Tự chăm sóc bản thân là gì

5 LĨNH VỰC CỦA CHĂM SÓC BẢN THÂN

20/09/2021
Các hoạt động có ích như thiền, tập thể dục sẽ chẳng có ích gì nếu bạn không chăm sóc bản thân. Trên thực tế, khi bạn không quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của bản thân thì các hoạt động giảm căng thẳng sẽ không có hiệu quả.

Chăm sóc bản thân [self-care] là những hành động có ý thức mà con người thực hiện để tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của chính họ.
Chăm sóc bản thân được định nghĩa là, "một quá trình đa chiều, đa diện, tham gia có mục đích vào các chiến lược thúc đẩy hoạt động lành mạnh và tăng cường hạnh phúc." Khi bạn thực hiện các bước chăm sóc cho tinh thần và thể chất của mình, bạn sẽ được trang bị tốt hơn trong cuộc sống.

Thật không may, nhiều người coi việc chăm sóc bản thân là một điều xa xỉ, hơn là một ưu tiên. Do đó, họ dễ cảm thấy quá tải, mệt mỏi và thiếu trang bị để đối phó với những biến cố không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Điều quan trọng là phải đánh giá hiện tại bạn chăm sóc bản thân như thế nào. Dưới đây là một số lĩnh vực khác nhau khi chúng ta nói về chăm sóc bản thân.



1. Chăm sóc thể chất

Bạn cần phải chăm sóc cơ thể của mình nếu muốn nó hoạt động hiệu quả. Hãy nhớ rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ thể và tâm trí. Khi bạn chăm sóc cho cơ thể của mình, bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn.
Chăm sóc thể chất bao gồm việc xác định năng lượng cơ thể được cung cấp như thế nào, ngủ bao nhiêu, hoạt động thể chất bạn đang làm và chăm sóc nhu cầu thể chất của như thế nào. Khám định kỳ, uống thuốc theo quy định và quản lý sức khỏe của bạn đều là một phần của việc tự chăm sóc thể chất tốt.

Khi nói đến việc chăm sóc thể chất, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để đánh giá các lĩnh vực bạn cần cải thiện:

- Bạn có ngủ đủ giấc không?
- Chế độ ăn uống của bạn có cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể bạn không?
- Bạn có đang quan tâm đến sức khỏe của mình không?
- Bạn có tập thể dục đầy đủ không?

2.Chăm sóc khía cạnh xã hội

Hòa nhập và kết nối là rất quan trọng với chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, chúng ta đôi khi khó có thời gian dành cho bạn bè và rất dễ bỏ bê các mối quan hệ của mình vì cuộc sống bận rộn.
Những mối quan hệ gần gũi rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất để vun đắp và duy trì các mối quan hệ thân thiết là dành thời gian và năng lượng để xây dựng mối quan hệ với những người khác.
Mỗi người đều có những nhu cầu xã hội khác nhau, hãy tìm ra nhu cầu xã hội của bạn là gì và dành thời gian trong lịch trình để chăm sóc khía cạnh xã hội tối ưu.

Để đánh giá lĩnh vực này, hãy tự vấn:

- Bạn có dành đủ thời gian để trò chuyện, gặp gỡ với bạn bè của mình không?
- Bạn đang làm gì để nuôi dưỡng mối quan hệ của mình với bạn bè và gia đình?

3. Chăm sóc tinh thần

Cách bạn suy nghĩ là những điều bạn lấp đầy tâm trí, chúng có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tâm thần của bạn.
Chăm sóc bản thân về mặt tinh thần bao gồm làm những việc giúp đầu óc bạn nhạy bén, chẳng hạn như giải đố hoặc tìm hiểu về một chủ đề khiến bạn mê mẩn. Bạn có thể thấy đọc sách hoặc xem phim để tiếp thêm sức mạnh cho tâm trí của mình.

Tự chăm sóc tinh thần cũng liên quan đến làm những việc giúp tinh thần lành mạnh. Ví dụ, thực hành lòng từ bi và trắc ẩn với bản thân sẽ giúp bạn có những cuộc đối thoại nội tâm lành mạnh hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi tự phản tỉnh về việc chăm sóc tinh thần:

- Bạn có dành đủ thời gian cho các hoạt động kích thích tâm trí không?
- Bạn có đang chủ động làm những việc để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình không?

4.Chăm sóc tâm linh

Một số nghiên cứu cho cá nhân có đời sống tôn giáo hay tâm linh nói chung thường có lối sống lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, chăm sóc tâm linh không có nghĩa là bạn phải theo tôn giáo. Khía cạnh này liên quan đến bất cứ điều gì phát triển cảm giác sâu sắc hơn về ý nghĩa, sự minh triết hoặc kết nối với vũ trụ.
Cho dù là thiền định, tham dự một buổi lễ hoặc cầu nguyện, thì việc chăm sóc về mặt tâm linh là rất quan trọng.

Khi xem xét đời sống tâm linh của mình, hãy tự vấn những điều sau:

- Bạn có thường đặt những câu hỏi về cuộc sống và trải nghiệm của mình?
- Bạn có đang tham gia vào các hoạt động tâm linh mà bạn thấy thỏa mãn không?

5.Chăm sóc cảm xúc

Các kỹ năng ứng phó lành mạnh với những cảm xúc khó chịu như tức giận, lo lắng và trầm buồn là rất quan trọng. Chăm sóc cảm xúc bao gồm các hoạt động giúp bạn chấp nhận và chuyển hóa cảm xúc của mình.
Đó có thể là tâm sự với gia đình hoặc bạn thân về cảm giác của bạn, hoặc dành thời gian cho các hoạt động giải trí, điều quan trọng là phải kết hợp chăm sóc cảm xúc vào cuộc sống của bạn.

Khi đánh giá các chiến lược chăm sóc về mặt cảm xúc của bản thân, hãy cân nhắc những câu hỏi sau:

- Bạn có những cách lành mạnh để quản lý cảm xúc của mình không?
- Bạn có các hoạt động giúp bạn cảm thấy nạp năng lượng không?

LỜI KẾT

Kế hoạch tự chăm sóc của mỗi người sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và những vấn đề diễn ra trong cuộc sống của họ.
Hãy đánh giá những lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Sự đánh giá này nên thường xuyên được cập nhật. Khi bối cảnh thay đổi, nhu cầu chăm sóc bản thân của bạn cũng có thể thay đổi.

Với những người mới bắt đầu, bạn không cần phải giải quyết tất cả mọi thứ cùng một lúc. Hãy xác định một số bước nhỏ bạn có thể làm để tập chăm sóc bản thân tốt hơn.
Sau đó, sắp xếp thời gian để tập trung vào nhu cầu của bạn. Ngay cả khi bạn cảm thấy không còn thời gian để làm điều gì nữa, hãy ưu tiên chăm sóc bản thân. Khi bạn chăm sóc cho tất cả các khía cạnh của bản thân, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của mình chất lượng hơn.

Nguồn: 5 Self-Care Practices for Every Area of Your Life, By Elizabeth Scott, MS Verywell Mind
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:



Video liên quan

Chủ Đề