Về đẹp bức tranh xuân được gợi lên qua những sắc xanh nào trong bài mùa xuân xanh

Mùa xuân là cả một mùa xanhGiời ở trên cao gió ở cànhLúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng quanh

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minhTôi đợi người yêu đến tự tìnhKhỏi lũy tre làng tôi nhận thấyBắt đầu là cái thắt lưng xanh.                Phạm Văn Học thật có lý khi nói: "Nguyễn Bính là con chim sơn ca hót cái giọng rất riêng từ hương đồng cỏ nội". 

Không hiểu sao, cứ mỗi dịp xuân về là tôi lại nhớ đến nhà thơ của "Chân quê" với những bài thơ xuân bừng sáng cả trời quê. Nếu như "Mưa xuân" có cái dịu dàng, thổn thức, phập phồng của cô thôn nữ bên khung cửi khi "hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ" thì "Mùa xuân xanh" lại là cái xốn xang thấp thỏm trong tâm hồn chàng trai chốn "vườn chanh".

Không gian của bài thơ choáng ngợp một màu xanh: "Mùa xuân là cả một mùa xanh". Ấy là màu xanh mát dịu của "giời ở trên cao", màu xanh nõn nà của những cành lá non tơ trên cành và màu xanh mơn mởn của lúa xuân. Chao ôi, màu xanh bao quanh tứ phía, đặc biệt màu xanh của lúa đã khiến chàng thi sĩ của chân quê không thể liệt kê được hết. Chỉ biết là, màu xanh rời rợi của:

     "Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng quanh"

Đến cả ngôi mộ - biểu trưng cho sự tàn tạ, héo úa cũng được rải lên một màu xanh tươi roi rói của "cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh". Dù là "nằm trên mộ" nhưng những cọng cỏ ấy dường như cũng đang rất hồi hộp đợi chờ những ngày thanh minh để kết duyên cùng nắng mới. Bao trùm lên tất cả là màu xanh, màu xanh của mùa xuân làm nền cho bức tranh "tự tình" của "tôi" với "người yêu". Thật lãng mạn quá, thơ mộng quá! Màu xanh vốn là màu của sự sống, màu của biết bao niềm tin yêu, hy vọng, tương lai. Đặt cảnh "tự tình" đôi lứa trong nền cảnh ấy thì còn gì đẹp hơn?

Trong những phút giây đợi chờ ấy, "tôi" lại nhận ra một nét xanh góp thêm vào bức tranh vốn đã rặt các điệu xanh, tưởng như không còn có gì làm cho nó xanh thêm nữa, ấy vậy mà, lại thấy một sắc xanh mềm mại, dịu dàng, quen thuộc của "lũy tre làng". Điều vô cùng thú vị mà bài thơ đem đến cho  người đọc ấy là, cái giật mình của thi sĩ khi phát hiện ra:

"Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh"

Rõ ràng lắm, từ đầu đến đây, dù không gian kia có cao rộng đến đâu, có xanh đến đâu, có đẹp đến đâu cũng không thể lấn át cái màu xanh rất riêng, dù nhỏ nhoi thôi - màu xanh của cái "thắt lưng" người con gái. "Người yêu" của "tôi" đấy! Nàng đang đến để "tự tình" với "tôi". Sau bao hồi hộp, phấp phỏng, bao nhiêu hy vọng xốn xang đợi chờ, thế rồi nàng cũng đến. "Cái thắt lưng xanh" ấy là dấu hiệu của sự đột phá, của sự sống, của tình yêu không gì có thể ngăn trở. Không phải là "tôi" tìm đến, mà là "tôi đợi người yêu đến tự tình".

Hóa ra là, hai người đã có hẹn rồi đấy. Đặt bài thơ vào thời điểm ra đời của nó, khoảng gần tám mươi năm về trước, ta mới thấy bài thơ thể hiện một sự đột phá. Đột phá trong tình yêu nam nữ. Khi mà cả xã hội còn nặng nề với lối tư duy cổ kính "cọc không đi tìm trâu", thì "cái thắt lưng xanh" "khỏi lũy tre làng" mà tôi nhận thấy không lẫn vào đâu được mới mạnh dạn làm sao, tự tin làm sao! Vì thế mà, cái nền của buổi "tự tình" này phải là màu xanh, chan chứa màu xanh. Hy vọng rằng, "mùa xuân xanh" ấy sẽ cho họ nên duyên.

Hy vọng rằng, màu xanh của mùa xuân ấy sẽ đem lại tự do, hạnh phúc cho tình yêu đôi lứa! Đó, phải chăng là ước mơ của thi sĩ chốn chân quê, hy vọng ấy dành cho tất cả những chàng trai, những cô gái quê được tự do đến với nhau, thoát ra khỏi những lề thói xưa cũ o ép đầy oan khổ, trái ngang?

"Mùa xuân xanh" là một bài thơ đẹp, nhỏ xinh mà ẩn chứa những niềm hy vọng thầm kín. Bài thơ đẹp bởi nó mang màu xanh thiên nhiên, cây lá rất thân thuộc của nông thôn Việt Nam xưa nay. Cái độc đáo của bài thơ là ở vẻ xanh của nền, vẻ xanh của cảnh, không tạo nên những gam màu tương phản mà vẫn thu hút sự chú ý của người đọc. Giời xanh thế, lá xanh thế, lúa xanh thế, tre xanh thế mà cũng chỉ đủ làm nền cho "cái thắt lưng xanh". Màu xanh ấy là mùa xuân đang cựa mình sinh sôi, là tình yêu đang dâng hương đem sự sống cho đời. Mùa xuân mà nhà thơ gửi gắm "cái thắt lưng xanh" táo bạo ấy đến nay càng trở nên xanh mãi. Mùa xuân bừng sáng của tình yêu lứa đôi!

Chính vì vậy mà đã gần một thế kỷ trôi qua, "con chim sơn ca từ hương đồng cỏ nội" Nguyễn Bính vẫn được người đọc say mê bởi những vần thơ tuyệt bút!.

Hoàng Mến

Vẻ đẹp của mùa xuân luôn có sức hấp dẫn thật lạ thường, chỉ nói đến ” xuân” thôi cũng khiến lòng người không khỏi rộn ràng, háo hức. Mùa xuân cũng vì thế mà khiến bao thi nhân không thể dửng dưng, buông ngòi bút mà viết nên bảo vần thơ đẹp để mà ngợi ca, để mà tỏ bày. Nguyễn Du và Thanh Hải, hai con người của hai thế hệ, tuy sống trong những thời kỳ khác nhau nhưng họ đều dành tình yêu mãnh liệt cho mùa xuân, họ viết về xuân bằng những tình cảm  đầy trìu mến và thiết tha nhất:

” Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

“Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.”

Trong Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, mùa xuân đều thực rất thi vị. Xuân về mang đến một sức sống tươi mới cho vạn vật thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá đều đua nhau xanh tươi và đằm thắm. Chim hót chan hòa trong ánh nắng tươi đẹp của trời xuân. Hai bức tranh xuân ở hai thời đại, hai không gian xuân cách nhau hàng trăm năm vậy mà mùa xuân vẫn cứ như thế, thiên nhiên xuân vẫn đầy sức hút, vẫn đều mang dáng dấp của mùa xuân đất Việt, đầy gợi cảm, đầy khoáng đạt, nhẹ nhàng, như những bức hoạ được dệt nên bởi thanh âm, bởi sắc màu, bởi sự hài hòa của vạn vật giữa trời xuân. Hai bức tranh xuân đều có cánh chim bay lượn, đều có hoa thơm, có ánh sáng trong ngần của xuân. Cả hai bức tranh xuân đều được cảm nhận qua tâm hồn của những người thì sĩ giàu tình cảm, yêu thiên nhiên, có sự rung động thẩm mỹ đầy tinh tế  trước thiên nhiên. 

Dường như, ẩn sâu trong những bức tranh xuân ấy là nụ cười đầy an nhiên và tự hào của người thi sĩ trước cảnh sắc đẹp đẽ của mùa xuân, một tâm hồn đang đầy tươi vui và phấn chấn của thi nhân.

Bên cạnh những nét đẹp tươi mới, chúng ta còn thấy ở hai bức tranh xuân trong hai tác phẩm đều có những vẻ đẹp riêng. Trong mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, tác giả đã khắc hoạ xuân thật nhẹ nhàng, bình dị đầy tự nhiên và chân thành. 

“Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Lời thơ năm chữ ngắn gọn, không hoa mỹ, phô trương, chỉ gói gọn trong ngần ấy hình ảnh: Bông hoa, tiếng chim hót, dòng sông mà sao động lòng đến thế. Giữa dòng Hương thơ mộng mọc lên một bông hoa tím biếc, bông hoa ấy nổi bật giữa sắc nước trong xanh, bông hoa lục bình một mình vẫn toả sắc, vẫn xinh tươi và căng tràn nhựa sống. Bông hoa ấy phải chăng chính là bông hoa cuộc đời,  góp phần đẹp đẽ của đời mình vào dựng xây đất nước, lặng lẽ điểm tô cho đời. Chim chiền chiện ca hát đón chào niềm vui của trời xuân, hình ảnh chú chiền chiện nhỏ bé cất tiếng hót “vang trời” sao nghe xao xuyến lạ thường, chim kia cũng đã góp tiếng hót của mình làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời đấy thôi.

” Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Thanh Hải đã thưởng thức xuân bằng tất cả các giác quan của mình. Tiếng chim hót mang những giọt âm thanh lắng đọng hay đó còn là giọt xuân, giọt sương sớm mai đầy long lanh huyền ảo. Những tình cảm nâng niu, trân quý nhất cho chính bao vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân được Thanh Hải viết nên thật đẹp biết bao.

Bức tranh xuân của Nguyễn Du được khắc hoạ cũng thật ấn tượng và đặc sắc. Với thể thơ lục bát mang hồn cốt dân tộc, cách viết chấm phá, điểm xuyết đầy tài tình, tác giả đã đưa ta đến một không gian xuân bình yên và đầy khoáng đạt.

” Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Cánh én thong dong chao liệng trong cảnh xuân đầy yên bình, én báo hiệu cho ngày xuân đến, én mang cả mùa xuân về. Ánh sáng trong ngần, nhè nhẹ của những ngày tháng ba mùa xuân thật ấm áp yêu thương. Cánh đồng cỏ non mềm mại, xanh ngát trải rộng tới khoảng chân trời thật đẹp, thật thơ, không gian xuân vừa cao, vừa rộng, vừa mềm mại, uyển chuyển lại vừa mang sức sống mãnh liệt. Sức xuân, sắc xuân thấm đượm vào từng cánh chim, từng ánh sáng, từng cảnh vật. Một vài bông hoa lê điểm xuyết trên nền xanh cây lá, sắc trắng tạo nên nét trong trẻo, nổi bật mà cũng rất hài hoà, xinh đẹp, kiều diễm. Trước mắt người thưởng thức, bức tranh xuân hiện lên thật nhẹ nhàng, sinh động, một bức tranh xuân trong những ngày tiết tháng ba của lễ tảo mộ hàng năm trong truyền thống dân tộc Việt đầy ý nghĩa.

Trong sự phát triển của thơ ca, văn học dân tộc, thơ viết về mùa xuân rất nhiều, mỗi áng thơ đều có những chất riêng qua cách cảm của từng tác giả. Giữa vô vàn những tác phẩm về xuân ấy, thơ xuân của Nguyễn Du và Thanh Hải vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong văn học của dân tộc và trong trái tim mỗi người đọc qua bao thế hệ.

—————–HẾT BÀI 2——————-

3. Bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ, mẫu số 3 [Chuẩn]:

Mùa xuân là mùa cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, căng tràn sức sống. Cũng chính bởi thế nó đã lay động tâm hồn của rất nhiều thi sĩ, khiến họ phải viết nên những dòng thơ để lưu lại không khí tươi mới đó của mùa xuân. Cùng chung nguồn cảm hứng thơ xuân này, Nguyễn Du và Thanh Hải tuy là hai tác giả ở hai giai đoạn văn học khác nhau nhưng họ đã tái hiện lên những bức tranh xuân rất đẹp trong “Cảnh ngày xuân” và “Mùa xuân nho nhỏ”.

Trước hết, đối với “Cảnh ngày xuân” mùa xuân được miêu tả là những dư âm còn sót lại trong ký ức của tác giả nhưng nó vẫn hiện lên thật đẹp, thật tươi mới:

“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

Mở đầu của bức tranh là thông báo của tác giả về thời gian xuân đã đến bằng hình ảnh: “con én đưa thoi”. Đây là một hình ảnh thơ rất quen thuộc trong thơ cổ điển. Mượn hình ảnh những chú chim én chao liệng trên bầu trời xuân, Nguyễn Du đã khéo léo mở ra một bức tranh xuân, đồng thời cũng thông báo cho người đọc biết về những biến chuyển của thời gian. “Con én đưa thoi” ngoài việc là một bức tranh nó còn có thể hiểu là những bước đi của thời gian. Thời gian cứ thế cứ thế trôi qua rất nhanh chẳng khác gì thoi đưa, điều này vô cùng hợp lý với câu thơ tiếp theo: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Câu thơ là sự nuối tiếc của con người trước dòng chảy vô tình của thời gian. Thời gian cứ thế trôi và con người thì bị bỏ lại sau đó. Mùa xuân đến mang theo sức sống, sự hồi sinh nhưng cũng đồng nghĩa với sự già đi của những kiếp người. Con người đang nuối tiếc vì những gì đã qua.

Sau những nét vẽ đầu tiên, ở hai câu thơ sau nhà thơ đã bắt đầu miêu tả vào cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Thơ thường gợi nhiều hơn tả quả không sai. Chỉ với hai câu thơ cũng đủ để làm hiện lên một bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống. Màu xanh vốn là màu của sự sống, màu của sự sinh sôi nảy nở mà màu xanh ở đây được Nguyễn Du miêu tả trải ra ngút ngàn, màu xanh của cây cỏ nối tiếp màu xanh của trời đất. Bằng nét vẽ trực tiếp, Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc những cảm giác rất thực về bức tranh tươi mát, căng tràn sức sống của cỏ cây. Cái hay của Nguyễn Du là trên cái bức phông nền xanh ngát ấy lại được tô điểm bởi những bông hoa lê trắng tinh khôi. Dù chỉ là “một vài bông hoa” nhưng sắc trắng của hoa lê cũng đủ để làm nổi bật cả bức tranh mùa xuân. Cánh én chao liệng, sắc xanh của cỏ cây, màu trắng của hương hoa đã cùng nhau góp nên một bức tranh xuân rực rỡ cho “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du.

Nếu “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du là bức tranh mùa xuân gắn liền với tiết thanh minh cùng những đặc trưng của thơ ca cổ điển thì “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải lại là một bức tranh xuân xứ Huế dịu dàng, than quen.

“Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc.Ơi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời,Từng giọt long lanh rơi,

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Mở đầu bức tranh cũng là sắc xanh nhưng lại không phải sắc xanh của cỏ non mà là của song nước. Trên cái nền trời xanh ấy, Thanh Hải đã khéo léo tô điểm một bông hoa tím mang sắc màu đặc trưng của xứ Huế. Sự xuất hiện của bông hoa tuy chỉ một mình nhưng không hề cô đơn, lẻ bóng như: “Củi một cành trôi lạc mấy dòng” mà lại căng tràn sức sống. Nó thể hiện một sự sống, một niềm khao khát sống mãnh liệt được nhà thơ gửi gắm trong từng con chữ. Trên cái nền trời xanh ấy, là âm thanh vui tươi của tiếng chim “chiền chiện”. Câu cảm thán “ơi” đi cùng với câu hỏi “hót chi” đã gợi ra chất giọng tâm tình, nhẹ nhàng đậm chất Huế. Bởi cảnh sắc và âm thanh tươi vui đó mà mùa xuân được tác giả miêu tả bằng tất cả sự trân trọng và nâng niu. Từ “giọt” ở đây rốt cuộc là giọt mưa? Giọt sương? Hay giọt nắng? Hay là âm thanh tiếng chim đã được ngưng tụ thành “từng giọt” để giờ đây nhà thơ có thể đỡ lấy nó, trân quý nó? Dù là hiểu theo cách nào ta cũng có thể thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ cũng như tình cảm mà ông dành cho mùa xuân. Chính hành động “đưa tay”… “hứng” đã thể hiện rất rõ điều này.

Như vậy, cả hai đoạn thơ đều là những bức tranh mùa xuân căng tràn sức sống. Nó vừa thể hiện được không gian tươi đẹp của mùa xuân vừa khéo léo thể hiện cái tài của tác giả. Tuy nhiên nếu “Cảnh ngày xuân” là không gian xuân gắn liền với tiết thanh minh cùng cách miêu tả chấm phá, sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang nét đặc trưng của thơ ca cổ điển thì “Mùa xuân nho nhỏ” lại là không gian xuân với nhiều hình ảnh, màu sắc, đường nét quen thuộc nơi xứ Huế.

Giai đoạn lịch sử cũng như hoàn cảnh riêng khác nhau đã làm nên những nét riêng cho hai thi phẩm nhưng tựu chung lại chúng đều thể hiện tình yêu tha thiết của các nhà thơ với thiên nhiên, với quê hương, đất nước.

——————HẾT—————-

Cùng khám phá thêm những bức tranh thiên nhiên sinh động, ấn tượng trong thơ văn, các em có thể tìm hiểu thêm: Phân tích bài thơ Sang thu, Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Video liên quan

Chủ Đề