Uống thuốc say xe trước hay sau khi ăn

Say xe – Kẻ phá hỏng những chuyến đi và là nỗi ác mộng của không chỉ người say xe mà còn là cánh tài xế. Đối với những người thường xuyên phải di chuyển bằng những phương tiện như ô tô, tàu hỏa, máy bay…, sẽ phải nạp một lượng lớn thuốc chống say. Vậy, sử dụng thuốc chống say tàu xe quá nhiều có gây hại gì cho cơ thể. Dưới đây là một số chia sẻ với bạn.

Say xe là gì?

Say tàu xe [hay là buồn nôn và nôn do say tàu xe] là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Say tàu xe bao gồm tất cả các loại vận chuyển như: say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay.

Say xe – kẻ phá hỏng mỗi chuyến đi

Nguyên nhân say xe

Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai [thí dụ đi tàu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển]

Giải pháp giảm chứng buồn nôn khi say xe

Để giảm cảm giác buồn nôn khi say xe, những người gặp tình trạng này hay tìm đến thuốc chống say

Trước khi lên xe 10 – 15 phút, uống một viên thuốc chống say như thế có thể phòng tránh cảm giác buồn nôn do say xe.  Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn.

Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uống thêm 1 viên nữa. Trên đường bị say và uống thuốc chống say ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15 – 20 phút sau mới được ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ. Phương pháp này có tác dụng đến 97%.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng tiềm ẩn nhiều  tác dụng phụ cho người sử dụng khi dùng quá nhiều hoặc tần suất dày đặc

Sử dụng thuốc chống say tàu xe gây cảm giác lâng lâng, mệt mỏi

Vì trong thuốc chống say tàu xe có các nhóm thuốc kháng cholinergic và kháng histamin nên khi sử dụng sẽ gây cảm giác buồn ngủ, mỏi mệt, khô miệng, mất khả năng tập trung. Vì thế, nếu gặp những tình trạng này thì người sử dụng thuốc sẽ không thể ứng phó hay đề phòng nếu có những tình huống bất ngờ xảy ra trên tàu, xe như trộm cắp, tai nạn,…. Do đó, việc sử dụng thuốc chống say tàu xe gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho chúng ta, bạn nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc chống say tàu xe.

Thuốc say xe có thể gây rối loạn tiêu hóa

Làm rối loạn tiêu hóa

Trong thuốc chống say tàu xe có chứa thuốc làm thay đổi chức năng dạ dày nên có thể chống nôn. Vì thế, làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa khi sử dụng. Nếu người sử dụng có tiền sử vận động muộn sau khi dùng thuốc thì sẽ có nguy cơ kích thích vận động dạ dày ruột sẽ gây nguy hiểm [xuất huyết dạ dày ruột, nghẽn cơ học, thủng tiêu hóa].

Có tính gây nghiện

Trong thuốc chống say tàu xe có chứa thuốc chống nôn mạnh dẫn chất từ canabinoid của cần sa. Thường dùng là Dronabinol [còn có biệt dược Marinol]; dùng trong buồn nôn và nôn mửa do thuốc trị ung thư. Vì vậy, khi sử dụng sẽ gây ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, ưu tư, dị cảm, mất điều hòa vận động, nhịp tim nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp thế đứng. Do đó, nên thận trọng với người có tiền sử nghiện, bệnh tim, rối loạn tâm thần, trẻ em, người già, người có thai, cho con bú và khi dùng không nên uống rượu.

Việc sử dụng thuốc chống say tàu xe mang đến nhiều tác dụng không tốt đối với sức khỏe. Vì vậy, thay vì sử dụng thuốc, bạn hãy thử sử dụng các biện pháp từ tự nhiên, hoặc sử dụng những sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên để hạn chế tình trạng say tàu xe 1 cách tốt nhất

Giải pháp chống say xe không cần dùng thuốc

Trước nhiều tác dụng phụ không mong muốn từ các loại thuốc say xe, các bác sĩ tại Hàn Quốc đã nghiên cứu giải pháp chống say tàu xe và cho ra đời sản phẩm Miếng ngậm chống say tàu xe G2-Traveling ODF. G2-Traveling đã được MFDS KOREA [ Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc] công nhận về khả năng chống say tàu xe hiệu quả, cũng như tính an toàn của sản phẩm với người sử dụng.

Miếng ngậm chống say tàu xe được sản xuất dưới công nghệ hiện đại, quy trình chiết xuất CO2 siêu tới hạn giúp giữ lại thành phần tinh khiết với hàm lượng dược chất cao hơn. Thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như gừng, tinh chất cúc la mã, Hồng sâm. Được bào chế dưới dạng miếng film ngậm tan rã trong miệng. Với dạng bào chế độc đáo này, giúp người sử dụng nhanh chóng giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn giúp “dứt điểm” tức thì cảm giác say tàu xe, tiền đình.

G2traveling – giải pháp chống say xe không cần dùng thuốc

Sản phẩm chống say tàu xe G2-Traveling ODF tác dụng tức thì và không gây tác dụng phụ. G2-Traveling được coi là phương pháp chống say xe không cần dùng thuốc, không gây phản ứng phụ, an toàn tuyệt đối tại Hàn Quốc, Mỹ, Úc và các nước Châu Âu.

An toàn với trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai

Được chứng nhận bởi MFDS KOREA [ Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc] , Miếng ngậm chống say tàu xe G2-Traveling ODF đã được hàng triệu khách hàng trên thế giới tin tưởng và sử dụng trong suốt những năm vừa qua. Sản phẩm được Bộ Y tế VN cấp giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận về hiệu quả vượt trội giúp chống say xe, chống nôn. G2-Traveling ODF phù hợp và an toàn cho cả trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng.

Hiệu quả, an toàn với thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi, Miếng ngậm chống say tàu xe G2-Traveling dễ dàng mang theo trong những chuyến đi và là lựa chọn lý tưởng giúp “tạm biệt” chứng say xe mà không cần dùng thuốc.

Sản phẩm được độc quyền nhập khẩu từ Hàn Quốc và phân phối tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Dược Hunmed

Trong bài viết nêu một số tác hại của việc sử dụng quá nhiều thuốc chống say tàu xe, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hy vọng các bạn tìm kiếm được giải pháp an toàn và hiệu quả cho những chuyến đi

Rất nhiều người thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn mỗi lần ngồi trên tàu, xe ô tô nên rất ngại phải đi xa. Để ngăn chặn tình trạng say tàu xe, bạn hãy làm theo những lời khuyên dưới đây.

1. Ăn nhẹ trước khi đi

Nhiều người lầm tưởng rằng việc không ăn gì trước khi lên tàu hay ô tô sẽ giúp giảm cảm giác chóng mặt, buồn nôn vì dạ dày trống rỗng, không có gì để có thể… cho ra. Tuy nhiên, đó là một quan niệm chưa đúng. Đừng để cơ thể quá đói trước khi bạn bắt đầu một chuyến đi, phải di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày.

Chú ý nên ăn nhẹ, chẳng hạn với một chút bánh mỳ và trứng, hoặc salad với thịt gà hoặc bánh quy. Không nên ăn quá no làm dạ dày căng tức, khó chịu. Nên bỏ qua hoặc hạn chế những món ăn có tính axit như các món xào, rán chứa nhiều dầu mỡ hoặc cà phê. Không sử dụng đồ uống có ga hay chứa cồn.

Bạn cũng đừng quên mang theo nước gừng, trà gừng hay kẹo gừng giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Say xe là một nỗi kinh hoàng với nhiều người [ảnh minh họa: internet]

2. Dùng thuốc chống say xe

Một số loại thuốc chống say xe giúp ngăn chặn sự tương tác giữa bộ não và tai trong, có thể giúp ngăn chặn sự chuyển động và say sóng.

Tuy nhiên, nên uống thuốc ít nhất một giờ trước khi lên tàu xe thay vì lên xe mới uống. Một số loại thuốc có hiệu quả hơn khi uống vào đêm trước chuyến đi. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và biết các tác dụng phụ của thuốc.

3. Dùng vòng tay chống say xe

Vòng tay chống say xe là một băng kim đan có tính đàn hồi quấn quanh cổ tay tạo ra áp lực đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc chống lại chuyển động và say sóng. Chúng kết nối với một điểm áp lực nằm trên cổ tay và ở mặt trong của cánh tay.

Lori Guynes, một chuyên gia nghiên cứu về điều này ở Santa Barbara, California cho biết: Vòng tay chống say xe kết nối tới cơ hoành và dạ dày giúp ngăn chặn cảm giác buồn nôn và nôn. Bạn có thể đeo chúng trên cổ tay mỗi khi bạn cảm thấy buồn nôn.

4. Nhìn ra xa

Dù bạn đang chuyển động trên mặt đất, trên không hay trên biển, hãy giữ đôi mắt của mình cố định và chú ý nhìn ra xa, quang cảnh xung quanh có thể giúp bạn quên đi mùi xăng dầu, cảm giác buồn nôn.

Không nhìn ra phía sau và không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang chuyển động ngược chiều với hướng đi của mình. Thỉnh thoảng bạn cũng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông, cơ thể đỡ mỏi mệt.

Để đỡ say xe, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ [ảnh minh họa: Internet]

5. Không đọc sách, ngồi đối diện về phía sau

Khi lên xe, hãy chọn một vị trí ngồi ổn định nhất trên xe. Nên chọn chỗ ngồi gần với người lái xe, tốt nhất là chỗ để bạn có tầm nhìn thẳng lên phía trước. Nếu đi xe khách hoặc xe tải bạn nên ngồi ở ghế trên.

Nếu đi tàu, thuyền bạn nên thì tìm chỗ ngồi ở nơi thoáng mát, ngoài trời. Tránh đứng gần động cơ như là ống xả vì nó có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn hơn. Nếu cần di chuyển trên quãng đường dài, nên ngồi ở phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.

Ở trên máy bay, nên chọn chỗ ngồi ở giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay. Trên ô tô, tàu hỏa thì nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên. Ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.

Bên cạnh đó để tránh bị say tàu xe, đau đầu và buồn nôn, bạn chú ý đừng đọc sách hoặc ngồi đối diện về phía sau.

Lan Dương - Theo Khoeplus.vn

Video liên quan

Chủ Đề