Vai trò hạt nhân của triết học trong thế giới quan

Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

Vũ Gia Hiền

08:17 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Mười, 2006

Để tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì? Nó bắt đầu từ đâu và có kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó? Con người là gì, nó được sinh ra như thế nào, quan hệ của nó với bên ngoài ra sao? Nó có thể biết gì và làm gì với thế giới đó? Vì sao có người tốt kẻ xấu? Cuộc sống của con người có ý nghĩa gì, chết là còn hay hết, nếu hết thì sao và nếu còn thì ở đâu?...Những câu hỏi như vậy luôn được đặt ra ở mức độ khác nhau đối với con người từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay và cả mai sau. Như vậy, sự khách quancũng mang trongnó sự tồn tại thích nghi giữa tự nhiên, xãhội, không gian và thời gian.

Đặc tính của tư duy con người là muốn biết tận cùng, hoàn toàn đầy đủ, nhưng tri thức mà con người và cả loài người có được luôn luôn có hạn, trong khi thế giới thì vô hạn. Phải chăng đó là mấu chất của sự tranh luận mãi mà không đi đến nhất quán, buộc con người phải tin vào một cái gì đó, vật chất hay tinh thần?

Quá trình tìm tòi giải đáp những câu hỏi như trên đã hình thành ở con người -những quan niệm nhất định, trong đó những yếu tố về đức tin, niềm vui, cảm xúc, trí tuệ, tri thức...hòa quyện với nhau trong một khối thống nhất. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song, tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành niềm tin của con người qua sự thể nghiệm lâu dài trong cuộc sống của nó. Sự hình thành đức tin là do mơ ước về một cội nguồn, còn sự hình thành lý tưởng là trình độ phát triển cao của trí tuệ nhìn nhận về thế giới quan.

Toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân.'và cuộc sống [sống và chết] của con người và loài người hợp thành thế giới quan của một con người, một cộng đồng người trong mỗi thời đại nhất định. Như vậy, thế giới quan bao hàm nguồn gốc con người, mối quan hệ của con người, tức là nhân sinh quan và toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người, loài người sinh ra con người.

Tin vào nguồn gốc phát sinh ra con người từ đức tin là phương pháp cảm nhận thế giới rất đặc trưng của logic hệ thống đơn giản, có từ "tư duy nguyên thủy", đó là hình thái biểu hiện một cách tập trung và khái quát thế giới quan của hệ thống logic tình cảm, có từ khi con người xuất hiện. Trong những câu chuyện xưa kia viết lại về nguồn gốc loài người chứa đựng những yếu tố tri thức và xúc cảm, logic và lý trí sơ khai, hiện thực và mơ ước, cái có thật và văn chương... hòa quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan bằng hệ thống ngôn ngữ dân gian cho cả một cộng đồng người, một dân tộc:

Trí tuệ của con người ngày càng tiến bộ cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp của hoạt động thực tiễn, tính tích cực của tư duy con người đạt bước chuyển biến mang tính cách mạng khoa học nhờ xuất hiện các công cụ thực nghiệm nối dài tầm với của giác quan vào nhận thức thế giới. Con người bước đầu có ý thức về mình như một thực thể tách khỏi tự nhiên, tư duy con người hướng sự "phản tư" [tiếng Hy Lạp: reflxio nghĩa là suy ngẫm, đánh giá] vào chính hoạt động của bản thân mình, từ đó một phương thức mới của tư duy để nhận thức thế giới được hình thành - tư duy triết học. Khác với thần học, huyền thoại, văn chương, triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng xây dựng khái niệm, hệ thống các phạm trù, tiên đề. Các quy luật, hệ thống mô hình vận động của triết học đóng vai trò như những bậc thang giá trị trong quá trình nhận thức thế giới. Trong thần học, yếu tố đức tin là biểu tượng đóng vai trò chủ đạo; còn trong triết học thì tư duy, lý luận là yếu tố chủ đạo. Với ý nghĩa như vậy, triết học được xem như là nhà phẫu thuật trong quá trình khám phá thế giới, là học thuyết về sự khám phá đó, là thế giới quan. Đương nhiên, thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người và xã hội loài người, song, bản thân nó phải chấp nhận một tiên đề là sự "khoanh vùng" của tư duy là một giới hạn khoa học để xác định con người và vũ trụ. Tri thức do các khoa học cụ thể đưa lại là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới theo tri thức triết học. Với những phương thức tư duy đặc thù của mình, triết học tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới theo một tiên đề hay như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ của nó với thế giới chung quanh cũng như thế giới chung quanh với con người và con người với con người.

Như vậy, triết học là nhận thức có tính hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Có nghĩa là, triết họe là thế giới quan và nhân sinh quan của con người khi xem xét thế giới và loài người trong mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, giữa con người với con người trong tự nhiên và xã hội.

Nguồn:Triết học từ góc độ biện chứng duy vật, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

LinkedInPinterestCập nhật lúc:07:52 CH @ 07/09/2008

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm thế giới quan
  • 2. Hạt nhân lý luận của thế giới quan
  • 3. Chức năng thế giới quan
  • 4. Cấu trúc của thế giới quan
  • 5. Mối quan hệ của thế giới quan với triết học và khoa học

1. Khái niệm thế giới quan

“Thế giới quan” là khái niệm có gốc tiếng Đức “Weltanschauung” lần đầu tiên được Cantơ sử dụng trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán [Kritik der Urteilskraft, 1790] dùng để chỉ thế giới quan sát được với nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con người. Sau đó, F.Schelling đã bổ sung thêm cho khái niệm này mệt nội đung quan trọng là, khái niệm thế giới quan luôn có sẵn trong nó một sơ đồ xác định về thế giới, một sơ đồ mà không cần tới một sự giải thích lý thuyết nào cả. Chính theo nghĩa này mà Hêghen đã nói đến “thế giới quan đạo đức”, J.Goethe [Gớt] nói đến “thế giới quan thơ ca”, còn L.Ranke [Ranh-cơ] – “thế giới quan tôn giáo”. Kể từ đó, khái niệm thế giới quan như cách hiểu ngày nay đã phổ biến trong tất cả các trường phái triết học.

Khái niệm thế giới quan hiểu một cách ngắn gọn là hệ thống quan điểm của con người về thế giới. Có thể định nghĩa:

Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người [bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại] trong thế giới đó. Thế giới quan quy định nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Các khái niệm “Bức tranh chung về thế giới”, “Cảm nhận về thế giới”, “Nhận thức chung về cuộc đời”… khá gần gũi với khái niệm thế giới quan. Thế giới quan thường được coi là bao hàm trong nó nhân sinh quan – vì nhân sinh quan là quan niệm của con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ và định hướng giá trị của hoạt động người.

Những thành phần chủ yếu của thế giới quan là tri thức, niềm tin và lý tưởng. Trong đó:

  • Tri thức là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan
  • Tri thức chỉ gia nhập thế giới quan khi đã được kiểm nghiệm ít nhiều trong thực tiễn và trở thành niềm tin.
  • Lý tưởng là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan.

Với tính cách là hệ quan điểm chỉ dẫn tư duy và hành động, thế giới quan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực, thiếu thế giới quan, con người không có phương hướng hành động.

Trong lịch sử phát triển của tư duy, thế giới quan thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau, nên cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan khoa học và thể giới quan triết học. Ngoài ba hình thức chủ yếu này, còn có thể có thế giới quan huyền thoại [mà một trong những hình thức thể hiện tiêu biểu của nó là thần thoại Hy Lạp]; theo những căn cứ phân chia khác, thế giới quan còn được phân loại theo các thời đại, các dân tộc, các tộc người, hoặc thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường…

Thế giới quan chung nhất, phổ biến nhất, được sử dụng [một cách ý thức hoặc không ý thức] trong mọi ngành khoa học và trong toàn bộ đời sống xã hội là thế giới quan triết học.

2. Hạt nhân lý luận của thế giới quan

Nóitriết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan. Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại … triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi. Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường…, triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác. Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế.

Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan đã từng có trong lịch sử. Vì thế giới quan này đòi hỏi thế giới phải được xem xét trong dựa trên những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vànguyên lý về sự phát triển. Từ đây, thế giới và con người được nhận thức và theo quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Thế giới quan duy vật biện chứng bao gồm tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng.

Khi thực hiện chức năng của mình, những quan điểm thế giới quan luôn có xu hướng được lý tưởng hóa, thành những khuôn mẫu văn hóa điều chỉnh hành vi. Ý nghĩa to lớn của thế giới quan thể hiện trước hết là ở điểm này.

Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Bởi lẽ, thứ nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tỉm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan. Thứ hai, thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám phá và chinh phục thế giới. Trình độ phát triến của thế giới quan là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.

Thế giới quan tôn giáo cũng là thế giới quan chung nhất, có ý nghĩa phổ biến đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng do bản chất là đặt niềm tin vào các tín điều, coi tín ngưỡng cao hơn lý trí, phủ nhận tính khách quan của tri thức khoa học, nên không được ứng dụng trong khoa học và thường dẫn đến sai lầm, tiêu cực trong hoạt động thực tiễn. Thế giới quan tôn giáo phù hợp hơn với những trường hợp con người giải thích thất bại của mình. Trên thực tế, cũng không ít nhà khoa học sùng đạo mà vẫn có phát minh, nhưng với những trường hợp này, mọi giải thích bằng nguyên nhân tôn giáo đều không thuyết phục; cần phải lý giải kỹ lưỡng hơn và sâu sắc hơn bằng những nguyên nhân vượt ra ngoài giới hạn của những tín điều.

Không ít người, trong đó có các nhà khoa học chuyên ngành, thường định kiến với triết học, không thừa nhận triết học có ảnh hưởng hay chi phối thế giới quan của mình. Tuy thế, với tính cách là một loại tri thức vĩ mô, giải quyết các vấn đề chung nhất của đời sống, ẩn giấu sâu trong mỗi suy nghĩ và hành vỉ của con người, nên tư duy triết học lại là một thành tố hữu cơ trong tri thức khoa học cũng như trong tri thức thông thường, là chỗ dựa tiềm thức của kinh nghiệm cá nhân, dù các cá nhân cụ thể có hiểu biết ở trình độ nào và thừa nhận đến đâu vai trò của triết học. Nhà khoa học và cả những người ít học, không có cách nào tránh được việc phải giải quyết các quan hệ ngẫu nhiên – tất yếu hay nhân quả trong hoạt động của họ, cả trong hoạt động khoa học chuyên sâu cũng như trong đời sống thường ngày. Nghĩa là, dù hiểu biết sâu hay nông cạn về triết học, dù yêu thích hay ghét bỏ triết học, con người vẫn bị chi phối bởi ữiết học, triết học vẫn có mặt trong thế giới quan của mỗi người. Vấn đề chỉ là thứ triết học nào sẽ chi phối con người trong hoạt động của họ, đặc biệt trong những phát minh, sáng tạo hay trong xử lý những tình huống gay cấn của đời sống.

Với các nhà khoa học, Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” đã viết: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất.,. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối, vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”.

Như vậy, triết học với tính cách là hạt nhân lý luận, trên thực tế, chi phối mọi thế giới quan, dù người ta có chú ý và thừa nhận điều đó hay không.

3. Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học Mác – Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.

Thế giới quan duy vật biện chứngcó vai trò đặc biệt quan trọngđịnh hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là “cặp kính” triết học để con người xem xét, nhận thức thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp cho con người cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

Thế giới quan duy vật biện chứng còngiúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó giúp con người xác định thái độ và các cách thức hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa nhất định, thế giới quan cũng đóng một vai trò của phương pháp luận. Giữa thế giới quan và phương pháp luận trong triết học Mác – Lênin có sự thống nhất hữu cơ.

Thế giới quan duy vật biện chứngnâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.

Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan đúng đắn. Trong đó, thế giới quan triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan của con người phát triển như một quá trình tự giác.

Thế giới quan duy vật biện chúng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.

4. Cấu trúc của thế giới quan

Cấu trúc thế giới quan cổ thể xem xét dưới những góc độ khác nhau.

Dưới góc độ quá trình nhận thức của con ngườithế giới quan được xem như là một hiện tượng tinh thần, là sự tiến triển trong nhận thức của con người về thế giới. Sự tiến triển này được chia thành ba cập độ hay ba bậc thang cơ bản.

Bậc thang khởi điểm lànhận thức cảm tính về thế giới. Ở mức độ này, thế giới hình thành trong con người là thế giới cảm tính với những mặt riêng lẻ của nó được hình thành trên kinh nghiệm và nhận thức cá nhân như Mác – Ăngghen viết: “nhận thức … điểm khởi đầu của nó chỉ là sự cảm nhận một cách cảm tính môi trường gần gũi chong quanh”. Do đó, con người chỉ có quan niệm về một phần bức tranh của thế giới dựa trên trực quan sinh động của họ.

Bậc thang tiếp theo lànhận thức lý tính về thế giớihay là sự hiểu biết và giải thích thế giới được đặt trong tổng thể. Trực quan sinh động được thay bằng tư duy trừu tượng, ở giai đoạn này, con người có quan niệm về một bức tranh thế giới trọn vẹn trên cơ sở khái quát hóa, trừu tượng hóa cao.

Bậc thang cao nhất làsự tự nhận thức của cá nhân về thế giới. Ở đây, tính định hướng nhận thức của con người tác động đến hành vi của họ, mà thông qua đó có thể xác định: hệ thống giá trị, trình độ tư duy, thói quen trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của cá nhân. “Chính nhờ khả năng tự đánh giá-cho-phép cá nhân vượt qua giới hạn của hoàn cảnh, vượt qua những định kiến truyền thống lâu đời để nhìn nhận và đánh giá lại thế giới”. Sự phát triển của nhận thức về thế giới ở đây gắn chặt với những quan hệ nhiều hướng, phức tạp và đan xen vào nhau của hiện thực, đồng thời cũng gắn chặt với những quan điểm chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới. Và mặc dù nhận thức của con người về thế giới đã mang tính chất khái quát, tư tưởng của con người về thế giới có tính tổng hợp, nhưng để tự nhận thức trở thành hạt nhân của thế giới quan và nằm trong tầng sâu của thế giới quan, thì quan điểm của con người cần phải được áp dụng vào thực tiễn và trở thành nguyên tắc để giải thích thế giới, tác động ngược lại thế giới.

Dưới góc độ thế giới quan cá nhân, cấu trúc thế giới quan bao gồm những yếu tố cơ bản như tri thức, niềm tin, quan niệm, mà cuối cùng được biểu hiện thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Trong đó:

Tri thức: là kết quả của hoạt động nhận thức, là mắt xích khỏi điểm trong cấu trúc thế giới quan, là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra sự hiểu biết mới về tự nhiên, xã hội và tư duy. Đã là tri thức phải mang tính khoa học để thực hiện nhiệm vụ cơ bản là mở rộng tầm nhìn về thế giới cho con người. Nếu không có tri thức khoa học làm nền tảng, mỗi một người đều phải tự mày mò, tự tìm hiểu thế giới một cách biệt lập, thì con đường hình thành thế giới quan sẽ rất phức tạp và rối rắm. Tuy nhiên, để tri thức khoa học không phải là tư liệu chết đối với con người, thì nó phải được con người kiểm tra, tiếp thu và tin tưởng. Đó là quá trình tri thức kết hợp với niềm tin để trở thành quan điểm, lập trường của cá nhân con người.

Niềm tin: là hiện tượng đặc biệt của nhận thức, là chỗ dựa vững chắc của thế giới quan, nó tạo ra sức mạnh mãnh liệt và ý nghĩa cuộc sống lớn lao cho con người. Để tạo lập niềm tin cần có một lượng tri thức, kinh nghiệm và yếu tố cảm xúc lồng vào. Yếu tố này tạo ra sự tiên đoán bên trong và đặc trưng của mỗi con người. Ngoài ra, niềm tin còn là một phần đời sống tinh thần đóng vai trò cổ vũ to lớn cho con người trong lúc khó khăn. Niềm tin không bắt nguồn từ hư vô, ảo ảnh, mà phải bắt nguồn từ hiện thực, từ những quan điểm khoa học mới xây dựng được quan niệm đúng đắn về thế giới và tạo ra ý nghĩa tích cực cho cuộc sống.

Quan niệm: là cái đặc trưng của ý thức con người tạo nên cốt lõi của thế giới quan. Là hạt nhân tinh thần của cá nhân, con người không có quan niệm là con người đã đánh mất cái “tôi” của chính mình. Quan niệm của con người không tự nhiên mà có, nó được sản sinh và phát triển trong quá trìnhgiao tiếp, học hỏi ở tự nhiên, ở xã hội loài người, ở sự nắm bắt những nét đẹp văn hoá của toàn nhân loại, Quan niệm bám rễ rất chắc vào trong đời sống tâm tư, tình cảm của chúng ta. Tuy nhiên, nó không bất biến, khi xã hội có những bước ngoặc lịch sử, hệ thống tri thức của con người thay đổi, thì quan niệm cũng thay đổi theo. Và chỉ có những quan điểm đúng đắn phù hợp với hiện thực khách quan, mang lại hiệu quả thiết thực có khả năng phục vụ đời sống con người, mới tồn tại và phát triển được. Hướng tới tiến bộ xã hội là phải dũng cảm gạt bỏ những gì là phù hợp với quá khứ, nhưng không phù hợp trong hiện tại và không áp dụng được cho tương lai. Nếu con người bám mãi vào những quan niệm lỗi thời, thì sẽ làm nguy hại và gây trì trệ cho sự phát triển của nhân loại.

Đồng thời ở góc độ thế giới quan cá nhân, phải thấy được con người không phải là máy tính thu nạp và xử lý dữ liệu một cách thuần tuý, vô cảm, mà trong quá trình hình thành thế giới quan khoa học đòi hỏi có sự tham gia của cả yếu tố cảm xúc như “Không có cảm xức của con người, thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòichân lý”[V. I. Lênin]. Do đó, mối quan hệ giữa tri thức, niềm tin và quan niệm phải được xem xét trong một chỉnh thể thống nhất Quan niệm của con người chỉ được xây dựng vững chắc khi yếu tố trí tuệ và cảm xúc hòa quyện với nhau trong một khối thống nhất. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho quá trình hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập vào thế giới quan khi con người hoàn toàn tin tưởng vào sự đúng đắn của các tri thức. Từ đó, quan niệm được củng cố và con người sẽ hướng mọi hoạt động của mình theo quan niệm ấy.

Như vậy, nếu con người chỉ có niềm tin mà thiếu tri thức hoặc ngược lại chỉ có tri thức mà thiếu niềm tin, thì thế giới quan của họ là tự phát, là chưa hoàn thiện. Họ chỉ cảm nhận được biểu hiện bề ngoài của các sự vật, hiện tượng diễn ra trong thế giới, nên rất dễ rơi vào thế giới quan tôn giáo hoặc duy tâm.

Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ thế giới quan của con người là hoàn thiện, khi có sự kết hợp thống nhất giữa tri thức và niềm tín. Chỉ có trong sự thống nhất cao như vậy mới tạo cho con người thế giới quan tự giác để họ có thể phát huy tối đa khả năng nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội, một xã hội của con người, cho con người và vì con người.

Ngoài việc chia thế giới quan theo hai góc độ nêu trên, các nhà nghiên cứu còn phân biệt ba dạng cơ bản khác nhau của thế giới quan: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. Thế giới quan tôn giáo là quan niệm của các tôn giáo khác nhau về thế giới. Trong đó khi thể hiện quan điểm về thế giới, các yếu tố lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tưởng, người và thần hòa quyện vào nhau. Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái thần vượt trội cái người. Còn thế giới quan triết học sẽ được xem xét cụ thể hơn trong phần mối quan hệ giữa thế giới quan và triết học.

5. Mối quan hệ của thế giới quan với triết học và khoa học

Thế giới quan gắn chặt với những hình thức nhận thức khác nhau và đến lượt mình từ lúc mới ra đời các dạng nhận thức này cũng không tách rời thế giới quan. Trong sự gắn bó khăng khít như vậy, mối quan hệ đặc trưng nhất là quan hệ giữa thế giới quan và triết học.

Triết học cùng với sự ra đời của mình đã đóng vai trò cơ sở lý luận cho thế giới quan. Triết học và thế giới quan đều tìm cách trả lời các vấn đề về thế giới trong tổng thể của nó, về vị trí của con người trong thế giới, về sự nhận thức thế giới của con người, về quan hệ của con người với thế giới, nghiên cứu thế giới theo “trật tự vật chất hoặc tinh thần. Nhưng nội hàm của thế giới quan rộng hơn nội hàm của triết học “mọi triết học đều là thế giới quan, nhưng thế giới quan không nhất định là triết học” . Thế giới quan đôi khi hình thành tự phát và mang nặng tính chất cảm tính. Và con người có thể không có khái niệm triết học rõ ràng, nhưng phải có thế giới quan vì nếu không có thế giới quan tức là đã đánh mất cá nhân con người.

Sự hình thành thế giới quan luôn gắn bó chặt chẽ với triết học. Triết học diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống cácphạm trù, các quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi là trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người, trong đó tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học với phương thốc tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình hình thành và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này. Khoa học cổ chức năng giải thích thế giới và nhận thức nhằm mở rộng những quan điểm về thế giới. Đồng thơi, đặc trưng cơ bản của khoa học là tính chân lý. Cho nên, khoa học trở thành cơ sở để phân biệt các dạng thế giới quan khác nhau.

Thế giới quan được gọi là khoa học khi tri thức khoa học đóng vai trò nền tảng trong hệ thống quan điểm về thế giới. Tri thức khoa học đòi hỏi sự sử dụng những khái niệm, những phạm trù và những lý luận khoa học phản ánh đúng hiện thực khách quan, phản ánh đúng quy luật vận động và phát triển của thế giới.

Thế giới quan phản khoa học là thế giới quan tôn giáo, đồng thời cũng có một phần thế giới quan huyền thoại. Tuy nhiên, thế giới quan huyền thoại thường được xem là thế giới quan trước khoa học vì khi thần thoại xuất hiện, khoa học chưa ra đời.

Thế giới quan không khoa học là những dạng thế giới quan có liên quan đến học thuyết triết học duy tâm khác nhau. Triết học duy tâm cũng là một dạng lý luận, nhưng không phải là lý luận khoa học. Ngoài ra, còn có những nhà triết học duy vật về vấn đề tự nhiên, những duy tâm về vấn đề xã hội và những nhà thực chứng thì phủ nhận hoàn toàn vai trò của triết học và thế giới quan trong sự phát triển của nhận thức khoa học và trong thực tiễn xã hội.

Như vậy, kết quả hay tri thức của những khoa học riêng lẻ là cơ sở để kiểm nghiệm và chứng minh tính đứng đắn hay sai lầm trong hệ thống quan điểm của con người về thế giới. Đồng thời, để phá vỡ bức tranh thế giới cũ xây dựng bức tranh mới về thế giới, những phát minh mới trong khoa học không thể thiếu triết học và nền tảng thế giới quan đúng đắn được.

Lập trường thế giới quan trong con người phụ thuộc rất nhiều vào tri thức xã hội được xác nhận bằng kinh nghiệm và được củng cố bằng tình cảm. Các yếu tố tâm lý xã hội như cảm xúc, ý chí, tâm trạng, thói quen và truyền thống xuất hiện trong tâm tư của một giai cấp, dân tộc, một nhóm người trong xã hội thường mang tính chất quần chúng rộng rãi và linh động nên dễ tác động tới quá trình hình thành thế giới quan của cá nhân. Những nhận thức đời thường hình thành trên kinh nghiệm hằng ngày của con người không chỉ có tính chất kinh nghiệm, mà còn bao hàm cả tính chất tổng hợp và logic, nhưng nó vẫn chưa thể trở thành một hệ thống tri thức khoa học, trong nó vẫn còn nhữtìg quan điểm sai lầm, những tư tưởng lạc hậu, những ảo tưởng và nhầm lẫn. Cho nên thế giới quan khoa học phải đi trước, đóng vai trò dẫn đường và rút đần khoảng cách giữa chân lý và nhận thức sai lầm.

Như vậy, nhận thức đúng đắn thế giới quan khoa học và hình thành cho thế hệ trẻ; đặc biệt là sinh viên [bộ mặt tiêu biểu của nền kinh tế tri thức] thế giới quan khoa học là nhiệm vụ cần thiết mà Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề