Vai trò của nhà hàng đối với kinh doanh nhà hàng

Đời sống hiện nay được nâng cao, xã hội phát triển, nhà hàng đã không còn xa lạ đối với chúng ta. Tại các khu đô thị phát triển, nhà hàng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ lớn đến nhỏ. Thế nhưng, ít ai để ý đến nhà hàng là gì? Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng như thế nào? Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé.

Khái niệm nhà hàng là gì?

Sự hiện diện của nhà hàng hiện nay làm cho chúng ta đủ hiểu và nhận biết được đây là những nơi như thế nào. Định nghĩa chính xác và dễ hiểu nhất, nhà hàng chính là nơi trực tiếp chế biến các món ăn, thức uống phục vụ khách hàng tại chỗ, nhằm mục đích thu lợi nhuận kinh tế. Thông thường, nhà hàng có thể được đánh giá phân loại và phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng, hay đôi khi chỉ cố định phục vụ nhóm khách hàng nhất định. Cách thức hoạt động tương đối đa dạng, nhiều chủ đề, loại món ăn, thức uống khác nhau.Một nhà hàng hoạt động bình thường, ổn định cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận với nhau, từ khối vận hành, văn phòng, cấp quản lý, đầu bếp, nhân viên phục vụ, tiếp tân,... Trong đó, mỗi vị trí, đều có nhiệm vụ công việc khác nhau, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với người đó.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nấu Thịt Dê, Công Thức Thịt Dê Xào Sả Ớt Thơm Ngon Tại Nhà

Nhà hàng là gì?
Ngoài ra, nhà hàng tên tiếng Anh gọi là gì cũng là câu hỏi có không ít người đặt ra khi nghiên cứu khái niệm nhà hàng. Trong tiếng Anh, nhà hàng có tên là “Restaurant”. Một số loại hình nhà hàng khác với tên tiếng Anh các bạn có thể tham khảo như:- Buffet restaurant: Nhà hàng buffet- Cafeteria: Quán ăn tự phục vụ- Fast food restaurant: Nhà hàng thức ăn nhanh- Fine dining restaurant: Nhà hàng cao cấp- Ethnic restaurant: Nhà hàng dân tộc

Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng là gì?

Về chức năng, trong hệ thống nhà hàng khách sạn, nhà hàng là bộ phận kinh doanh quan trọng và không thể thiếu trong việc thu lợi nhuận. Nhờ vào các hoạt động kinh doanh thức ăn, đồ uống, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng giúp kích cầu trong tiêu dùng. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khách du lịch hiện nay.Ngoài các hoạt động trên, một số nhà hàng còn cung cấp một số các dịch vụ khác như: Tổ chức tiệc buffet, buffet hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách hàng là tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan, kỷ niệm, chúc mừng,...Còn về nhiệm vụ của nhà hàng, để có thể phục vụ khách hàng được tốt nhất, cần thực hiện những việc sau:- Chuẩn bị dụng cụ ăn uống đầy đủ, đúng quy cách, phù hợp tiêu chuẩn và yêu cầu bữa ăn mà khách hàng mong muốn.- Đáp ứng kịp thời, thường xuyên, chính xác nhu cầu mà khách hàng đặt ra và khu vực dành cho khách hàng chọn món.

Chức năng nhiệm vụ của nhà hàng là gì?
- Lên thực đơn bữa ăn theo yêu cầu hoặc đề xuất cho khách hàng chọn lựa.- Tổ chức phục vụ bữa ăn theo trình tự, đúng nghi thức phục vụ, thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng cao uy tín, danh tiếng, thu hút được nhiều khách hàng hơn.- Sau bữa ăn, tổ chức thu dọn vệ sinh, sắp đặt lại trang thiết bị, dụng cụ bàn ăn cho gọn gàng. Sau đó, thực hiện đúng quy định giao nhận ca và giải quyết công việc còn lại, bảo đảm yêu cầu phục vụ khách hàng một cách liên tục, chất lượng cao.Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về nhà hàng, trả lời cho câu hỏi nhà hàng là gì? Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng? Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích, phục vụ tốt cho cuộc sống hàng ngày.

[TVHT] - Kinh doanh nhà hàng được đánh giá là một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động nhất hiện nay. Bên cạnh những nhà hàng đã tạo nên tên tuổi và thương hiệu uy tín trong tâm trí người tiêu dùng, cũng có nhiều nhà hàng phải rút lui trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công ấy là công tác quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng

Khi mới kinh doanh dịch vụ nhà hàng, những nhà quản lý gặp không ít khó khăn, công việc quản lý cũng chưa vào guồng. Tùy vào từng quy mô mà nhà hàng sẽ lựa chọn số lượng nhân sự để công việc quản lý được dễ dàng và hiệu quả nhất. Có rất nhiều bộ phận cần được giám sát, từ việc cung ứng nguyên liệu hay việc phục vụ và giải quyết những yêu cầu của khách hàng. Ở giai đoạn hoạch định, nhà quản trị hãy đưa ra những yêu cầu, quy định chung cũng như phân công nhiệm vụ rõ ràng để những giai đoạn sau này, việc thực hiện sẽ đi vào khuôn, vào nếp.

Quản lý nhà hàng đang được quan tâm đầu tư rất nhiều, vì hiệu quả mà nó đem lại ảnh hưởng lớn tới hình ảnh cũng như chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Vai trò thúc đẩy sự phát triển nhà hàng

Quản lý nhà hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định tới năng suất, chất lượng cũng như mức độ đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Mọi khâu trong nhà hàng của bạn đều phải được quản lý. Do đặc điểm riêng của nhà hàng là hoạt động với tần suất lớn, phục vụ nhiều đối tượng và khách hàng khác nhau, có thể xảy ra nhiều tình huống bất ngờ nên không thể bỏ sót các khâu quản lý và giám sát.

Một nhà hàng được coi là phát triển và thành công khi mà nó duy trì được mức tăng trưởng ồn định và có khả năng tăng liên tục trong thời gian tới. Vậy điều này có đóng góp gì từ công việc quản lý? Cách bố trí sắp đặt, lên thực đơn đảm bảo nhưng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyển nhân viên, marketing, quảng bá…tất cả những yếu tố này không phải tự nhiên mà có thể làm được, muốn có hiệu quả cần phải hoạch định và thực thi rõ ràng.

Quản lý thực hiện tất cả những vai trò từ việc hình thành công việc, triển khai tới khi hoạt động có kết quả, không chỉ vậy, “quản lý” còn phải giải quyết tất cả những phát sinh trong quá trình triển khai công việc hay những phàn nàn của khách hàng, giữ hình ảnh tốt đẹp nhất của nhà hàng trong lòng của công chúng.

Những vị trí chủ chốt

Người quản lý là vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng. Tốt nhất là người đó phải đã từng quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm. Chắc chắn bạn rất muốn có được một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên, đồng thời thể hiện được phong cách và cá tính của nhà hàng. Để có được người quản lý như vậy bạn cần phải trả mức lương tương xứng và nên tuyển trước khi mở cửa hàng ít nhất một tháng để họ có thể tư vấn cho bạn.

Bếp trưởng và đầu bếp: tùy vào quy mô nhà hàng của bạn mà có số lượng bếp trưởng khác nhau, thông thường khi mới bắt đầu bạn có thể cần 3 đầu bếp, 2 người làm toàn thời gian và 1người làm bán thời gian, giờ làm việc từ 10h sáng đến 4h chiều hoặc từ 4h chiều tới lúc đóng cửa. Người làm bán thời gian được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần hoặc ngày lễ.

Người phục vụ: họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh. Đối với bất kì nhân viên nào bạn cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu.

Không phải riêng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, mà bất kỳ công việc kinh doanh nào cũng cần phải quản lý. Việc quản lý tạo nên một “con đường chung” cho một tập thể cùng tiến bước và đi tới một mục tiêu chung nhất.

 Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ - www.tuvanhotro.vn

Đời sống hiện nay được nâng cao, xã hội phát triển, nhà hàng đã không còn xa lạ đối với chúng ta. Tại các khu đô thị phát triển, nhà hàng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ lớn đến nhỏ. Thế nhưng, ít ai để ý đến nhà hàng là gì? Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng như thế nào? Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Sự hiện diện của nhà hàng hiện nay làm cho chúng ta đủ hiểu và nhận biết được đây là những nơi như thế nào. Định nghĩa chính xác và dễ hiểu nhất, nhà hàng chính là nơi trực tiếp chế biến các món ăn, thức uống phục vụ khách hàng tại chỗ, nhằm mục đích thu lợi nhuận kinh tế. Thông thường, nhà hàng có thể được đánh giá phân loại và phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng, hay đôi khi chỉ cố định phục vụ nhóm khách hàng nhất định. Cách thức hoạt động tương đối đa dạng, nhiều chủ đề, loại món ăn, thức uống khác nhau. Một nhà hàng hoạt động bình thường, ổn định cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận với nhau, từ khối vận hành, văn phòng, cấp quản lý, đầu bếp, nhân viên phục vụ, tiếp tân,... Trong đó, mỗi vị trí, đều có nhiệm vụ công việc khác nhau, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với người đó.

Nhà hàng là gì?
Ngoài ra, nhà hàng tên tiếng Anh gọi là gì cũng là câu hỏi có không ít người đặt ra khi nghiên cứu khái niệm nhà hàng. Trong tiếng Anh, nhà hàng có tên là “Restaurant”. Một số loại hình nhà hàng khác với tên tiếng Anh các bạn có thể tham khảo như: - Buffet restaurant: Nhà hàng buffet - Cafeteria: Quán ăn tự phục vụ - Fast food restaurant: Nhà hàng thức ăn nhanh - Fine dining restaurant: Nhà hàng cao cấp - Ethnic restaurant: Nhà hàng dân tộc

Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng là gì?

Về chức năng, trong hệ thống nhà hàng khách sạn, nhà hàng là bộ phận kinh doanh quan trọng và không thể thiếu trong việc thu lợi nhuận. Nhờ vào các hoạt động kinh doanh thức ăn, đồ uống, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng giúp kích cầu trong tiêu dùng. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khách du lịch hiện nay. Ngoài các hoạt động trên, một số nhà hàng còn cung cấp một số các dịch vụ khác như: Tổ chức tiệc buffet, buffet hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách hàng là tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan, kỷ niệm, chúc mừng,...  Còn về nhiệm vụ của nhà hàng, để có thể phục vụ khách hàng được tốt nhất, cần thực hiện những việc sau: - Chuẩn bị dụng cụ ăn uống đầy đủ, đúng quy cách, phù hợp tiêu chuẩn và yêu cầu bữa ăn mà khách hàng mong muốn. - Đáp ứng kịp thời, thường xuyên, chính xác nhu cầu mà khách hàng đặt ra và khu vực dành cho khách hàng chọn món.
Chức năng nhiệm vụ của nhà hàng là gì?
- Lên thực đơn bữa ăn theo yêu cầu hoặc đề xuất cho khách hàng chọn lựa. - Tổ chức phục vụ bữa ăn theo trình tự, đúng nghi thức phục vụ, thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng cao uy tín, danh tiếng, thu hút được nhiều khách hàng hơn. - Sau bữa ăn, tổ chức thu dọn vệ sinh, sắp đặt lại trang thiết bị, dụng cụ bàn ăn cho gọn gàng. Sau đó, thực hiện đúng quy định giao nhận ca và giải quyết công việc còn lại, bảo đảm yêu cầu phục vụ khách hàng một cách liên tục, chất lượng cao.

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về nhà hàng, trả lời cho câu hỏi nhà hàng là gì? Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng? Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích, phục vụ tốt cho cuộc sống hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề