Uống thuốc tránh thai hàng ngày có bị ung thư

Việc dùng thuốc tránh thai tuy thuận tiện và dễ dàng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong việc kế hoạch hóa gia đình và chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thuốc tránh thai. Thế nhưng, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện mối liên hệ giữa biện pháp tránh thai này và nguy cơ ung thư vú.

Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai

Nghiên cứu trên gần 2 triệu phụ nữ Đan Mạch đã ghi nhận phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai với công thức hiện hành tăng 20% nguy cơ mắc ung thư vú so với người chưa bao giờ sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone. Loại thuốc tránh thai mới này gia tăng nguy cơ ung thư vú tương tự như loại thuốc đã bị cấm vào những năm 1990. Theo nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học Copenhagen ở Đan Mạch, gia tăng nguy cơ ung thư tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và có thể kéo dài trong hơn 5 năm, nếu bạn đã dùng thuốc được hơn 5 năm.

Các nhà nghiên cứu tính được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cho phụ nữ uống thuốc tránh thai trong 1 năm là 1/7.690 người từ 15 đến 49 tuổi. Như thế, chuyên gia khuyến cáo rằng, nguy cơ ung thư vú ở mọi phụ nữ dùng thuốc tránh thai còn rất thấp.

Nghiên cứu gần nhất này chỉ cho thấy mối liên hệ, chứ không phải bằng chứng cho rằng thuốc tránh thai hiện hành thực sự gây tăng nguy cơ ung thư vú. Bởi vì đối với phụ nữ có thể có nhiều nguy cơ ung thư vú cùng tồn tại như lớn tuổi, không có con, gen di truyền, khối u vú lành tính. Ung thư vú không thường thấy ở phụ nữ trẻ, vì thế một người phụ nữ trẻ sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp cho dù họ có uống thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai đầu tiên chứa lượng estrogen liều cao 150mg, vì nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên quan giữa estrogen và ung thư vú với nguy cơ tương tự đã khiến cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ thu hồi số thuốc tránh thai có nồng độ estrogen cao hơn 50mg vào thập niên 1990. Có sự thay đổi về công thức thuốc tránh thai vào những năm 1990 và được kỳ vọng sẽ giảm nguy cơ ung thư vú với công thức mới này.

Ngày nay, hầu như mọi thuốc tránh thai đều chứa từ 15 đến 35 mg estrogen trong mỗi viên. Chúng còn thêm progestin, một dạng tổng hợp của hormone progesterone ở nữ, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng tránh tình trạng kinh nguyệt không đều.

Liệu rằng lượng estrogen thấp có giảm hay loại bỏ được nguy cơ ung thư hay không, một nghiên cứu đã theo dõi khoảng 1,8 triệu phụ nữ từ năm 1995 đến năm 2012. Họ ghi nhận phụ nữ uống thuốc tránh thai gồm estrogen và progestin kết hợp có sự gia tăng nguy cơ ung thư vú khoảng 20%. Nghiên cứu cũng tìm thấy nguy cơ tương tự với thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, tương tự vòng tránh thai phóng thích progestin. Vì thế, không phải chỉ có estrogen làm tăng nguy cơ ung thư vú mà estrogen cũng trở thành trung tâm chú ý trong các nghiên cứu liên quan đến ung thư vú.

Để phòng tránh nguy cơ ung thư vú, phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản phụ khoa trước khi có kế hoạch phòng tránh thai hợp lý cho bản thân nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thuốc tránh thai là con dao 2 lưỡi, nhưng tác hại chỉ rõ ràng khi sử dụng thời gian dài hoặc nồng độ quá cao. Sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư vú và cổ tử cung, nhưng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung. Thời gian sử dụng càng dài thì tác động càng rõ rệt. Dù có sử dụng thuốc tránh thai hay không, chị em phụ nữ cũng đều cần biết cách tự khám vú và phát hiện sớm triệu chứng của ung thư vú. Đối với ung thư cổ tử cung, nguyên nhân chính vẫn là do virus HPV. Việc lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tăng nguy cơ ung thư vú, bên cạnh đó là những hậu quả khác có thể xảy ra nhanh hơn so với ung thư.

Thuốc tránh thai có làm tăng nguy cơ mắc ung thư?

Thuốc tránh thai chia thành 3 loại: viên tránh thai kết hợp, viên tránh thai đơn thuần và viên tránh thai khẩn cấp. Sự khác biệt nằm ở thành phần viên thuốc và liều lượng các thành phần.

  • Viên thánh thai kết hợp: gồm Estrogen và Progestin
  • Viên tránh thai đơn thuần: chỉ có Progestin
  • Viên tránh thai khẩn cấp: cũng chia thành loại kết hợp và loại đơn thuần, với liều cao hơn

Các nhà khoa học đã tìm ra ảnh hưởng của Estrogen với sự phát triển và tăng trưởng của một số loại ung thư

Thuốc tránh thai tác động thế nào đến nguy cơ ung thư vú?

Nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố liên quan đến nội tiết tố tự nhiên, những yếu tố cho phép mô vú phơi nhiễm với nồng độ cao hormone trong một thời gian dài như: có kinh sớm, mãn kinh muộn, có con muộn hoặc không có con. Một phân tích năm 1996 từ dữ liệu dịch tễ của hơn 50 nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy, những phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian gần có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn một chút so với những phụ nữ chưa từng sử dụng. Nguy cơ cao nhất thuộc về những người sử dụng thuốc tránh thai từ trước 20 tuổi. Điều này phù hợp với một nghiên cứu gần đây [2013], so sánh 2 nhóm nữ sinh sau dậy thì chưa dùng thuốc tránh thai bao giờ [với hơn 25 ngàn người], với nhóm đã và đang dùng thuốc tránh thai [với hơn 16 ngàn người] cũng cho kết quả tương tự, khi mà nhóm có dùng thuốc có tỷ lệ bị ung thư vú cao gấp rưỡi nhóm không dùng bao giờ [0.60% vs 0.42%]. Tuy nhiên, nguy cơ ở những người ngưng sử dụng được 10 năm giảm về bằng nhóm đối chứng, tức là nhóm chưa sử dụng thuốc tránh thai đường uống bao giờ. Có vẻ như thời gian sử dụng càng lâu làm tăng nguy cơ ung thư vú. Kết quả từ những nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp [chứa oestrogen và progestagen] làm tăng khả năng ung thư vú gấp 2 lần, và con số đối với thuốc tránh thai chỉ chứa oestrogen là 1,3 lần. Tuy nhiên, một nghiên cứu có uy tín được thực hiện từ 1994 tới 1998 chỉ ra rằng không có sự tăng nguy cơ ung thư vú đối với người đã và đang sử dụng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai tác động thế nào đến nguy cơ ung thư đại trực tràng?

Nghiên cứu cho thấy các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Sau đây là danh sách các phương pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố dường như có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng:

  • Sử dụng thuốc tránh thai kết hợp

Một phân tích tổng hợp của 20 nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa nguy cơ ung thư đại trực tràng và việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp cho thấy có nguy cơ phát triển ung thư giảm 18% ở những phụ nữ sử dụng thuốc này. 

Không có nhiều thông tin về loại thuốc này và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu dường như chỉ ra rằng việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng là như nhau - vì vậy lượng estrogen hoặc progestin trong viên uống không quan trọng. Tác dụng bảo vệ chống lại nguy cơ ung thư đã được thấy trong các nghiên cứu từ những năm 1960 [khi chủ yếu là thuốc liều cao được sử dụng] đến năm 2008 [khi các công thức thuốc viên mới hơn với lượng hormone thấp hơn được sử dụng phổ biến hơn].

  • Sử dụng miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai chứa sự kết hợp của progestin và estrogen, các chuyên gia cho rằng chúng sẽ mang lại lợi ích bảo vệ khỏi ung thư đại trực tràng giống như thuốc tránh thai kết hợp. 

Tóm lại, có những nguy cơ gây ung thư từ việc sử dụng thuốc tránh thai, và nó phụ thuộc rất nhiều vào thời gian sử dụng cũng như liều lượng các thành phần. Những loại thuốc tránh thai hiện nay sử dụng  estrogen liều thấp so với những viên thuốc thời kỳ đầu, nên cũng đã phần nào giảm các nguy cơ gây ung thư. Nhiều ý kiến chuyên gia khi cân nhắc giữa ích lợi của việc sử dụng thuốc tránh thai và những nguy cơ thì lợi ích của thuốc tránh thai lớn hơn hẳn. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên hệ giữa thuốc tránh thai và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam [Tổng hợp từ Verywellhealth] -

Video liên quan

Chủ Đề