Vai trò của thủy sản Công nghệ 7

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 49: Vai trò nhiệm vụ của nuôi thủy sản

Diện tích của nước ta phần lớn là biển nên ngành thủy sản là một trong những ngành nghề được ưu tiên phát triển hiện nay để biết ngành thủy sản có vai trò như thế nào trong đời sống của con người LuatTreEm xin giới thiệu nội dung bài 49 trong chương trình Công nghệ 7. Mời các em cùng tham khảo!

Vai trò của nuôi trồng thủy sản trong đời sống kinh tế và đời sống xã hội

  • Thực phẩm cho con người.
  • Có giá trị xuất khẩu.
  • Giá trị du lịch, thương mại.
  • Thức ăn cho gia súc, gia cầm.

1.2. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta

a. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi

  • Diện tích mặt nước có ở nước ta là 1,700,000 ha, trong đó có khả năng sử dụng là 1,031,000 ha. Nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng nước ngọt lên 60%, nước lợ nước mặn lên 70%.
  • Thuần hoá và tạo ra các giống mới.

Nuôi thủy sản

b. Cung cấp nhiều thực phẩm tươi, sạch

  • Thuỷ sản là loại thực phẩm tuyền thống của nhân dân ta và nhu cầu ngày càng tăng.
  • Cần cung cấp thực phẩm tươi, sạch để đảm bảo sức khoẻ vệ sinh cộng đồng.

c. Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản

Để phát triển toàn diện, nuôi thuỷ sản cần ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

Ứng dụng khoa học vào nuôi trồng

Nuôi thủy sản có những vai trò gì trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội?

Gợi ý trả lời

Vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội:

  • Cung cấp thực phẩm cho con người.
  • Xuất khẩu thủy sản.
  • Xuất khẩu thủy sản ra nước ngồi.
  • Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ làm sạch môi trường nước.
  • Làm thức ăn cho gia súc gia cầm.

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
  • Trình bày được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản.
  • Có ý thức trong việc nuôi thủy sản và coi trọng phát triển ngành nuôi thủy sản.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

PHẦN 4: THỦY SẢN

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN

I./ Mục tiêu chương

- Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.

- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản.

- Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản .

- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản .

- Biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH.

- Trình bày  và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.

- Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản.

- Trình bày  được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình.

- Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.

- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

- Quan sát , phân tích , trao đổi nhóm .

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm.

- Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. -    Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm.

     3. Thái độ :

- Có ý thức trong việc nuôi thủy sản và coi trọng phát triển ngành nuôi thủy sản.

- Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái .

- Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Góp phần cùng gia đình tham gia tạo được thức ăn cho tôm, cá trong ao nhà.

- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

-----------------o0o--------------

BÀI 49: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Biết được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.

- trình bày được vai trò của nuôi thủy sản đ/v đ/s nhân dân, đ/v pt chăn nuôi và đ/v nền kinh tế của đất nước.

- Trình bày được nhiệm vụ chính trong nuôi thủy sản nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn lợi mặt nước, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân và pt công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Bước đầu nhận biết được một số giống vật nuôi thủy sản.

- Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ môi trường thủy sản.

- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc giữ vệ sinh môi trường thủy sản.

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị của thầy :  Bảng phụ. S­ưu tầm thêm một số thông tin về sản lượng, các loại thuỷ sản đ­ược nuôi phổ biến.

- Chuẩn bị của Trò: đồ dùng , dụng cụ học tập

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
  2. Tổ chức

7A:                                          7B:                                             7C:

3. Kiểm tra bài cũ

 - Xen trong giờ

4. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động [5’]

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:   thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

 Thông qua hình ảnh trên, một bạn có thể nêu cho cô vai trò của ngành thủy sản?

HS trả lời  

GV: Nuôi thuỷ sản ở n­ước ta đang trên đà phát triển và đang đóng vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi trồng thuỷ sản chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm  nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.

- vai trò của nuôi thủy sản đ/v đ/s nhân dân, đ/v pt chăn nuôi và đ/v nền kinh tế của đất nước.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

             Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK

_ Treo tranh

_ Giáo viên hỏi :

+ Nuôi thuỷ sản là nuôi những con vật gì ?

+ Nhìn vào hình a , cho biết hình này nói lên điều gì?

+ Nhà em thường dùng những món ăn nào ngoài những món này?

+ Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thuỷ sản là gì?

+ Hình b nói lên điều gì?

+ Những loại thuỷ sản nào có thể xuất khẩu được?

+ Vai trò thứ 2 của nuôi thuỷ sản là gì?

+ Hình c nói lên điều gì?

+ Người ta thường thả cá vào trong lu để làm gì?

+ Vai trò thứ 3 của nuôi thuỷ sản là gì?

+ Bột cá tôm dùng để làm gì?

+ Bột cá tôm cung cấp chất gì?

+ Ở địa phương em có nuôi những loài thủy sản nào?

+ Tại sao người ta không nuôi cá linh ,cá chốt ?

_ Giáo viên tiểu kết ghi bảng.

_ Học sinh đọc bài và trả lời .

_ Học sinh quan sát .

_ Học sinh trả lời:

à Là nuôi những loài cá nước ngọt, cá nước lợ, nước mặn, ba ba, ếch, tôm, cua… và một số loài thủy sản khác.

à Các đĩa đựng tôm , cá và các sản phẩm thủy sản khác làm thức ăn .

à Học sinh kể ra .

à Cung cấp thực phẩm cho con người.

à Xuất khẩu thủy sản .

à Như: cá ba sa, tôm đông lạnh …

à Xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài.

 à Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ làm sạch môi trường nước.

à Ăn lăng quăng, làm sạch nước trong lu.

à Làm sạch môi trường nước.

à Làm thức ăn cho gia súc gia cầm.

 à Chất đạm [50% prôtêin]

à Học sinh kể ra.

 à Vì thu nhập thấp và dễ mắc bệnh.

_ Học sinh ghi bài.

I.Vai trò của nuôi thuỷ sản .

  Có 4 vai trò :

   _ Cung cấp thực phẩm cho con người.

   _ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu.

_ Làm sạch môi trường nước.

_ Cung cấp thức ăn chongành chăn nuôi .

_ Yêu cầu học sinh đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi:

+ Muốn nuôi thủy sản cần có những điều kiện gì?

+ Tại sao phải khai thác tối đa tiềm năng mặt  nước và giống nuôi?

+ Cần chọn giống nuôi như thế nào?

+ Tại sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi nuôi thủy sản?

+ Muốn chăn nuôi thủy sản có hiệu quả ta cần phải làm gì?

 _ Giáo viên hỏi:

+ Hiện nay người ta nuôi loài thủy sản nào nhiều nhất?

+ Vậy nhiệm vụ thứ nhất của nuôi thủy sản là gì?

_ Giáo viên tiểu kết ghi bảng.

_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II. 2 SGK và trả lời câu hỏi .

 + Cho biết vai trò quan trọng của thủy sản đối với con người?

+ Thủy sản tươi là thế nào?

+ Thủy sản khi cung cấp cho tiêu thụ phải như thế nào?

 + Cung cấp thực phẩm tươi sạch nhằm mục đích gì?

 + Nhiệm vụ thứ 2 của nuôi thủy sản là gì?

_ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức.

_ Yêu cầu học sinh đọc mục II.3 SGK và cho biết:

 + Để phát triển toàn diện ngành nuôi thủy sản cần phải làm gì?

_ Giáo viên bổ sung. Đó là nhiệm vụ thứ 3.

_ Giáo viên yêu cầu học sinh lặp lại 3 nhiệm vụ của nuôi thủy sản.

_ Giáo viên nhận xét, tiểu kết ghi bảng.

à Các điều kiện:

+ Diện tích mặt nước.

+ Giống nuôi.

à Tạo ra nhiều sản phẩm thuỷ sản.

à Chọn giống có giá trị xuất khẩu cao

à Phần lớn nước ta là đồng bằng và có khí hậu thích hợp. Nước ta lại có nhiều sông, ngòi, ao hồ và giáp với biển

à Bằng cách:

_ Tăng diện tích nuôi thuỷ sản

_ Thuần hoá các giống mới năng suất cao.

 à Như : cá da trơn, tôm sú, ba ba, cá sấu…

à Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi .

_ Học sinh ghi bài.

_ Học sinh đọc và trả lời:

à Cung cấp 40 – 50% lượng thực phẩm cho xã hội.

à Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm

à Cần cung cấp thực phẩm tươi, sạch không nhiễm bệnh, không nhiễm độc .

à Nhằm đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng

à Cung cấp thực phẩm tươi sạch.

_ Học sinh lắng nghe.

_ Học sinh đọc và trả lời:

à Cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh

_ Học sinh lắng nghe.

à Nuôi thủy sản có 3 nhiệm vụ:

+ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi .

+ Cung cấp thực phẩm tươi sạch

+ Ứng dụng những tiến bộ  khoa học kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi thủy sản.

_ Học sinh ghi bài .

II.Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta:

   Có 3 nhiệm vụ chính

_ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi

_ Cung cấp thực phẩm tươi sạch .

_ Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản .

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập [10']

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoàn thiện 2 sơ đồ .

a.Sơ đồ 1:

b.Sơ đồ 2 :


Đáp án:

     Sơ đồ 1:

        [1]: Cung cấp thực phẩm

        [2]: Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu

        [3]: Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi

        [4]: Làm sạch môi trường nước

     Sơ đồ 2:

        [1]: Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi.

        [2]: Cung cấp thực phẩm tươi sạch

        [3]: Ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nuôi thủy sản

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng [8’]

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Liên hệ:

Ở địa phương em đã thực hiện những nhiệm vụ của ngành nuôi thuỷ sản như thế nào? [Sử dụng diện tích chăn nuôi; cung cấp thực phẩm tươi sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học].

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng [2’]

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

5. Hướng ẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau

     _ Nhận xét thái độ học tập của học sinh

     _  học bài , trả lời câu hỏi cuối bài , xem trước bài 50.

Video liên quan

Chủ Đề