Tphcm bắt đầu giãn cách khi nào

TP.HCM có quyết định giãn cách lần đầu tiên trong đợt dịch Covid-19 này từ 0h ngày 31/5, tiếp tục trải qua 6 lần giãn cách ở các mức độ khác nhau. Sau thời gian dài thực hiện giãn cách, nhiều người có chung thắc mắc: giãn cách xã hội TP.HCM đến khi nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi với tình hình dịch như hiện nay thì giãn cách xã hội TP.HCM đến khi nào? [Đức Long, quận 11 –TP.HCM]

Từ 31/5 đến nay, TP.HCM đã trải qua những lần giãn cách như sau:

Lần 1: Từ 0h ngày 31/5, UBND TP.HCM đã ban hành Công văn số 1749/UBND-VX về thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Lần 2: Do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng nên đến ngày 14/6, Chủ tịch UBND TP tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15/6 đến 0h ngày 29/6.

Lần 3: Ngày 19/6, UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... .

Lần 4: Đến 0h ngày 9/7, TP.HCM quyết định áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày. Đây là một trong số chỉ đạo tại Công văn khẩn số 2279/UBND-VX ban hành ngày 8/7/2021 của UBND TP. HCM về triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn Thành phố.

Theo đó, trong thời gian này, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.

Lần 5: Sau 14 ngày áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tại TP.HCM vẫn liên tục tăng. TP.HCM trở thành tâm dịch lớn nhất trên cả nước. Thành ủy TP. HCM ban hành Chỉ thị khẩn số 12/CT-TU ngày 22/7/2021 tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 về phòng, chống dịch trên địa bàn.

Ngày 23/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thông báo, Thành phố sẽ tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 với các giải pháp mạnh hơn nữa nhằm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, thời gian áp dụng đến ngày 01/8.

Lần 6: Ngày 1/8, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã ký ban hành Công văn khẩn số 2556/UBND-VX về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 thêm 14 ngày kể từ 0h ngày 2/8/2021.

Lần 7: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau 15/8 tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào trưa 13/8. Cũng tại Công văn 6166/VP-VX UBND TP.HCM đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 15/8 - 15/9/2021.

Và ngày 15/8/2021, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn khẩn số 2718 tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 từ 0h ngày 16/8 - 15/9/2021

Như vậy, theo thông tin mới nhất đến thời điểm này thì TP.HCM sẽ giãn cách đến ngày 15/9/2021.


Giãn cách xã hội TPHCM đến khi nào? Ảnh minh họa.

TP.HCM giới hạn trường hợp được ra đường?

Ngày 26/7/2021, Ủy ban nhân dân TP. HCM có Công văn khẩn số 2490/UBND-VX về việc tăng cường biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường.

Cụ thể bắt đầu từ tối 26/7/2021 người dân không nên ra đường sau 18 giờ. Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội, trừ cấp cứu và theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch.

Cụ thể các trường hợp sau đây được hoạt động sau 18h hàng ngày:

- Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.

- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

- Các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.

Riêng đối với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, TP đề nghị các địa phương triển khai việc phát phiếu theo hộ gia đình, theo ngày chẵn - lẻ, chia khung giờ đi mua để giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người. Bên cạnh đó, UBND Tp còn chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách.

Ngày 12/8/2021, UBND TP. HCM đã ra Công văn khẩn số 2696/UBND-VX về việc thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống Covid-19. Theo đó, "vùng xanh" chỉ có 1 lối ra, 1 lối vào riêng biệt. Việc kiểm soát ra, vào “vùng xanh” phải được thực hiện theo nguyên tắc “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”; cư dân trong khu vực này phải được kiểm danh, kiểm diện hàng ngày thông qua các hình thức: Phát loa gọi tên, gọi điện thoại...

Trên đây là giải đáp về vấn đề Giãn cách xã hội TPHCM đến khi nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?


Chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 13 [TP.Thủ Đức, TP.HCM] hồi tháng 4.2020. ẢNH: SỸ ĐÔNG

Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại TP.HCM phức tạp, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu toàn TP.HCM giãn cách xã hội 2 tuần, theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, bắt từ từ 0 giờ ngày 31.5.

KHẨN: TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố, phong tỏa quận Gò Vấp phòng Covid-19

Theo Chỉ thị này, không tụ tập 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện [tuy nhiên, lần này, TP.HCM áp dụng không tụ tập trên 5 người].

Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Hạn chế di chuyển của người dân, nhất là các tỉnh, TP có dịch đến các địa phương khác. 

KHẨN: TP.HCM chính thức hoãn kỳ thi lớp 10 vì Covid-19

Áp dụng Chỉ thị 16 đối với Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc [Q.12], từ 0 giờ ngày 31.5

Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, việc giãn cách thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.

Dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện tại nơi công cộng.

Hoạt động vận tải dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác; cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Như vậy, toàn TP.HCM sẽ giãn cách theo Chỉ thị 15; còn Q.Gò Vấp, P.Thạnh Lộc [Q.12] sẽ giãn cách theo Chỉ thị 16.


Phan Thương

Nguồn: THANHNIEN.VN

Lực lượng chức năng khoanh vùng hẻm 284 Lê Văn Sỹ, quận 3, TP.HCM liên quan ca mắc COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thời gian áp dụng giãn cách xã hội là 15 ngày, từ 0h ngày 31-5.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM - nhấn mạnh từ 0h ngày 31-5, toàn TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15+, tức là thực hiện đầy đủ chỉ thị 15 và nâng cao một số biện pháp như không tụ tập quá 5 người nơi công cộng; tăng cường thêm một số biện pháp phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

Người dân [nhất là người trên 60 tuổi] chỉ ra khỏi nhà khi có việc thật sự cần thiết; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trường hợp thật sự cấp bách.

Doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu vẫn được hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn và các quy định phòng chống dịch bệnh khi hoạt động.

Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày cũng từ 0h ngày 31-5. Việc giãn cách thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly gia đình, khu dân phố cách ly khu dân phố, phường cách ly phường.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đồng ý đề nghị dời kỳ thi vào lớp 10 công lập cho đến khi có thông báo mới.

Quyết định được đưa ra tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM diễn ra sáng nay 30-5. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành, quận huyện dự họp.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, sáng 30-5, Thủ tướng gọi điện chỉ đạo, đề nghị TP khẩn trương xét nghiệm trên diện rộng tại TP, khẩn trương khoanh vùng dập dịch quyết liệt.

Ông Phong đề nghị các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện nghiêm các chỉ thị, chỉ đạo của UBND TP trước đó. Các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng trên toàn TP, trước hết là những đơn vị bầu cử, tổ bầu cử, những nơi liên quan đến hội viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Về nguồn nhân lực y tế, chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị huy động thêm sinh viên của Trường đại học Y dược và Y khoa Phạm Ngọc Thạch hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm. Nâng công suất lấy mẫu lên 50.000 mẫu đơn một ngày.

Tất cả hơn 280.000 lao động và 3.000 chuyên gia tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao sẽ được lấy mẫu xét nghiệm. Công nhân khi ra khỏi khu vực phải báo cáo với người quản lý nhân sự và phải khai báo y tế khi trở lại.

Các sở, ngành thực hiện nghiêm bộ chỉ số an toàn trong từng lĩnh vực, tùy tình hình thực tế có đề xuất bổ sung các chỉ số. Các chợ đầu mối nhanh chóng đưa ra những phương án ứng phó khi dịch bệnh xuất hiện.

Vận hành hiệu quả tổ an toàn COVID-19, những địa điểm có tình hình dịch phức tạp thì hình thành tổ ứng phó khẩn cấp.

Đồng thời, chủ tịch UBND TP đề nghị các sở nắm bắt tình hình khó khăn tại các doanh nghiệp, người lao động để đề xuất phương án hỗ trợ trong thời gian tới.

Ông Phong yêu cầu người dân TP tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch; khai báo y tế tự nguyện, có biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Người đứng đầu các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình huống mất an toàn sức khỏe người dân.

Phát biểu trước đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết: "Chúng ta đã bị thủng lưới từ một trường hợp phạm luật đặc biệt nghiêm trọng. Tình huống hết sức khó khăn, phức tạp buộc chúng ta phải có các biện pháp quyết liệt và có hiệu quả nhất. Đây là thử thách mới, thử thách đối với từng đồng chí trên cương vị của mình. Tôi tin tưởng với sự đồng lòng, quyết tâm, chúng ta sẽ chiến thắng".

Theo ông Nên, tình huống nguy hiểm mới buộc chúng ta hành động tương xứng. Nếu không tình hình dịch có thể vượt khả năng và tầm kiểm soát. Từ đó, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải hết sức bình tĩnh, chủ động, dự báo sát tình hình và đưa ra giải pháp tiếp cận hiệu quả nhất.

177 ca COVID-19 lây trong cộng đồng

Theo giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, hiện nay TP.HCM đã có 13 ca COVID-19/1 triệu dân. Đây là tình trạng đáng báo động.

Ông cho biết hiện thành phố đang có 379 ca COVID-19, trong đó có 177 ca lây trong cộng đồng. Từ ngày 26-5 đến nay, ổ dịch liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng và liên quan hai vợ chồng đi khám tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn đã phát hiện 136 ca bệnh, trong đó TP.HCM có 133 ca, 3 ca còn lại là F1 đi về các tỉnh Long An, Bạc Liêu và Tây Ninh.

Riêng từ 23h tối 29-5 đến sáng nay 30-5, sau khi mở rộng xét nghiệm tại một số phường ở Gò Vấp và quận huyện khác đã phát hiện thêm 36 ca nữa.

Phân biệt chỉ thị 15 - 16 - 19 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống COVID-19 - Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

TP.HCM giãn cách xã hội cụ thể như thế nào, cần làm những gì?

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Video liên quan

Chủ Đề