Trước những giá trị vô cùng quan trọng của các di sản văn hóa chúng ta cần có trách nhiệm gì

Để DSVH thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp được xem là yếu tố then chốt.

Nhữngbước tiến quan trọng

Việt Nam có kho tàng DSVH vô cùng phong phú, đa dạng, gồm DSVH vật thể, DSVH phi vật thể và di sản tư liệu. Nhìn lại 35 năm đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH đã có những bước tiến quan trọng, từ quan điểm, nhận thức, hệ thống văn bản pháp lý; cơ chế, chính sách; thanh tra, kiểm tra; hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực... Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản bao gồm tất cả các lĩnh vực như: Di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bảo tàng; DSVH phi vật thể; di sản tư liệu... đã có những thành tích đáng ghi nhận.

Giới thiệu với du khách về Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây [Hoàn Kiếm, Hà Nội].Ảnh: TOÀN LINH

DSVH ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và xã hội. Từ khi có Luật DSVH năm 2001 đến nay, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách nhà nước đã đầu tư cho chống xuống cấp là 3.524 tỷ đồng [chưa kể các di tích quốc gia đặc biệt và di sản thế giới]. Bên cạnh đó, với sự ra đời của 58 bảo tàng ngoài công lập từ khi có Luật DSVH 2001, việc thành lập Hội DSVH Việt Nam và sự kiện Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg ngày 24-2-2005 về việc lấy ngày 23-11 hằng năm là Ngày DSVH Việt Nam, đã tạo cơ hội để tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH dân tộc.

Nhiều DSVH ở Việt Nam, bên cạnh việc bảo vệ, giữ gìn vốn quý do cha ông để lại, đã và đang trở thành nguồn lực thực sự cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Các di tích lịch sử-văn hóa, nhờ được bảo tồn, tôn tạo trong một quy hoạch tổng thể, gắn kết giữa DSVH và du lịch mà trở thành hàng hóa, thậm chí là hàng hóa có giá trị kinh tế đặc biệt. Nguồn lợi kinh tế thu được hằng năm qua hoạt động văn hóa-du lịch tại các DSVH và thiên nhiên thế giới đạt mức hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn như khu phố cổ Hội An, di sản đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục DSVH thế giới đã có những thay đổi tích cực.

DSVH Hội An đã trở thành “thương hiệu du lịch”, điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, góp phần đắc lực vào sự phát triển ngành kinh tế du lịch-dịch vụ Hội An, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân-chủ di tích, đồng thời tăng thêm điều kiện để bảo tồn, tu bổ di tích; trở thành nền tảng, hành trang để Hội An vững bước đi lên xây dựng phát triển kinh tế-xã hội. Quần thể di tích Cố đô Huế và vịnh Hạ Long khi mới được ghi danh DSVH và thiên nhiên thế giới mỗi năm chỉ có vài chục nghìn lượt người thăm, đến nay con số này đã lên đến hàng triệu lượt. Tương tự, các làn điệu dân ca, khi được vật thể hóa nhờ các băng hình, đĩa nhạc; các bí quyết nghề nghiệp và bàn tay khéo léo của thợ thủ công Việt Nam được thể hiện và phát huy trong việc sản xuất các mặt hàng thủ công-mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu... đã và đang có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Khắc phục ngay những hạn chế, bất cập

Tiềm năng là vậy, song, bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận, cũng còn những hạn chế, bất cập. Công tác trùng tu và bảo vệ các DSVH bị hạn chế bởi kinh phí cũng như vướng các thủ tục hành chính. Bảo tồn và phát huy các DSVH còn chưa tương xứng với giá trị, tầm vóc của di sản. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực DSVH còn mỏng; nhiệm vụ kiểm kê di tích, quy hoạch khảo cổ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích ở nhiều địa phương còn thiếu đồng bộ và chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn tới vẫn còn xảy ra sai phạm. Công tác xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH chưa tương xứng với tiềm năng của xã hội. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm trong lĩnh vực này chủ yếu đến từ phản ánh, kiến nghị của báo chí và người dân...

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nói trên có nhiều, nhưng có thể tập trung ở những nguyên nhân chính: Hệ thống pháp luật về DSVH còn thiếu đồng bộ, một số nội dung còn chồng chéo với các luật khác, nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; còn có nhiều lúng túng trong việc giải quyết giữa bảo tồn DSVH và phát triển kinh tế-xã hội, giữa lợi ích trước mắt và sự phát triển bền vững; việc quảng bá DSVH hiệu quả chưa cao, lợi ích kinh tế từ DSVH còn khiêm tốn...

Để giải quyết những bất cập trên, thiết nghĩ, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với DSVH. Bảo vệ DSVH phải được chú trọng tương xứng, hài hòa với phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH thật sự tâm huyết, có trình độ, năng lực chuyên môn... Các địa phương cần kiên quyết xử lý các vi phạm làm tổn hại tới DSVH. Bên cạnh đó, cần phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội thông qua việc mạnh dạn giao cho tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án và chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng chuyên môn cũng như các quy định khác.

PGS, TS ĐỖ VĂN TRỤ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam

Đề bài: Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
 

Bạn đang xem: Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

I. Dàn ý nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa [Chuẩn]

1. Mở bài

· Mỗi một dân tộc đều có một lịch sử với những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
· Di sản văn hóa là những điều quý báu mà mỗi con người phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ.

2. Thân bài

a. Thế nào là di sản văn hóa?
· Là những di sản vật chất và những di sản tinh thần chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên.

b. Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa:· Biểu hiện của lòng yêu đất nước.

· Bảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc…[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa tại đây

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có một quá trình lịch sử của riêng mình. Đó là quá trình xây dựng và hình thành các truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong lịch sử phát triển, các di sản văn hoá là những giá trị quý báu mà mỗi con người phải ra sức giữ gìn và bảo vệ. Dân tộc Việt Nam ta cũng có rất nhiều di sản văn hoá mà chúng ta trân trọng.

Vậy di sản văn hoá là gì? Đó là những tài sản vật chất và tài sản tinh thần chứa đựng nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên. Đó có thể là một làn điệu dân ca hình thành từ lâu đời, hay là một công trình kiến trúc mang dấu ấn của quá khứ… Những di sản văn hoá có mặt ở khắp nơi, muốn giữ gìn và bảo vệ thì cần sự quan tâm của tất cả mọi người.

Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước, của dân tộc, bởi đây là biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nước. Ai yêu quê hương mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống, yêu câu hát dân ca, lễ hội của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trong mình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông. Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc. Mà nền tảng tinh thần là linh hồn của dân tộc, là bản sắc văn hoá. Nếu mất đi bản sắc đó tức là mất đi gốc rễ truyền thống, biết lấy gì để vun đắp cho tâm hồn, làm chỗ dựa trước những trào lưu phức tạp trong một thời đại toàn cầu hoá, đòi hỏi con người phải biết giữ bản sắc dân tộc không phai nhòa. Ngoài ra, di sản văn hóa của dân tộc đều có giá trị vô cùng to lớn. Làm tổn thất về di sản văn hóa chính là làm nghèo đất nước, đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi di sản văn hóa giúp cho đất nước có thêm nguồn thu từ du lịch, di sản văn hóa cũng tạo nên sự hấp dẫn cho mọi vùng đất. Di sản văn hóa còn là sự kết nối các thế hệ con người Việt Nam. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để đất nước luôn phát triển bền vững.

Trong thời gian vừa quan, việc giữ gìn các di sản văn hóa rất được nhà nước ta quan tâm, nó thể hiện ở các chính sách bảo tồn và phát triển. Chúng ta có thể thấy các công trình kiến trúc xưa cổ được bảo vệ và tu sửa như chùa Một Cột, cụm di tích thành Nội Huế hay khu vườn của ba anh em Tây Sơn ở Bình Định… Những dấu tích vẻ vang của quá khứ còn in dấu trên từng viên gạch, từng cái cây cổ thụ. Mỗi một người Việt Nam đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ nét đẹp văn hóa chính là bảo vệ một phần tâm hồn của mình. Nhưng có một số ít các bạn trẻ còn chưa hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa. Hành động vẽ lên di tích hay làm tổn thương các di sản văn hóa vẫn còn đâu đó. Chúng ta cần lên án và chỉ rõ ra những sai trái đó, để di sản văn hóa dân tộc mãi tồn tại theo thời gian.

Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Mà trước tiên, chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. cách thức bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữa ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị.

Di sản văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành.

———————-HẾT——————–

Việt Nam là dân tộc có bề dày lịch sử, vì vậy để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, mỗi người cần có trách nhiệm, ý thức giữ gìn, bảo tồn. Bàn về văn hóa Việt Nam, bên cạnh bài Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Nghị luận xã hội Giữ lấy truyền thống dân tộc, Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, Nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề