi, ngứa mũi thì bạn hay tiến hành làm sạch gỉ mũi cho bé để con bớt khó chịu.

3/ Làm sạch gỉ mũi cho bé như thế nào an toàn?

Bạn nên tiến hành rửa mũi khi bé bị nhiều gỉ mũi, chất nhầy để đường thở không bị tắc nghẽn, mũi không quá bẩn làm ảnh hưởng tới đường hô hấp.

 Cách vệ sinh gỉ mũi thường dùng cho trẻ

Nhiều gỉ mũi có thể khiến trẻ khó chịu và dùng móng tay để móc ra. Điều này có thể để lại những vết xước nhỏ trong mũi, chảy máu mũi. Lâu dài có thể làm tổn thương hốc mũi bé, viêm, phù nề hay thậm chí là hẹp lỗ mũi. Vì vậy, bạn hãy chú ý vệ sinh mũi cho bé để tránh tình trạng này xảy ra.

Bạn có thể lựa chọn muối sinh lý hoặc muối ưu trương để nhỏ mũi cho bé, hai loại này có cách sử dụng tương tự nhau:

Đặt đầu trẻ nghiêng sang một bên, sau đó nhẹ nhàng cho đầu ống nước muỗi vào một bên mũi trẻ và bóp nhẹ. Thao tác tương tự với bên mũi còn lại:

  • Trẻ < 1 tuổi: Nhỏ 1-2 giọt mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày.
  • Trẻ > 1 tuổi: Nhỏ từ 1-3 giọt mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày.

Nếu trời lạnh, bạn nên làm ấm ống nước muối trước bằng cách đặt chúng vào lòng bàn tay hoặc trong ca nước ấm.

Bạn có thể tham khảo rửa mũi cho bé với dung dịch Ectoin sinh lý IsoNebial. Đây là dung dịch nhỏ, rửa mũi kết hợp Ectoin và nước muối sinh lý. Giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

  • Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi,…
  • Ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố vào tế bào niêm mạc mũi.
  • An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của trẻ từ sơ sinh.
  • Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo.

Ectoin là một phân tử hữu cơ độc đáo được cái vi sinh vật ái cực sử dụng để sống sót trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như sa mạc, sa mạc muối, sa mạc băng… Khi sử dụng trực tiếp tại mũi, Ectoin có tác dụng dưỡng ẩm mũi tuyệt vời và khả năng bắt giữ các vi khuẩn, virus, bụi mịn ô nhiễm… để loại bỏ chúng.

Loại bỏ nguyên nhân hình thành nhiều gỉ mũi

Để khắc phục tốt tình trạng nhiều gỉ mũi ở trẻ, bên cạnh việc rửa mũi cho bé thì bạn cũng cần tìm ra nguyên nhân để loại bỏ chúng.

Thông thường, nếu bé có nhiều gì mũi màu nâu, đen thì thường do không khí có nhiều bụi bẩn. Bạn hãy chú ý vệ sinh nhà cửa và các đồ chơi, đồ vật trẻ hay tiếp xúc sạch sẽ định kỳ nhé.

Nếu thời tiết lạnh, khô hanh thì cha mẹ nên giữ ấm cho bé và tăng cường độ ẩm trong phòng bằng các loại máy cấp ẩm. Hay nhỏ mũi cho bé với dung dịch Ectoin sinh lý cũng là một giải pháp tiện lợi và hiệu quả. Ngoài việc dưỡng ẩm mũi cho bé, IsoNebial còn giúp làm sạch mũi, loại bỏ dịch nhầy, vi khuẩn, virus và bụi bẩn tốt.

Trên đây là các nguyên nhân tại sao lại nhiều gỉ mũi ở trẻ nhỏ cũng như cách làm sạch mũi cho bé thế nào an toàn và hiệu quả. Hãy chú ý bảo vệ cửa ngõ này của bé tốt để con có một đường hô hấp khỏe mạnh, thoải mái vui chơi bạn nhé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cơ thể con người là một khối thống nhất, bất kỳ bộ phận nào cũng đảm đương một vai trò nhất định, kể cả những chất bài tiết ra khỏi cơ thể. Một trong những chất tiết luôn luôn tồn tại nhưng ít được để ý đến đó chính là ráy tai. Vậy tại sao cơ thể chúng ta là tiết ra ráy tai, ráy tai thực sự có vai trò gì, vì sao có ráy tai khô, ráy tai ướt?

Ráy tai hay còn được gọi là cerumen, đây là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài. Ráy tai xuất hiện ở phần lớn các động vật có vú, trong đó bao gồm cả con người. Cơ thể chúng ta tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào đã chết đi, mồ hôi và bụi bẩn. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, sau khi đến ống tai ngoài ráy tai sẽ có xu hướng tự khô rồi bong tróc ra ngoài. Lúc này, lớp ráy tai mới sẽ được hình thành ở ống tai để thay thế lớp ráy tai bị đưa ra ngoài.

Về mặt khoa học, ráy tai được tạo thành từ chất béocholesterol, các thành phần này khiến ráy tai khi mới hình thành có màu vàng, hơi dính. Tuy chỉ là một chất tiết của cơ thể nhưng màu sắc của ráy tai thay đổi lại có thể là một dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Ráy tai đóng vai trò giống như một “vệ sĩ” giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công vào các tổ chức bên trong của ống tai ngoài, giảm thiểu sự đe dọa đến thính giác của con người. Ngoài ra, ráy tai ở một mức độ vừa phải có chức năng “bôi trơn” giúp cho sóng âm thanh truyền đi dễ dàng, ngăn chặn côn trùng nhỏ, bụi bẩn... xâm nhập vào bên trong tai.

Ráy tai giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn

Ráy tai hình thành là một quá trình tự nhiên của cơ thể, tính chất có thể thay đổi tùy theo cơ địa, chủng tộc, môi trường, lứa tuổi và chế độ ăn uống. Ráy tai khô hay ráy tai ướt còn tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai ở từng người khác nhau. Có người chỉ toàn là ráy tai khô tuy nhiên lại có người ráy tai luôn ẩm ướt, song phần lớn người Việt Nam chúng ta đều là ráy tai khô. Cho dù ở trạng thái khô hay ướt thì ráy tai đều giữ vai trò bảo vệ ống tai.

Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu thống kê cho thấy, ráy tai ướt hoặc khô có thể do gen di truyền quyết định. Trường hợp ráy tai khô thường xuất hiện ở 95% người sống ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và châu Mỹ. Còn ráy tai ướt lại chiếm ưu thế hơn hẳn ở những người châu Âu lẫn châu Phi. Điều này được giải thích là do sự tiến hóa di truyền của loài người để thích nghi với những miền khí hậu khác nhau.

Một triệu chứng của bệnh viêm tai giữa đó là ráy tai có mùi hôi. Dấu hiệu này cho biết tai của bạn có thể đã bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng viêm tai giữa mạn tính. Ngoài ra, nếu cảm thấy mình gặp vấn đề về khả năng thăng bằng, nghe thấy tiếng kêu trong tai hoặc cảm giác tai bị đầy hoặc bị nghẽn thì hãy đi khám bác sĩ ngay.

Hiện tượng này báo động về vấn đề như bị xước bên trong tai gây chảy máu hoặc màng nhĩ thủng, khi đó nên đi kiểm tra ngay, tuyệt đối không nên xem thường.

Nếu cơ thể chảy nhiều mồ hôi, nước tiết ra từ lỗ tai có thể là do mồ hôi đã chảy vào tai, hòa lẫn với ráy tai rồi chảy ra ngoài. Trong trường hợp không chảy mồ hôi nhưng ráy tai lại rất ẩm ướt và có màu xanh lá cây hoặc có vàng đậm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn tai.

Cơ thể sẽ tự biết sản xuất bao nhiêu ráy tai là đủ. Tuy nhiên nếu chúng ta vệ sinh ráy tai quá thường xuyên thì não sẽ nhận được phản hồi và phát ra tín hiệu để sản xuất nhiều ráy tai hơn nữa. Điều này không hẳn là tốt vì đây có thể là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng tai và các biến chứng nguy hiểm khác. Mặt khác tình trạng căng thẳng, suy nghĩ tập trung cao độ cũng đẩy mạnh quá trình sản xuất ráy tai, cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi còn khiến ráy tai hình thành dễ dàng hơn. Không loại trừ nguyên nhân bệnh lý, những người bị nhiễm trùng tai hoặc mắc các khuyết tật trong tai... cũng có thể gây ra tích tụ nhiều ráy tai, ảnh hưởng đến hoạt động của tai. Do đó, chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu phát hiện có quá nhiều ráy tai một cách bất thường.

Quá nhiều ráy tai cũng có thể xảy ra nhiềm trùng

Ráy tai dạng vảy không phải là bệnh lý. Ráy tai dạng vảy là một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang già đi. Người lớn tuổi ráy tai thường có xu hướng trở thành dạng vảy, đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.

Nếu ráy tai đột nhiên biến mất, không còn sản sinh nữa thì có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý rất hiếm và không rõ nguyên nhân mang tên “Keratosis obturans” hay còn gọi là tình trạng tích tụ keratin ở ống tai”. Hiện tượng này được miêu tả là: Thay vì tự di chuyển ra tai ngoài, ráy tai lại tích lũy bên trong tai cho đến khi tai xuất hiện một “nút” cứng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tai, có thể bị sốt, nếu ráy tai tích tụ đầy quá còn khiến tai sưng viêm. Khi đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để xử lý. Tuyệt đối không tự ý tìm mọi cách để lấy ráy tai ra vì việc làm này có thể gây nguy hiểm tai.

Ráy tai khô và ráy tai ướt nếu không xuất hiện các bất thường kể trên thì đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các bất thường thì bạn nên sớm thăm khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng của người lớn và trẻ em. Hiện bác sĩ Lâm đang công tác tại khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Con bị bệnh tai mũi họng, khi nào cần đi khám bác sĩ?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề