Ứng dụng tin học trong xã hội hiện đại

Tin học đang phát triển ngày càng nhanh và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi mặt mọi lĩnh vực. Trong đó, Tin học được sử dụng phổ biến và đặc biệt quan trọng trong giáo dục. Tin học được đưa vào chương trình học và hỗ trợ giảng dạy. Cả trong công việc và đời sống, Tin học luôn chứng minh được tầm quan trọng của nó.

 Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng đi cùng sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc thành thạo các kỹ năng tin học đang được nước ta ngày càng chú trọng nhằm nâng cao cơ hội học hỏi và hội nhập với thế giới. Mức độ cần thiết của Tin học là rất cao, dễ dàng nhận thấy điều này qua những mối liên hệ mật thiết của THVP với Giáo dục, Công việc và Đời sống.

Ứng dụng trong giáo dục

Trong việc đưa Tin học vào lĩnh vực Giáo dục nhằm mục đích bồi dưỡng kiến thức cho thế hệ trẻ, nước ta đang có 2 xu hướng chính:

Đưa Tin học vào chương trình giảng dạy

Học sinh cấp 1 được làm quen với các khái niệm cơ bản của Tin học, sử dụng máy tính để học và thi một số môn Học sinh THCS được chọn Tin học trong danh sách các môn thi nghề bắt buộc cho học sinh cuối cấp. Học sinh THPT được học và thi Tin học như là một môn học chính thức. Sinh viên tại hầu hết các ngành, đặc biệt là kinh tế, kỹ thuật, phải học một số tín chỉ về Tin học ngay học kì đầu tiên để phục vụ cho việc học tập các môn học khác đòi hỏi kỹ năng xử lý bộ phần mềm Microsoft Office. Trong suốt các năm đại học, Tin học được sinh viên sử dụng xuyên suốt để làm tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận, thuyết trình…

Học sinh cấp 1 được làm quen với các khái niệm cơ bản của Tin học

Giáo viên sử dụng máy tính nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy và chuẩn bị tài liệu cho giảng dạy. Khi giảng dạy, giáo viên sử dụng thiết bị máy chiếu để phát các slide bài giảng sinh động, dễ tiếp thu cho học sinh. Còn khi muốn lên giáo án, thầy cô có thể sử dụng bộ Microsoft Office để xử lý văn bản, bảng tính hay slide trình chiếu hoặc soạn các câu hỏi trắc nghiệm.

– Học qua các bài giảng trình chiếu của thầy cô giáo, cái này buộc phải sử dụng vi tính để làm bài giảng, powerpoint, violet… [từ tiểu học đến bậc đại học đều đang phổ biến dần phương pháp dạy học này]. Mình thấy đây là cách học rất hay, đó đánh vào trực quan sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu, tránh đc tình trạng đọc, chép của giáo dục hiện nay– Làm bài bằng các phần mềm vi tính như word, exel, đặc biệt khối văn hóa, xã hội thì rất cần kỹ năng này

– Học bài trực tuyến, online, các thông tin, kiến thức được lưu giữ, cập nhập qua mạng – một ứng dụng hàng đầu của công nghệ thông tin

Bài 8: Những ứng dụng của tin học – Lý thuyết: Những ứng dụng của tin học trang 53 SGK Tin học 10. Những ứng dụng của Tin học là:

Những ứng dụng của Tin học là:

1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật

Tin học đã hỗ trợ con người trong các lĩnh vực thiết kế kỹ thuật, xử lí các số liệu thực nghiêm, quy hoạch và tối ưu hóa…

2. Hỗ trợ việc quản lí

Tin học đã hỗ trợ xử lí một khối lượng lớn thông tin rất đa dạng. Để làm được các việc đó, đã có các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Excel, Quattro… các hệ quản trị dữ liệu như Foxpro, Microsoft Access, Oracle, SQL Server… trợ giúp con người.

Một quy trình ứng dụng Tin học để quản lí thường gồm các bước:

– Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, chứng từ trên máy, kể cả việc sắp xếp chúng;

– Xây dựng các chương trình tiện dụng làm các việc như cập nhật các hồ sơ

– Khai thác thông tin theo các yêu cầu khác nhau như tìm kiếm, thông kê, rút trích, lọc, in các bảng biểu…

3. Tự động hoá và điều khiển

Máy tính đã giúp con người trong những quy trình công nghệ tự động hoá. Chẳng hạn, giúp con người phóng các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ.

4. Truyền thông

Quảng cáo

Tin học đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong việc đổi mới và phát triển các dịch vụ truyền thông, đặc biệt là tạo ra sự liên kết giữa mạng truyến thông và các mạng máy tính, trong đó phải kể tới mạng thông tin toàn cầu Internet.

5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng

Tin học đã tạo cho việc biên soạn, in ấn… các văn bản, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư… được thuận lợi, chính xác và nhanh chóng. Từ đó, các khái niệm văn phòng điện tử, xuất bản điện tử… trở nên quen thuộc với người dùng.

6. Trí tuệ nhân tạo

Con người đã thiết kế ra các máy có thể đảm đương một số hoạt động thuộc lình vực trí tuệ của con người hoặc những hoạt động đặc thù của con người như  hiểu ngôn ngữ tự nhiên dưới dạng văn bản viết tay, nghe và hiểu tiếng nói.

Ngoài ra con người đã thiết kế ra một số máy phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh, nhiều loại rôbốt… trợ giúp con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

7. Giáo dục

Nhờ những thành tựu của Tin học, chúng ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, làm cho việc dạy học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho người học… Đáng kể nhất là có thể thực hiện dạy học qua mạng Internet.

8. Giải trí.

Để giải trí trên máy tính ta có thể sử dụng những .phầm mềm như phần mềm trò chơi, xử lí ảnh, xem phim, nghe nhạc…

Bài 7. Tin học và xã hội

1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại

a. Lợi ích của ứng dụng tin học

- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: văn phòng, thiết kê, điều khiển [tàu vũ trụ, tên lửa,...]

- Thúc đẩy việc truyền bá thông tin và tri thức vượt qua mọi sự ngăn cách địa lý.

- Giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.

b. Tác động của tin học đối với xã hội

- Làm thay đổi cách nhận thức, cách tổ chức và vận hành các hoạt động xã hội.

- Những tiện ích và những thiết bị hiện đại do tin học mang lại cũng góp phần thay đổi phong cách sống của con người[truyền thông, mua sắm và giải trí].

- Tin học và máy tính ngày nay cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.

2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá

a. Tin học và kinh tế tri thức

- Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.

b. Xã hội tin học hoá

- XHTH hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, các mạng MT kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.

- Tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức chính là XHTH hoá.

3. Con người trong XHTH hoá

- Để cho sự trao đổi và phát triển của nền kinh tế cũng như XHTH hoá, mỗi người chúng ta cần phải:

  • Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người, toàn xã hội, trong đó có cá nhân mình.
  • Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
  • Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, có đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường Internet. Có ý thức tuân thủ pháp luật là yêu cầu tất yếu với mỗi người tham gia vào không gian điện tử chung.

Video liên quan

Chủ Đề