Trình bày những tiền đề điều kiện của Cách mạng tư sản Pháp

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷXVIII

LSTG Cổ trungNội dung 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

I/ Những tiền đề cm.

1/ Tiền đề kinh tế.

a/ Sự bóc lột vô hạn độ của nhà nước phong kiến tăng lữ đã kìm hãm sự phát triển trong nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân cũng như ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp TBCN.

b/ Từ thế kỷ XVIII nền Công thương nghiệp Pháp đã có bước phát triển mới đòi hỏi phá bỏ sự ràng buộc của chế độc phong kiến thể hiện qua:

Pháp có quan hệ mậu dịch với nhiều nước Châu Âu và khu vực khác, CN nhẹ phát triển như các ngành làm đường, dệt vải, sản xuất hàng xa xỉ. CN nặng: cơ khí, mỏ, đóng tàu, bước đầu được cơ khí hóa. Xuất hiện các công trường thủ cộng.

c/ Quan hệ SX phong kiến là trợ lực chính cho sự phát triển của lực lượng sx TBCN và mâu thuẫn giữa chúng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cm Pháp.

2/ Tiền đề chính trị.

a/ Lúc này XH Pháp chia thành 3 đẳng cấp, tăng lữ quý tộc và quảng đại quần chúng nhân dân [ gồm TS, nông dân, dân nghèo thành thị, thợ thủ công,….] Khác nhau về địa vịKT- CTvà thái độ chính trị trong cm.

b/ Giai cấp TS Pháp đứng đầu đẳng cấp thứ 3 ra đời trên nền tảng cảu 1 nền kinh tế hàng hóa. Do vậy mâu thuẫn chế độ phong kiến. Tuy nhiên g/c này thể hiện tính không đồng nhất, chí thành mấy tầng lớp khác nhau: Đại tư sản, tư sản vừa và nhỏ, TS tài chính, Ts công thương. Tính không đồng nhất này cùng với sự tồn tại vững chắc cảu chế độ phong kiến Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến XH Pháp lúc đó.

3/ Tư tưởng.

a/ Sự xuất hiện trào lưu tư tưởng ánh sáng. Mục đích cảu con người là đi tìm hạnh phúc ngay trong cõi đời mình. Dựa vào những tiến bộ KH- KT tin rằng con người sẽ chiến thắng được thiên nhiên và làm cho Xh phát triển không ngừng, họ đề cao ý chí, đề cao tự do, chống mọi hình thức áp bức của vương quyền, thần quyền [ nhà vua và giáo hội ].

b/ Những đại diện xuất sắc cảu trào lưu tư tư tưởng ánh sáng bao gồm: Vônte, Motes quieu, JJ Roussear, Meshes Mably, Morelly, Diderot, nhóm Bách khoa toàn thư, tuy khác nhau về quan điểm nhưng họ có đóng góp quan trọng về cm TS Pháp về mặt tư tưởng,…

c/ Trào lưu tư tưởng ánh sáng chính là ngọn đuốc soi đường cho các nhà chính trị của Pháp trong thời kỳ diễn biến cm, là tiền đề tư tưởng cho sự bùng nổ cuộc cm TS Pháp.

II/ Diễn biến cm Ts Pháp.

Mở đầu bằng sự kiện nhà vua Louis XVI tập trung lực lượng ở Pari để đối phó với lực lượng cm, cách chức Tổng trưởng tài chính Nếch Ke liên quan việc giải quyết khủng khoảng tài chính. Cm Ts Pháp đã trải qua 3 giai đoạn chính sau:

1/ Giai đoạn I:

Ngày 14/07/1789- 10/08/1792 là giai đoạn thống trị cảu phái lập hiến với các sự kiện chủ yếu sau:

a/ Sự kiện pháo đài Basille là hiện thân của chế độ bạc nhược chuyên chế bị lọt vào tay quân chúng cm 14/07/1789 đánh dấu sự sụp đổ cảu chế độ phong kiến đồng thời mở đầu cho chế độ tự do.

b/ Ngày 26/ 08/1789, quốc hội lập hiến thông qua hiến pháp tuyên ngôn nhân quyền và dan quyền với khâu hiệu nội chiến : “ Tự do – bình đẳng- bác ái”, được coi là bức khai tử của chế độ cũ, đồng thời là cương lĩnh của chế độ mới. Đay là 1 văn kiện có giá trị lớn đối với nước Pháp và thế giới.

c/ Để xao dụi phong trào đấu tranh cuả nông dân quốc hội lập hiến đã ban hành các chính sách về ruộng đất, thủ công nghiệp và chính sách đối với nhà thờ. Tuy vậy tâng lớp đại tư sản vẫn lo sợ phong trào đấu tranh của nhân dan muốn thỏa hiệp với nhà vua Louis XVI.

d/ Ngày 03/09/1791 quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp xác lập nền chuyên chính TS dưới hình thức quân chủ lập hiến, đại đa số nhân dân không có quyền chính trị, phụ nữ không có quyền bầu cử, công nhân không có quyền khởi công, sau đó quốc hội tuyên bố tự giải tán nhường chổ cho quốc hội lập pháp vừa mới được bầu theo quy định hiến pháp 1791.

e/ Đến năm 1791 những vấn đề cơ bản của cm Pháp cũng chưa được giải quyết, trước hết là vấn đề ruộng đất của nhân dân, tình hình đó cùng với sự can thiệp vào nước Pháp của liên quân Pháp – Phổ và sự bất lực của phái lập hiến [ liên tiếp thua trận do không kiên quyết chiến đấu và do nội phản ]. Sự sụp đổ của phái lập hiến và sự nắm quyền của tầng lớp TS công thương nghiệp Girondin. 17/08/1792.

2/ Giai đoạn 2: Ngày 10/08/1792 đến ngày 02/06/1793, là giai đoạn thống trị của Girondin chủ yếu các sự kiện sau:

a/ Girondin thực hiện một số chính sách quan trọng như: Đẩy lùi được sự can thiệp của Aùo – Phổ 1792. Tuyên bố thành lập nền cộng hòa 1792 và xử tử vua Louis XVI năm 1793. Tuy nhiên đây là giai đoạn mâu thuẫn trong giai cấp Ts nảy sinh. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa g/c Ts và quần chúng nhân dân trở nên gay gắt chủ yếu là không giai quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Trong khi đó nền cộng hòa Pháp đứng trước thách thức rất to lớn, cùng lúc phải đối phó nạn thud trong giặc ngoài. Đây là âm mưu phản loạn bên trong và sự can thiệp của liên minh phong kiến bên ngoài do nước Anh cầm đầu.

b/ Kết quả: Đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân lật đổ phái Girondin đưa phái Jacobins lên nắm quyền 06/1793.

3/ Giai đoạn 3: Ngày 02/06/1793 đến 27/07/1794 là giai đoạn thống trị của nền chuyên chính Jacobins với sự kiện chính sau:

a/ Ngay sau khi lên nắm quyền phái Jacobins đã thực thi những chính sách quan trọng.

– Chính sách về ruộng đất với những đạo luật trong tháng 6/1793 quy đinh trả lại ruộng đất công bị phong kiến quý tộc chiếm đoạt trả lại cho nhân dân, theo diện ưu đãi trả dần trong 10 năm.

– Tháng 06/1793 một Hiến pháp mới được thông qua thể hiện tính chất tiến bộ: Trong đó: + Tuyên bố chính thể cộng hòa ở Pháp.

+ Quyền bầu cử cho mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên.

+ Xóa bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp.

+ Khẳng định chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân.

Dù chưa được thi hành nhưng đây là văn kiện lịch sử tiến bộ nhất trong thời cận đại.

– Thi hành chính sách “ khủng bố đỏ” và thực hiện những biện pháp cm trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài như:

+ Xét xử các kẻ tình nghi, dập tắt bạo loạn trong nước.

+ Tổng động viên quân đội để bảo vệ tổ quốc.

+ Ban hành luật giảm tối đa đối với những nhu yếu phẩm.

+ Mưc tiền lương tối đa của công nhân.

– Đặc biệt là đánh bật quân thù ra khỏi đất nước từ tháng 12/1793.

Với tất cả những chính sách trên phái Jacobins đã đưa cm Pháp đạt đến đỉnh cao nhất của nó.

b/ Bên cạnh những hoạt động tích cực nói trên phái Jacobins đã mắc phải một số hạn chế thiếu sót trong việc điều chỉnh các chính sách sau cm đã đẫn đến sự sụp đổ của phái này:

+ Nhất là không thực hiện được kế hoạch ruộng đất đề ra.

+ Phát sinh những mâu thuẫn giữa chính phủ và nông dân [ nông dân, công nhân] và g/c TS, cũng như trong nội bộ của chính phủ, khối đoàn kết xung quanh chính phủ do vậy suy yếu dần và đi đến tan vỡ, trong khi kẻ thù cm chưa bị tiêu diệt hẵn đã bị khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Jacobins , sau đó đã tiến hành lật đổ nền chuyên chính phái dân chủ cm Jacobins đánh dấu cm đi vào thoái trào.

Tóm lại: Ba giai đoạn phát triển trong cm Ts Pháp là 3 nấc thang đánh dấu quá trình đi lên của cuộc cm từ 1789 đến 1792 và 1794, trong quá trình cm thái độ g/c TS có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Do tác động những nhân tố khách quan và chủ quan từ bên trong và bên ngoài,và sự sụp đổ nền chính quyền cm của Jacobins do nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho tầng lớp Ts Pháp nên nắm chính quyền kéo dài đến tháng 11/1799 và sau đó Napoleno I thiết lập chính quyền độc tài quân sự và cm TS pháp kết thúc.

III/ Tính chất và ý nghĩa lich sử:

– Pháp là một cuộc cm TS đã phá tan chế độ phong kiến quyets sạch tàn dư lạc hậu của thời trung cổ, mở đường cho sự phát triển CNTB ở Pháp và trên lục địa châu Âu.

– Trong tiến trình cm g/c TS Pháp là g/c lãnh đạo cm nhưng chính cùng quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cm đến thằng lợi.

– Tính chất hạn chế của cm TS pháp được thể hiện rõ nét trong việc duy trì chế độ tư hữu và không có ý định thủ tiêu chế độ bóc lột.

– Mặc dầu vậy cm Ts Pháp là cuộc cm đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong chính sách nước Pháp cũng như lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại.

Thắng lợi cm TS Pháp góp phần rất lớn trong việc truyền bá tư tưởng dân chủ TS tinh thần phản kháng của nhân dân các nước Châu Âu đứng lên chống lại vương quyền. Đồng thời nó đã thức tĩnh những lực lượng dân chủ tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến , chế độ thực dân.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...

Related

Leave a Reply Cancel reply

Enter your comment here...

Fill in your details below or click an icon to log in:

Email [required] [Address never made public]

Name [required]

Website

You are commenting using your WordPress.com account. [LogOut/ Change]

You are commenting using your Google account. [LogOut/ Change]

You are commenting using your Twitter account. [LogOut/ Change]

You are commenting using your Facebook account. [LogOut/ Change]

Cancel

Connecting to %s

Notify me of new comments via email.

Notify me of new posts via email.

Δ

Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?

Đề bài

Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân sâu xa:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba [muốn xóa bỏ chế độ phong kiến] với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc [muốn duy trì chế độ phong kiến].

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Loigiaihay.com

  • Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 13 SGK Lịch sử 8

  • Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 13 SGK Lịch sử 8

  • Qua những điều trên, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 4 trang 13 SGK Lịch sử 8

  • Nhân dân pháp đã hành động như thế nào khi "Tổ quốc lâm nguy"? Kết quả ra sao?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 8

  • Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792-1793?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 15 SGK Lịch sử 8

  • Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

  • Tại sao Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất [1874]?

    - Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

  • Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

  • Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873]

    Tóm tắt mục 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873]

Lịch sử lớp 10

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
    • 1.1 Tình hình kinh tế
    • 1.2 Tình hình chính trị xã hội
  • 2 Hội nghị đại diện các Đẳng cấp năm 1789
  • 3 Quốc hội
  • 4 Quốc hội lập hiến
    • 4.1 Đột chiếm ngục Bastille
    • 4.2 Bãi bỏ chế độ phong kiến
    • 4.3 Loại bỏ ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Roma
    • 4.4 Sự hình thành các đảng phái
    • 4.5 Đến một hiến pháp
    • 4.6 Tiến đến Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ
    • 4.7 Từ sự kiện kỷ niệm ngày phá ngục Bastille đến cái chết của Mirabeau
    • 4.8 Cuộc đào tẩu Varennes
    • 4.9 Những ngày cuối cùng của Quốc hội lập hiến
  • 5 Quốc hội lập pháp và sự sụp đổ của nền Quân chủ
    • 5.1 Quốc hội
    • 5.2 Chiến tranh
    • 5.3 Nền lập hiến bị khủng hoảng
  • 6 Quốc ước
    • 6.1 Sự thống trị của phái Girondin
    • 6.2 Phái Jacobin nắm quyền
  • 7 Chế độ Đốc chính
  • 8 Ảnh hưởng
    • 8.1 Đối với nước Pháp
    • 8.2 Đối với thế giới
  • 9 Chú thích
  • 10 Tham khảo
  • 11 Xem thêm

Nguyên nhânSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyên nhân của cuộc Cách mạng Pháp

Tình hình kinh tếSửa đổi

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải phục vụ, nộp địa tô cao cho các lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.

Công thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân. Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

Tình hình chính trị xã hộiSửa đổi

1 ecu bạc của Pháp, mặt trước là chân dung vua Louis XVI, đúc năm 1784

Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế [đứng đầu là vua Louis XVI]. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Sau cuộc Chiến tranh Bảy năm [1756–1763], nền quân chủ Pháp suy thoái nghiêm trọng, trong khi những liệt cường phía Đông là Nga, Phổ và Áo lại phát triển lớn mạnh, trong khi Anh đã vươn lên trở thành đối thủ khó ưa của Pháp.[4][5] Nhiều yếu tố dẫn tới cuộc cách mạng; về một số mặt chế độ cũ không còn chống đỡ nổi tính cứng nhắc của chính nó đối diện với một thế giới đang thay đổi; một số mặt khác, nó rơi vào những tham vọng của một tầng lớp trưởng giả đang nổi lên, cộng với sự lo lắng của những người nông dân, người làm công ăn lương, và các cá nhân ở mọi tầng lớp đang chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng của thời đại Khai sáng. Khi cách mạng diễn ra và khi quyền lực được trao từ tay triều đình cho các thể chế luật pháp, những xung đột quyền lợi của các nhóm liên minh ban đầu đó đã trở thành nguồn gốc của xung đột và đổ máu.

Chắc chắn, các nguyên nhân của cách mạng phải bao gồm tất cả những điều sau:

  • Sự oán giận đối với chế độ quân chủ chuyên chế đương thời.
  • Sự oán giận đối với hệ thống lãnh chúa từ phía những người nông dân, làm công ăn lương, và ở một mặt rộng hơn cả của tầng lớp trưởng giả.
  • Sự nổi lên của các tư tưởng của thời đại ánh sáng.
  • Nợ quốc gia không thể kiểm soát nổi, có nguyên nhân từ việc tăng thêm gánh nặng của một hệ thống thuế rất lớn.
  • Sự thiếu thốn thức ăn vào những tháng ngay trước khi cách mạng nổ ra.[6]
  • Sự oán giận đối với tầng lớp quý tộc đặc quyền và sự thống trị đối với cuộc sống công cộng từ phía những tầng lớp chuyên nghiệp đầy tham vọng.
  • Ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Kỳ.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Hoạt động tiền cách mạng đã bắt đầu khi vua Louis XVI của Pháp [trị vì từ 1774–1792] đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính hoàng gia. Nhà vua Pháp, về mặt tài chính cũng là quốc gia Pháp, có những món nợ rất lớn. Trong thời vua Louis XV [trị vì từ 1715–1774] và Louis XVI nhiều bộ trưởng, gồm cả Nam tước Turgot [Bộ trưởng Tài chính 1774–1776] và Jacques Necker [Bộ trưởng Tài chính 1777–1781], đều không thành công trong việc đưa ra cải cách nhằm biến hệ thống thuế của Pháp trở nên đồng đều hơn. Các biện pháp đó luôn bị phản đối từ phía "hội đồng nhà vua" [tòa án], dân "quý tộc", vốn tự coi mình là những người bảo vệ quốc gia chống lại chế độ chuyên quyền, cũng như khỏi các bè phái của triều đình và cả các bộ trưởng mất chức. Charles Alexandre de Calonne, người đã trở thành Bộ trưởng Tài chính năm 1783, theo đuổi một chiến lược chi tiêu minh bạch, coi đó là phương tiện để thuyết phục những ông chủ nợ tiềm tàng về sự đáng tin cậy và ổn định của nền tài chính Pháp.

Tuy nhiên, Calonne, từ lâu đã theo dõi tình hình tài chính của Pháp, đã quyết định rằng nó vẫn có thể cứu vãn được và đưa ra một loại thuế đất đai thống nhất coi đó là phương tiện để đưa tài chính Pháp vào khuôn khổ về dài hạn. Trước mắt, ông hy vọng rằng một sự biểu thị ủng hộ từ phía Hội đồng quý tộc được chọn lọc kỹ lưỡng sẽ lấy lại được lòng tin vào tài chính Pháp, cho phép vay mượn thêm cho tới khi thuế đất đai mang lại hiệu quả và bắt đầu trả nợ.

Mặc dù Calonne đã thuyết phục nhà vua về sự cần thiết của những cải cách của ông, Hội đồng quý tộc đã từ chối tán thành các biện pháp của ông, đòi hỏi rằng chỉ một chỉ một cơ cấu đại diện thực sự; tốt nhất là États Généraux [Hội nghị các Đẳng cấp] của vương quốc, mới có thể thông qua luật thuế mới. Nhà vua, thấy rằng chính Calonne là một trở ngại đã cách chức ông và thay bằng Étienne Charles de Loménie de Brienne, vị Tổng giám mục Toulouse, người sau này là lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Brienne lúc ấy đã có được vị trí mở rộng để tiến hành cải cách, trao cho dân chúng nhiều quyền dân sự [gồm cả tự do tôn giáo với phái Tin lành], và hứa hẹn triệu tập hội nghị đại diện các đẳng cấp trong năm năm, nhưng trong lúc ấy ông cũng cố gắng thúc đẩy các kế hoạch của Calonne. Khi các biện pháp này được đưa ra trước "Hội đồng Nhà vua" tại Paris [một phần cũng phải nhờ đến sự không lịch thiệp của nhà vua], Brienne phản đối, gắn sức giải tán toàn bộ Hội đồng và thu thêm các loại thuế mà không cần quan tâm tới họ. Điều này đã dẫn tới một sự phản ứng rộng lớn từ nhiều nơi trong đất Pháp, gồm cả "Ngày của những viên ngói" nổi tiếng ở Grenoble. Thậm chí quan trọng hơn, sự hỗn loạn khắp đất nước đã làm các nhà cho vay ngắn hạn, mà ngân khố Pháp phải phụ thuộc vào và từng ngày một phải thuyết phục họ ngừng rút các khoản nợ, đưa lại một tình trạng gần như phá sản buộc Louis và Brienne phải đầu hàng.

Ngày 8 tháng 8 năm 1788, nhà vua đồng ý triệu tập hội nghị bất thường États Généraux vào tháng 5 năm 1789 – lần đầu tiên kể từ 1614. Brienne từ chức vào ngày 25 tháng 8 năm 1788, Necker một lần nữa lại gánh vác trọng trách tài chính quốc gia. Ông đã sử dụng vị trí của mình để đề xuất các cải cách mới, nhưng chỉ để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của các đại diện quốc gia.

Hội nghị đại diện các Đẳng cấp năm 1789Sửa đổi

Bài chi tiết: Hội nghị các đẳng cấp năm 1789

Việc kêu gọi triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp dẫn tới sự gia tăng lo ngại từ phía đối lập rằng chính phủ sẽ cố gắng triệu tập một hội nghị với thành phần có lợi cho họ. Nhằm tránh tình trạng này, "Hội đồng Nhà vua" của Paris, vốn đã trở về vai trò quyền lực tại thành phố trong thắng lợi, tuyên bố rằng Hội nghị phải được triệu tập theo những cách thức đã được tiến hành như ở lần Hội nghị trước. Mặc dầu có vẻ rằng các thành viên Hội đồng Paris không nhận thức đầy đủ về "những cách thức năm 1614" khi họ đưa ra quyết định này, nhưng nó đã gây nên một sự xáo động. Hội nghị năm 1614 bao gồm số lượng đại biểu ngang nhau từ mỗi đẳng cấp, và trật tự là, Đẳng cấp thứ nhất [tăng lữ], Đẳng cấp thứ hai [quý tộc], và Đẳng cấp thứ ba [bao gồm tầng lớp Đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo] và mỗi đẳng cấp [toàn thể tất cả các đại biểu thuộc đẳng cấp đó] được bầu một phiếu. Hầu như ngay lập tức "Ủy ban Ba mươi", một tổ chức những người Paris tự do, đa số là quý tộc, bắt đầu kích động chống lại nó, đòi phải tăng gấp đôi Đẳng cấp thứ ba và bầu theo đầu phiếu [như đã từng được thực hiện ở nhiều hội đồng địa phương]. Hội đồng Nhà vua tại Paris nhanh chóng phản công lại, tuyên bố rằng chỉ các quy trình bầu cử; những người được ủy quyền được bầu cử bởi những "Quan án quản hạt" và "hội đồng nhà vua" tại các địa phương chứ không phải bởi các tỉnh; mới cần được quyết định bởi kiểu năm 1614. Necker, thay mặt cho chính phủ, cuối cùng đi đến kết luận là Đẳng cấp thứ ba cần phải được tăng lên gấp đôi, nhưng vấn đề bầu theo đầu phiếu vẫn phải để lại cho Hội nghị tự giải quyết. Nhưng những sự oán giận từ cuộc tranh cãi đó vẫn còn rất lớn, và những cuốn sách mỏng, như của Abbé Sieyès Đẳng cấp thứ ba là gì, tuyên truyền rằng các đẳng cấp được ưu tiên là những kẻ ăn bám và rằng chính các đại biểu của Đẳng cấp thứ ba mới là đại diện quốc gia, làm cho những sự oán giận đó vẫn tồn tại.

Khi Hội nghị được triệu tập ở Versailles vào ngày 5 tháng 5 năm 1789, những bài phát biểu dài của Necker và Lamoignon, người giữ các con dấu, không hướng dẫn được gì nhiều cho các đại biểu, họ lại phải quay lại các cuộc họp nhóm để ủy nhiệm cho các thành viên của mình. Vấn đề bầu cử theo đầu phiếu hay theo đẳng cấp không được đặt ra, nhưng các đại biểu Đẳng cấp thứ ba lúc ấy yêu cầu lá phiếu của một đẳng cấp chỉ có giá trị khi đại diện cho toàn thể các đại biểu của đẳng cấp đó tại Hội nghị. Tuy nhiên, những cuộc thương lượng giữa các đại biểu tại Hội nghị của các đẳng cấp thứ nhất và thứ hai để hoàn thành việc này không mang lại kết quả, vì chỉ có một đa số không đáng kể tăng lữ và đa số lớn hơn các quý tộc tiếp tục ủng hộ việc bầu cử theo đẳng cấp.

Video liên quan

Chủ Đề