Trình bày mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và tiền tệ

Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng:

- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:

+ Giá trị hàng hoá.

+ Giá trị của tiền.

+ Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.

Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ [vàng] thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.

- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.

- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hoá. Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Quy luật này được thể hiện như sau:

M = P . Q V size 12{"M "=" " { {"P " "." " Q"} over {V} } } {}

Trong đó: M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông

P: giá cả của đơn vị hàng hoá

Q: khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông

V: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ.

Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

Trong đó: P.Q: tổng số giá cả hàng hoá và dịch vụ đem lưu thông

PQb: tổng giá cả hàng hoá bán chịu

PQk: tổng giá cả hàng hoá khấu trừ nhau

PQd: tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán.

Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh tế hàng hoá.

Mục lục bài viết

  • 1. Giá trị của hàng hóa là gì ?
  • 2. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì ?
  • 3. Giá trị giao đổi của hàng hóa là gì ?
  • 4. Giá cả của hàng hóa là gì ?
  • 5. Giá trị thị trường là gì ?
  • 6. Tìm hiểu về thuyết số lượng tiền tệ
  • 7. Tìm hiểu về quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh

Bốn khái niệm [giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả] đã có một quá trình lịch sử lâu dài trong kinh tế học và triết học, nghĩa của các khái niệm này cũng được phát triển mở rộng ra. Bất kỳ hàng hoá nào đều có giá trị và giá trị sử dụng. Nếu hàng hóa này được trao đổi ở thị trường thì nó được thêm vào giá trị trao đổi và thường được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá hay giá cả của hàng hóa đó.

>> Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoạigọi:1900.6162

1. Giá trị của hàng hóa là gì ?

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.

- Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hộicần thiết.

- Thời gian lao động xã hộicần thiết là thời gian lao động xã hộitrung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động xã hộicần thiết có thể thay đổi.

- Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:

+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.

+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.

+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.

2. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì ?

Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.

3. Giá trị giao đổi của hàng hóa là gì ?

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động [thời gian lao động và công sức lao động] được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.

4. Giá cả của hàng hóa là gì ?

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

- Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,

- Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

- Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

- Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.

- Giá trị của đồng tiền

- Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.

5. Giá trị thị trường là gì ?

"Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường".

6. Tìm hiểu về thuyết số lượng tiền tệ

Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được

- Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định

- Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:

+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,

+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.

Do vậy: mức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.

Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:

1] Phương trình cân đối tiền mặt : M= k*Y*P

2] Phương trình Fisher [khi V = 1/k]: M*V=Y*P

· M là lượng cung về tiền mặt;

· P là mức giá chung của nền kinh tế;

· Y là thu nhập [GDP] thực tế của toàn bộ nền kinh tế;

· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.

· t là thời gian.

· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt

Thế nghĩa là khi Y và k [V] cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.

7. Tìm hiểu về quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh

+ Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.

+ Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau.

+ Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.

[MKLAW FIRM: Biên tập, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn pháp luật qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác, Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề