Tóm tắt sách doanh nghiệp the kỷ 21

  • Tác giả: Robert T.Kiyosaki, John Fleming, Kim Kiyosaki
  • Khổ sách: 13x20.5cm
  • Số trang: 260
  • Giá bán: 75,000 VNĐ
  • Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:

    Một quyển sách khác của tác giả bộ sách nổi tiếng Dạy con làm giàu. Trong cuốn sách này, Robert T. Kiyosaki sẽ chỉ ra cho bạn đọc thấy lý do tại sao mình cần phải gây dựng doanh nghiệp riêng của mình và chính xác đó là doanh nghiệp gì. Nhưng đây không phải là việc thay đổi loại hình doanh nghiệp mình đang triển khai mà đó là việc thay đổi chính bản thân. Tác giả còn cho bạn đọc biết cách thức tìm kiếm những gì mình cần để phát triển doanh nghiệp hoàn hảo, nhưng để doanh nghiệp của mình phát triển thì mình cũng sẽ phải phát triển theo.

BẠN CÓ THỂ MUA SÁCH TẠI CÁC NHÀ SÁCH TRONG CẢ NƯỚC HOẶC TẠI:



Robert Kiyosaki biết tới mô hình kinh doanh mạng lưới khi đã giàu có. Mặc dù không tham gia, ông đã rất hứng khởi tìm hiểu và bị thuyết phục hoàn toàn bởi những điểm ưu tú của mô hình này trong giáo dục về kinh doanh và khởi nghiệp. Ông nghiên cứu kỹ những công ty khác nhau, trò chuyện và kết nối với những người thành công trong ngành để rút trích ra một công thức đúng đắn khi tham gia một mạng lưới: Không phải sản phẩm hay bán hàng, đó là học hỏi và kết bạn, xây dựng doanh nghiệp và các mối quan hệ. Đó là một mô hình doanh nghiệp nơi phụ nữ vượt trội hơn hẳn đàn ông vì khả năng giao tiếp và động viên thiên bẩm của mình, nơi mà mọi người sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Kiyosaki so sánh nó với con đường làm giàu gian nan của mình, và khuyến khích mọi người tham gia một mạng lưới sớm hơn, trở thành một người lãnh đạo kiểu mới của thế kỷ 21. Những người lãnh đạo không sử dụng quyền lực để tăng năng suất của nhân viên, mà chỉ truyền cảm hứng và tri thức với mong muốn người đến sau có thể phát triển trở thành một người lãnh đạo như mình hoặc vượt hơn.


Cuộc sống luôn khó khăn, vấn đề là, bạn đang hành động như thế nào để đối phó với tình trạng này? Kêu khóc hay than vãn sẽ không giúp đảm bảo cho tương lai của bạn.

Nếu bạn muốn có một tương lai vững chắc, bạn cần phải tạo dựng nó. Bạn chỉ có thể kiểm soát tương lai của mình khi bạn kiểm soát được nguồn thu nhập

Bạn cần có một doanh nghiệp của chính mình

Trong Khóa học này, tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy lý do tại sao bạn cần phải gây dựng doanh nghiệp riêng của mình và chính xác đó là doanh nghiệp gì. Nhưng ở đây tôi không chỉ nói về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp bạn đang triển khai, mà còn ở việc thay đổi bản thân bạn. Tôi có thể cho bạn biết cách thức tìm kiếm những gì bạn cần để phát triển doanh nghiệp hoàn hảo của bạn, nhưng để doanh nghiệp của bạn phát triển thì bạn cũng sẽ phải phát triển theo.


NHẬN DẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA BẠN

Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn cần phải sẵn sàng để di chuyển và thay đổi. Tuy nhiên, bạn không cần một công việc mới, cái bạn cần chính là một địa chỉ mới - Gốc phần tư trong kim tứ đồ mà bạn cần chuyển sang.

Nếu bạn thực sự muốn kiểm soát cuộc sống và số phận cuộc đời bạn, nếu bạn thực sự muốn sự tự do - tự do để làm những điêu mình muốn, tùy ý sắp xếp thời gian biểu của mình, dành thời gian cho gia đình và cho chính mình, hay làm những việc bạn thích làm - Nếu bạn thực sự muốn sống cuộc đời mà bạn tự tay mình thiết kế lên để sống - một cuộc đời tràn đầy niêm đam mê và cảm hứng. Và nếu bạn thực sự muốn trở thành người giàu có và muốn sống một cuộc sống giàu có, thì đây chính là lúc - thu dọn đồ đạc của bạn và di chuyển.

ĐÂY CHÍNH LÀ LÚC BẠN CẦN PHẢI RỜI KHỎI BÊN TRÁI KIM TỨ ĐỒ VÀ CHUYỂN SANG GỐC PHẦN TƯ B - DOANH CHỦ VÀ I - NHÀ ĐẦU TƯ.

Đó chính là nguyên văn những gì mà Robert Kiyosaki ghi trong cuốn sách của mình. Và, rất - rất - rất nhiêu người, vô tình hay cố ý, hiểu không hết ý của ông. Ông ghi rất rõ, mọi người cần rời khỏi phía bên trái kim tứ đồ và dịch chuyển sang phía bên phải là gốc phần tư B- Doanh chủ và I-là nhà đầu tư.

Nhưng rất nhiêu người khi học kim tứ đồ lại bỏ sót một điêu rất quan trọng: Đó là gốc phần tư B - Doanh chủ. Và họ hiểu hoàn toàn sai vê góc phần tư này và cũng như tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của bạn.

Đó chính là nguyên văn những gì mà Robert Kiyosaki ghi trong cuốn sách của mình. Và, rất - rất - rất nhiêu người, vô tình hay cố ý, hiểu không hết ý của ông. Ông ghi rất rõ, mọi người cần rời khỏi phía bên trái kim tứ đồ và dịch chuyển sang phía bên phải là gốc phần tư B- Doanh chủ và I là nhà đầu tư.

Nhưng rất nhiêu người khi học kim tứ đồ lại bỏ sót một điêu rất quan trọng: Đó là gốc phần tư B - Doanh chủ. Và họ hiểu hoàn toàn sai vê gốc phần tư này và cũng như tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của bạn.

Để tóm tắt lại vê kim tứ đồ, tôi sẽ nói cho bạn cách thức mà từng nhóm người trong kim tứ đồ họ kiếm tiên.

Nhóm đầu tiên là những người làm công, họ dùng thời gian của mình, tiên bạc của mình và công sức của mình để kiếm tiên cho? Theo bạn là ai ạ? Vâng, chắc chắn không phải là cho họ rồi mà là cho ông chủ của mình. Bạn nghĩ bạn nhận được lương là bạn đang kiếm được tiên cho bạn? Nhưng chẳng phải bạn đã đem lại cho ông chủ của mình một khoản kết xù trước đó hay sao? Cái bạn đang xây không bao giờ là giấc mơ của bạn mà chính ra bạn đã dấn thân để xây giấc mơ cho người khác. Bạn làm việc và rồi đợi được trả lương theo thoả thuận, cống hiến hết trí óc và tâm can để đổi lấy sự an toàn mỗi tháng. Sự ổn định đó là con dao giết người đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thay đổi chóng mặt như bây giờ.

Nhóm người thứ 2 chính là nhóm làm Tư - đây chính là địa chỉ tồi tệ nhất trong cả 4 nhóm người trong Kim tứ đồ, vâng tôi không nói đùa đâu! Sự thật nó phủ phàng đến như vậy! Nhóm làm tư này là những người tự chủ kinh doanh nhỏ lẻ, họ kiếm tiền bằng cách dùng thời gian của mình, công sức của mình và tiền bạc của mình để kiếm tiền cho mình. Tuy nhiên, sự khác biệt duy nhất giữa Người làm công và Người làm tư chỉ là ở chỗ họ chỉ đổi ông chủ từ người khác sang chính doanh nghiệp của mình. Việc tại sao tôi nói nhóm người làm Tư là địa chỉ tệ nhất là vì bạn tự nhốt mình vào một cái nhà tù khác mà bạn không biết đó là cái nhà tù.

Thực vậy, nếu bạn làm công chỉ xoay quanh cuộc sống đi làm về nhà, từ 9h sáng đến 5h chiều nhưng ít nhất cái bạn có là sự thoải mái trong đầu óc và có thời gian rảnh vào cuối tuần. Còn làm tư, từ làm việc 8h một ngày bạn phải làm tới 12h thậm chí có những lúc không ngủ được. Cái áp lực mà bạn phải chịu đựng, như cạnh tranh, quản trị nhân viên, quản lý hàng tồn kho, v.v nó khiến những mục đích ban đầu của công việc kinh doanh là sự tự do biến mất hoàn toàn.

Không phải ngẫu nhiên mà tôi luôn nói rằng - các công việc kinh doanh truyền thống nó giống như một cái hố đen không đáy, nó bòn rút dần sức lực của bạn, tiền của bạn và sức khỏe của bạn. Tâm trí của bạn dần bị bào mòn, tính cách của bạn dần trở nên cọc tính và không còn biết san sẻ tình yêu thương cho người khác nữa.

Cái mà tôi gọi là công việc kinh doanh truyền thống không ám chỉ một ngành nghề nào đó. Mà sự khác nhau lớn nhất giữa kinh doanh truyền thống và Doanh nghiệp thế kỷ 21 mà Robert Kiyosaki đang muốn đề cập chính là sự khác biệt về TƯ DUY CỦA BẠNMÔ HINH KINH DOANH mà bạn triển khai.

Nhóm người bên phải kim tứ đồ, họ kiếm tiền theo một cách hoàn toàn khác, và chính cái sự khác biệt về tư duy đó giúp cho họ đạt được sự Tự do và Thịnh vượng thực sự - điều mà chỉ là những giấc mơ không bao giờ đạt được của nhóm người bên trái kim tứ đồ.

Bởi lẽ điều mà nhóm bên phải kim tứ đồ tìm kiếm không phải là tiền mà chính là thời gian - Khi họ kiếm ra được nhiều thời gian hơn, tiền tự động chảy về túi họ. Vâng bạn không nghe nhầm đâu, họ không kiếm tiền mà kiếm thời gian, tiền tự chảy về túi họ. Để tôi giải thích cho bạn kĩ hơn về Tư duy lạ lùng này.

Đầu tiên là nhóm doanh chủ - Cách họ kiếm tiền chính là dùng thời gian của người khác, công sức của người khác và tiền bạc của người khác để kiếm tiền cho mình. Lý do tại sao mà nhóm bên trái kim tứ đồ là những người làm công và làm tư không bao giờ có được cho mình sự tự do là bởi vì cách chủ yếu họ kiếm tiền là dùng thời gian làm việc của mình nhân với mức thu nhập theo giờ của họ. Ví dụ: Họ làm được 1 tuần 20h, và mỗi tiếng có người trả cho họ là 10 đô thì tuần đó họ làm được 200 đô la. Và chỉ có duy nhất 2 cách để nhóm bên trái gia tăng thu nhập của mình.

Cách đầu tiên chính là gia tăng thời gian làm việc của họ theo ngày, đó là lý do nhiều người để có thêm tiền bắt đầu tăng ca, làm ngoài giờ.

Còn cách thứ hai đại đa số mọi người làm chính gia tăng mức thu nhập theo giờ của họ bằng cách học thêm những kỹ năng. Đó do sao nhiều người chọn học lên đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ hoặc thêm văn bằng hai. Có người thì chọn học ngoại ngữ: Tiếng Anh, Trung hay Nhật nhằm để gia tăng mức thu nhập của mình. Nhưng tuy nhiên, với nhóm người bên trái kim tứ đồ. Luôn luôn có một giới hạn trần về thu nhập của họ đó chính là số giờ làm việc. Chính vì họ chỉ biết làm việc một mình và một ngày một người chỉ có tối đa 24h, nên không cách nào họ có thể gia tăng thêm thu nhập cho mình cả. Và vòng xoáy chết người là ở chỗ, vì để có thêm tiền họ đành phải tốn nhiều thời gian hơn để làm việc. Và rồi họ lại quên mất đi mục đích ban đầu mà họ muốn kiếm tiền là cho mình được sự tự do.

Nhìn kỹ chính mình xem, có phải lúc đầu khi bạn bắt đầu lao vào kinh doanh, học hỏi là để có thể có một cuộc sống dư giả hơn, làm được điều mình muốn và báo hiếu cho ba mẹ mình đúng không? Nhưng rồi thì sao? Khi bạn bắt đầu lao vào kinh doanh, một vòng xoáy cơm áo gạo tiền không lối thoát bắt đầu xuất hiện. Người vợ đáng lý ra mình muốn dành nhiều thời gian và những điều tuyệt vời hơn cho cô ấy thì mình lại bắt đầu gắt gỏng, quát nạt.

Tôi có một người mentor là người Ân - ông từng học lên tới tiến sĩ và có thời gian tu nghiệp ở trường Cambridge Anh Quốc. Sau đó ông ta làm một chức vị khá cao trong một công ty đa quốc gia. Và công việc khiến ông phải di chuyển rất nhiều ở các nơi trên thế giới. Lúc đầu, việc làm việc ở nhiều quốc gia khiến ông rất thú vị. Tuy nhiên, đã có một câu chuyện diễn ra và chính câu chuyện này đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông.

Một hôm, khi đứa con trai của mình gọi điện thoại cho ông và hỏi: Bố ơi! Khi nào thì bố về để chơi với con! Ông lập tức đáp: Con ngoan nhé, ở nhà chơi với mẹ, con thích mua gì để bố về mua cho con nào.

Đứa bé ấy quay sang mẹ nó và nói một câu và chính câu nói đó đã cảnh tỉnh ông. Đứa bé ấy nói với mẹ nó rằng: Con hỏi ông ta khi nào ông ta có thể về để chơi với con mà tại sao ông ta không trả lời là khi nào về???

Và cuộc sống cũng như vậy, có rất nhiều người bắt đầu công việc kinh doanh nhằm để cho ba mẹ mình một chuyến đi du lịch hay muốn cho con hay người bạn đời của mình một cuộc sống thoải mái hơn. Nhưng rồi, vì lỡ sa chân, họ bị trói buộc trong chính công việc của họ và có thể họ có tiền nhưng những mục đích quan trọng hơn trong cuộc sống của họ lại không thể hoàn thành được.

Đã bao lâu rồi bạn chưa nói chuyện với bố mẹ bạn? Đã bao lâu rồi bạn chưa đưa những người thân yêu của bạn đi đến những khu du lịch đẳng cấp và sang trọng? Đã bao lâu rồi bạn thực sự có khoảng thời gian để dành cho gia đình và những người thân yêu của mình?

Chính vì việc họ không hiểu rõ con đường cần đi và cái giới hạn rất thực tế về thời gian của mình mà những người làm Công hay làm Tư không bao giờ có thể chạm tới được sự Tự Do thực sự.

Ồ! Đừng vội nghĩ rằng: Tôi cũng biết thế, tôi cũng muốn tự do nhưng chỉ vì tôi không biết cách làm như thế nào hay tôi không có mối quan hệ hay tiền bạc? Bản thân những việc đó không phải là vấn đề.

Để tôi nói cho bạn biết cách người giàu suy nghĩ, và chính cách tư duy của nhóm người bên phải kim tứ đồ đó đã giúp họ có được mọi sự giàu có, thoải mái và mọi điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này. Không phải ngẫu nhiên mà 3% dân số có thể sở hữu hơn 90% tài sản của thế giới.

Đừng bao giờ vội nghĩ về HOW - cách làm mà hãy tập trung vào WHY - Lý do tại sao bạn phải làm điều đó? Chính bước ngoặc ở tư duy này quyết định bạn nằm ở nhóm 3% hay 97% dân số.

Hãy nhớ rằng, vốn dĩ mọi câu hỏi hay con đường bạn cần đi đã có sẵn rồi. Bạn thực sự không cần phải sáng tạo ra cái mới và chỉ đơn giản đủ quyết tâm để tìm ra nó và rồi tóm lấy nó mà thôi. Hãy nhìn nhận một điều thế này, không thiếu những người giàu. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, những cửa hàng thời trang hàng hiệu như LV, Gucci, Chanel hay Hermes được mở ra thì ai sẽ người vào đó để mua những món đồ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng đó không? Vậy thì họ đã làm như thế nào để đạt được ngưỡng thu nhập tài chính cao đến như vậy để sống một cách đẳng cấp, xa xỉ như vậy.

Tôi cam đoan với bạn một điều rằng: Thành công và sự giàu có nó có công thức và lộ trình, và việc tại sao bạn chưa đạt được sự tự do, thành công và giàu có đó là bởi vì bạn thiếu một con đường đúng đắn và người dẫn dắt.

Những người ở nhóm bên phải kim tứ đồ là người vốn bắt đầu không hề biết cách làm như thế nào. Hãy đọc những câu chuyện của những người giàu, bạn sẽ nhận ra rằng ngay từ lúc bắt đầu họ không hề biết rằng mình nên làm như thế nào. Chỉ có một điều duy nhất họ rõ ràng đó chính là THE BIG WHY - LÝ DO LỚN mà họ bắt buộc phải làm điều đó.

Với những người thành công lớn, họ sống không phải chỉ để th mãn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Mà họ thực sự muốn cống hiến hết mình để làm điều gì đó có ý nghĩa. Và chính cái niềm tin vào con người phi thường hơn đang trú ngụ trong con người của họ đã giúp họ có đủ động lực và khát khao đi tìm kiếm câu trả lời của mình.

Trong khi 97% dân số, họ cũng có giấc mơ đó, có mục tiêu đó nhưng khi mới gặp những thách thức đầu tiên, họ chỉ đơn giản là bỏ cuộc. Còn nhóm 3% là nhóm những người đủ sự kiên cường, dám đương đầu với những thách thức đó để tìm ra con đường đúng đắn cho mình.

Bởi lẽ họ hiểu rằng, nếu không thành công thì cuộc đời của họ sẽ không còn ý nghĩa nữa. Họ bắt buộc phải có sự tự do vì chỉ khi đó họ mới dành thời gian cho chính mình, cho người thân của mình và cho những sứ mệnh riêng của họ. Chính cái động lực mạnh mẽ đó đã thôi thúc và giúp họ tiến tới thành công.

Họ không kiếm tiền nữa mà điều họ kiếm chính là thời gian. Họ không phải đầu tư tiền mà là đầu tư thời gian của mình cho những người kế cận. Họ thắp lên niềm tin và hy vọng ở những con người đó và từ đó những con người đó thay họ làm những việc họ đang làm. Và cứ thế, mọi thứ tiếp tục mở rộng. Tại sao lại chỉ làm có 1 mình thời gian của mình trong khi bạn có thể nhân vô hạn bằng thời gian của người khác

Phải có trách nhiệm với tình hình tài chính của bạn - hoặc làm quen với việc thực hiện mệnh lệnh trong suốt quãng đời còn lại. Bạn hoặc là chủ nhân của đồng tiền hoặc là nô lê của nó. Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Thấu hiểu những điều Robert Kiyosaki đề cập trong cuốn sách này mở ra cho chúng ta ý niệm về Sự giàu có thực sự hay sự giàu có tối hậu đã từng được nhắc trong cuốn sách Năng Đoạn Kim Cương. Sự giàu có thực sự không phải chỉ nằm ở tiền bạc mà liên quan đến cả người tạo dựng nó tức là bạn và cũng như cái được tạo dựng tức giá trị bạn mang lại.

HÃY LỰA CHỌN KHÔN NGOAN

Bạn đã nhiều năm làm việc vất vả và leo lên những nấc thang khác nhau trong công việc. Có thể bạn vẫn còn ở những nấc thang thấp nhất hoặc có thể bạn đã gần lên đỉnh. Việc bạn đang ở đâu trên những nấc thang đó không thành vấn đề. Vấn đề nằm ở câu hỏi quan trọng mà bạn có thể đã quên không dừng lại và đặt ra trước khi dồn hết thời gian và nỗ lực phấn đấu, đó là: Chiếc thang đó được tựa vào đâu?

Stephen R. Covey cũng đã chỉ ra, việc bạn leo lên những nấc thang đó nhanh hay cao đến mức nào chẳng có ý nghĩa gì nếu chiếc thang đó đang tựa nhầm bức tường.

Robert Kiyosaki chỉ rõ phần lớn mọi người đều nhầm lẫn rằng vị thế tài chính của họ được xác định bởi số tiền họ kiếm được hay họ có tổng tài sản bao nhiêu. Tuy nhiên có một điều quan trọng hơn mà chỉ những tỷ phú đô la mới để ý đó chính là Chất Lượng Đồng Tiên do bạn tạo ra. Nói cách khác, không chỉ là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà còn cách thức bạn kiếm ra tiền như thế nào mới quan trọng. Thực tế có bốn nguồn cơ bản của dòng tiền. Chúng hoàn toàn khác nhau và mỗi loại quyết định một phong cách sống rất khác nhau mà không tính đến số lượng tiền bạn kiếm được.

Hầu hết chúng ta thường trải qua quá trình học tập sinh sống, yêu đương và từ giã cõi đời này trong phần tư người làm công. Hệ thống giáo dục và nền văn hoá đào tạo chúng ta, từ khi trong nôi đến khi xuống mồ theo cách thức làm thế nào để sống trong góc phần tư Làm công.

Đi Học, Học Giỏi, Đậu Cao, Vào Đại Học Và Kiếm Một Công Việc Ổn Định

Tư duy của người làm công là "Tôi đang tìm kiếm một công việc ổn định và đảm bảo với mức lương cao và những lợi ích tuyệt vời". Với người làm công thì giá trị cốt lõi của họ là sự đảm bảo.

Dù bạn có là phó chủ tịch với mức lương gấp 20 lần người gác công nhưng giá trị cốt lõi của bạn và người gác cổng đỏ chẳng khác nhau là mấy. Nhưng suy nghĩ của họ là "Yeah! Sắp được nhận lương rồi nên đi ăn đâu đây? Tăng thêm ca thì tôi được thêm bao nhiêu tiền nhỉ? Ôi mình có xin xếp được nghỉ không?" Và khi những người làm công này nghe đến những việc như Kinh doanh, khởi nghiệp hay đầu tư họ bắt đầu thốt nên rằng: "Ồ, nhưng mà việc đó không phải là quá rủi ro sao?" "Uả cụ thể làm làm như thế nào? Chi tiết đầu tư ra sao?"

Bị thôi thúc bởi mong muốn có được sự tự do và tự quyết hơn nên rất nhiều người chuyển từ LÀM CÔNG sang LÀM TƯ. Làm tư có rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưng bạn đang rơi vào một cái bẫy to lớn.

Có thể bạn đã nghĩ rằng mình đang sa thải ông chủ, nhưng thực tế những gì đang diễn ra là bạn chỉ thay đổi ông chủ mà thôi. Bạn vẫn chỉ là một người làm công. Sự khác biệt duy nhất đó là khi bạn muốn đổ lỗi cho ông chủ thì giờ đây bạn phải tự đổ lỗi cho chính mình.

Góc làm tư này là nơi bạc bẽo và khó sống. Ở đây mọi người trông chờ vào bạn. Bạn tự gánh lên vai mình vô vàn các trách nhiệm. Nhân viên trông chờ vào bạn, khách hàng trông chờ vào bạn, gia đình cũng trông chờ vào bạn. Và bạn không bao giờ có bất kỳ khoảng thời gian nào để nghỉ. Làm thế nào mà bạn có thể nghỉ cơ chứ? Bởi nếu nghĩ, bạn sẽ không có tiền. Một cách thực tế góc Làm Tư này mang đặc tính của một sự nô lê: Ban không thực sự sở hữu doanh nghiệp của mình mà chính doanh nghiệp của mình sở hữu bạn.

Suy nghĩ chủ đạo của người làm tư là " Nếu bạn muốn việc gì đó được làm tốt, hãy tự mình làm nó"

Đối với những người trong góc Làm Tư, giá trị cốt lõi của họ là sự độc lập. Họ mong muốn có được sự tự do làm những gì họ thích. Khi một người nói " Tôi sẽ bỏ việc và triển khai công việc riêng của mình" thì con đường của họ lại càng bi thảm hơn.

Những người làm tư đa phần là chủ cơ sở sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp gia đình, những tiệm spa nhỏ lẻ, nhà chuyên môn, coach, diễn giả. Những người này thường rất tự hào về công việc của họ do chính tay họ làm hay bằng chính bộ óc của mình. Nếu họ có bài hát ca ngợi công việc của mình thì đó chắc là câu ca "Chẳng ai làm tốt hơn tôi hay Đó là nhờ cách thức của tôi"

Tuy nhiên đằng sau vẻ bề ngoài của sự độc lập đấy bạn sẽ thường thấy sự thiếu tin tưởng trong cách tiếp cận của những người này đối với cả kinh doanh và cuộc sống.

Những người này làm việc vì tiền được trả bằng hoa hồng. người cha giàu của Robert Kiyosaki luôn dạy "Nếu con là người lãnh đạo nhóm mà con lại là người giỏi nhất trong nhóm đó thì con gặp rắc rối to"

Những người thuộc nhóm làm Tư thường không làm việc hiệu quả với nhóm, thậm chí họ còn có một chút vấn đề với cái tôi cá nhân của họ.

Để chuyển từ góc làm tư sang làm chủ cần phải có bước nhảy về lượng không chỉ ở khả năng chuyên môn mà còn ở cả kỹ năng lãnh đạo.

Nếu bạn còn nghe ai nói " Nếu bạn muốn điều gì đó được làm tốt, thì hãy tự mình làm lấy " hãy ngay lập tức loại bỏ nó

Phần tư C là nơi mọi người tạo ra những doanh nghiệp lớn. Sự khác biết doanh nghiệp ở góc Làm Tư và Doanh Nghiệp LỚN ở chỗ một bên thì bạn phải làm việc cho doanh nghiệp của bạn còn đây là doanh nghiệp làm việc cho bạn.

Những người sống và làm việc ở góc phần tư DOANH NGHIỆP LỚN có thể tự làm cho mình miễn nhiễm với suy thoái bởi vì họ kiểm soát được nguồn thu nhập của bản thân.

Người Doanh chủ là người có tư duy rằng " Tôi đang tìm kiếm những người tài giỏi nhất gia nhập nhóm của mình".

Đối với Doanh Chủ - một Entrepreneur thì giá trị cốt lõi của họ là TẠO DỰNG sự GIÀU CÓ.

Những người khởi đầu từ con số không và gây dựng lên những doanh nghiệp lớn thường là những người có sứ mệnh lớn trong cuộc sống, người tập trung phát triển một đội ngũ giỏi và muốn phụng sự nhiều người.

Nếu người Làm Tư chỉ muốn mình là người giỏi nhất và hay tự làm mọi việc thì DOANH CHỦ là người muốn xây dựng một nhóm làm việc toàn những người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ, họ tự hào rằng mình chỉ là người bình thường trong team của mình.

Khi bạn sở hữu doanh nghiệp lớn thực sự, bạn thường sẽ phải đối mặt với những người thông minh hơn, kinh nghiệm hơn và có khả năng hơn bạn. Hãy tự hỏi mình rằng "Nếu hôm nay tôi không còn làm việc nữa thì nguồn thu nhập tiếp tục đổ về là bao nhiêu?" Nếu bạn chỉ sống được dưới 6 tháng tức rõ ràng bạn đang thuộc bên trái kim tứ đồ.

Việc bạn cố thay đổi công việc không phải là thay đổi được góc phần tư của mình mà điểm chính để thay đổi góc phần tư của mình chính là thay đổi tư duy và suy nghĩ của bạn.

Nhiều người liên tục thay đổi công việc của họ và rồi chỉ sau một thời gian họ bắt đầu phàn nàn:

Tại sao tôi làm việc ngày càng chăm chỉ hơn nhưng tôi không tiến lên được một chút

nào cả. Tại sao cứ mỗi lần tôi được tăng lương thì thuế và các loại chi phí cao hơn lại ngốn hết. Công việc này chán ngắt! Ông chủ của tôi chán ngắt! CUộc đời này chán ngắt!...Những lời than vãn kiểu này là báo hiệu cho thấy một người đang mắc và mớ bòng bong - bị dính bẫy k lối thoát.

Bạn phải dám phá bỏ cơ cấu công việc điển hình chỉ biết đi làm về nhà để tạo ra nguồn thu nhập riêng cho mình giúp bạn vượt qua mọi cơn bão kinh tế, vì đơn giản bạn không còn phụ thuộc vào ông chủ hay nền kinh tế trong việc quyết định nguồn thu nhập của bạn nưa mà là BÂY GIỜ CHÍNH BẠN QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐÓ.

Ít nhất 80% dân số sống ở phía bên trái kim tứ đồ nơi góc Làm Tư và Làm công, họ chỉ muốn đi tìm sự ổn định và đảm bảo. Trái lại phần bên phải Kim Tứ Đồ là nơi của sự tự do. Vậy bạn muốn mình ở phía bên nào của kim tứ đồ? Quyết định đó nằm ở bạn?

LÀM VIỆC CHĂM CHỈ SẼ KHÔNG KHIẾN BẠN GIÀU CÓ

Chúng ta luôn được cài đặt rằng: Hãy làm việc thật chăm chỉ, học thật giỏi và con sẽ có một cuộc sống tốt. Đó là tư duy đáng buồn thay. Có rất nhiều những bằng chứng chỉ cho bạn thấy điều ngược lại.

Đơn giản là hãy nhìn kỹ những người làm việc chăm chỉ xung quanh bạn và rồi họ được gì nào? Đa phần họ chỉ đạt được một số thành công nhất định và rồi cũng chỉ dừng ở đó. Thế giới này tràn ngập những người làm việc chăm chỉ và rồi cuộc sống của họ không ổn tí nào. Vậy tại sao họ đã làm toàn bộ những việc đúng đắn tại sao lại họ lại không thể đạt được điều mà họ muốn.

Điều tôi muốn nói rằng không phải nó không cần làm việc chăm chỉ nhưng câu hỏi đúng là: Làm việc chăm chỉ cụ thể là làm việc gì?

Điều tôi muốn chỉ rõ cho bạn thấy là: Làm việc chăm chỉ kiếm tiền sẽ không bao giờ tạo ra sự thịnh vượng nếu bạn không thực sự có một mô hình kinh doanh thông minh.

Những người nào làm việc chỉ tập trung vào việc gia tăng thu nhập hay lương của họ chỉ có thể bị đánh thuế cao hơn mà thôi. Hãy quên việc kiếm tiền chăm chỉ đi.

Tât cả điêu bạn cân là học cách tiêu xài hêt nó và lại làm việc chăm chỉ lại.

Phân tích:

Ở điểm này khi tôi đọc nó tôi thực sự không hiểu mấy và dường như bị lướt đi rất nhanh. Ý của Robert Kiyosaki là gì khi nói “Tất cả điều bạn cần là học cách tiêu sài hết tiền và lại làm việc chăm chỉ lại"

Cho đến một ngày tôi được nghe lại lời khuyên từ người Mentor của mình, khi tôi hỏi anh ấy rằng với 1.000 đô la đầu tiên t kiếm được từ công việc kinh doanh này thì tôi nên làm gì với nó. Có lẽ lúc này bạn sẽ hỏi: “Có 1000 đô mà cũng hỏi cách dùng à?” nhưng có một tư duy quan trọng mà tôi học được từ Mentor của mình đó chính là “Hãy luôn cứ hỏi dù là chuyện bạn nghĩ là ngu ngốc nhất bởi lẽ bạn cần phải thay đổi ngay từ những thói quen nhỏ nhất theo cách người giàu họ hành xử"

Và điều tôi nghĩ mình sẽ nhận được chắc là “tiết kiệm" hay “lại tái đầu tư vào đâu đó" hoặc thậm chí là đi “trả nợ" vì lúc đó tôi cũng có những khoảng chưa dư. Nhưng không! Điều tôi nghe được từ Mentor đó chính là “Hãy xài hết 1000 đô đó đi! Và hãy đưa ba mẹ mình đi đi ăn một bữa ăn thật sang trọng và dùng số tiền còn lại mua ngay một đôi giày mới hay một bộ vest thật mắc tiền!”

Lúc đó tôi hoảng hốt, và cố hỏi lại: “Xài hết cơ ấy! Nhưng tại sao không phải mua nhiều quần áo mà chỉ mua đúng 1 món thật đắt tiền thôi và tại sao không nên trả nợ”

Và người Mentor của tôi chỉ đáp lại đơn giản là: “Nếu số tiền ấy đem đi trả nợ ngay thì liệu tuần sau này còn động lực để kiếm tiền nữa không?”

Và thay vì mua nhiều quần áo rẻ tiền thì hãy chọn một bộ vest thật đẳng cấp hoặc một đôi giày sang trọng và khi đó tiềm thức của mày sẽ hiểu rằng TÔI ĐANG XỨNG ĐÁNG VỚI SỰGIÀU CÓ VÀ THỊNH VƯỢNG. Khi đó nó sẽ hưởng ứng YES and MORE

Tại sao chúng ta lại phải chi tiêu một cách bó buộc cơ chứ đơn giản bởi lẽ vì ta không thực sự tin tưởng vào năng lực kiếm tiền của mình.

Điều quan trọng ở đây khi bạn phải biết cách TIÊU HẾT SỐ TIỀN MINH ĐANG CÓ VÀ RỒI LẠI LÀM VIỆC CHĂM CHỈ chính là bởi nó sẽ Để lại một dấu ấn tâm thức mạnh mẽ về sự giàu có trong bạn và từ đó thúc đẩy bạn phát triển năng lực tài chính của bạn nhiều hơn.

Trở lại cuốn sách, phần cuối của đoạn này Robert Kiyosaki đề cập rằng: Có một nghịch lý rằng, hầu hết những điều diễn ra trong cuộc sống bạn không thể kiểm soát nó dù bạn cố như thế nào. Bạn không thể kiểm soát thị trường của bạn, nhân viên của bạn hay nền kinh tế thị trường. Vậy bạn kiểm soát được gì? Đó là những nguồn thu nhập của bạn - source of income.

Kiểm soát nguồn thu nhập của mình nghĩa là sao? Khi bạn có công việc kinh doanh như một quán cà phê thì chẳng phải chính thu nhập của bạn cũng đang bị ảnh hưởng bởi chính trị hay thị trường hay sao? Và thật sự cũng phải rất rất lâu sau đó tôi mới thực sự hiểu lời nói này của Robert Kiyosaki khi tôi đã trải qua nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việc nói rằng điều bạn duy nhất có thể kiểm soát được chính là vì: CHỈ ĐỐI VỚI MÔ HINH DOANH NGHIỆP THẾ KỶ 21 bạn có 100% quyền kiểm soát với thu nhập của mình.

Bạn có thể kiểm soát nguồn thu nhập của mình

Tôi thấy thực sự hiểu được tư duy này cho tới khi tôi thực sự bắt đầu công việc kinh doanh này bởi vì trong công việc kinh doanh này bạn có thể kiểm soát được thu nhập của bạn bằng việc kiểm soát có bao nhiêu sign up mỗi tuần nguồn thu nhập của bạn bằng với việc bạn muốn nỗ lực bao nhiêu cho mục tiêu của mình

Như mentor của tôi nói, khi bạn đặt mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể hình dung được số check mà bạn cần mỗi tuần và bạn có thể kiếm được nữa thông qua việc bạn làm DR của chính mình hoặc giúp cho đội nhóm của bạn có Sign Up và dù có là tết thì Thu nhập của bạn vẫn có thể được diễn ra nếu bạn thực sự muốn điều đó còn trong kinh doanh truyền thống thì khác. ví dụ bạn có một quán cà phê. Nếu ngày hôm đó có mưa rào thì không có khách nào hoặc rất ít khách tới quán cà phê của bạn nhưng chi phí điện, nước, tiền lương nhân viên bạn vẫn phải trả. Nó có nghĩa là thu nhập của bạn không thể kiểm soát được nữa nếu bạn chỉ làm kinh doanh truyền thống.

Với công việc kinh doanh này thì hoàn toàn ngược lại khi nói bạn có thể kiểm soát thu nhập của bạn. Bởi vì bạn không cần phải tốn thêm chi phí nữa, bạn chỉ cần bỏ công sức của mình và thời gian của mình để tạo ra nguồn nhập đó, vậy bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn thì bạn chỉ cần làm nhiều hơn mà thôi

Và như Rober Kiyosaki nói, Giá trị hàng đầu mà bạn có được từ trải nghiệm công việc kinh doanh này là giáo dục về kinh doanh trong thực tế. Thế điều đó có nghĩa là gì? là khi bạn chọn một network để tham gia, Nếu bạn muốn: đầu tiên không phải là sản phẩm của nó mà là môi trường giáo dục hay những người sẽ dẫn dắt bạn có thể cho bạn được điều gì. và điều tôi nhận thấy quý giá nhất trong công việc kinh doanh này chính là bởi nhân dạng mà chúng ta trở thành không phải chỉ là một người biết bán hàng suốt ngày lọ mọ với câu chuyện sản phẩm mà chúng ta sẽ trở thành một người doanh nhân một Entrepreneur thật sự.

Chính điều đó đã khiến Robert Kiosaki viết về kinh doanh theo mạng như là một ngôi trường dạy kinh doanh thực tế cho những người muốn học những kỹ năng thật sự của một doanh nhân chứ không phải những kỹ năng của một người làm công. Tôi muốn bạn có thể thật sự hiểu được giá trị quan trọng ở việc một người làm chủ là như thế nào.

Không chỉ về kinh doanh và tiền bạc mà ở đây chúng ta đang nói đến cuộc đời của chính bạn, cách thức bạn kiếm tiền, chất lượng của đồng tiền và cách tạo dựng cho mình một công việc chính là cách thức mà bạn tìm kiếm số phận và tạo dựng cho mình một gia tài như vậy công việc kinh doanh mà bạn chọn cách mà bạn kiếm tiền khá đỉnh hay thể hiện nhân dạng mà bạn sẽ trở thành Nếu bạn chọn không đúng một công việc kinh doanh. Cái giá phải trả chính là sự bần cùng của một kiếp người.

Sức mạnh không nằm ở sản phẩm mà sức mạnh nằm trong mạng lưới. Chính tôi hiểu điều này hơn ai hết, với các sàn tài chính họ không kiếm tiền từ vốn đầu tư của họ, mà cách họ kiếm tiền là thông qua việc bán gói đầu tư đó. Nên sức mạnh Thực sự trong một công việc kinh doanh theo mạng không nằm ở sản phẩm bởi vì sản phẩm có thể dễ dàng bị thay thế. Sức mạnh của nó nằm trong mạng lưới là khi bạn xây dựng một hệ thống dựa trên một nền tảng đạo đức và một lý tưởng sống cao đẹp. Đó là cách duy nhất mà bạn có thể duy trì hệ thống của bạn từ năm này sang năm khác và đi với bạn trọn đời này. Chỉ sau một thời gian từ 3 đến 5 năm hệ thống của bạn mới trở nên mạnh mẽ và chính khi đó nó mang lại cho bạn một sức bật vô cùng to lớn. Hệ thống của bạn lớn như thế nào, mang lại dòng tiền thụ động cho bạn ra sao? Nó chính là khối tài sản lớn nhất mà bạn đã từng đầu tư.

Tài sản là thứ mang lại cho bạn tiền, công việc của bạn là giao tiếp thông tin để kể một câu chuyện vĩ đại và xây dựng một mạng lưới. Một câu nói này thôi mà nó nói lên cái chìa khóa quan trọng nhất trong công việc kinh doanh này. Bạn giao tiếp thông tin chính là cách bạn info hay invite, và để xây dựng một mạng lưới mạnh mẽ vẽ câu chuyện vĩ đại bạn cần kể để làm các bạn bán uplines của mình, bán rythm và bán chính câu chuyện anh hùng của bạn. Sự thay đổi bên trong bạn là câu chuyện hay nhất, câu chuyện truyền cảm hứng nhất để thay đổi người khác.

Khả năng mở rộng: khi bạn có một franchise, nếu bạn muốn mở thêm chi nhánh ở nước ngoài thì điều bạn cần phải làm là thuê mặt bằng, thuê thêm nhân viên, còn với network, điều duy nhất bạn cần phải làm là tập trung phát triển đội ngũ kinh doanh của bạn. Lý do vì sao doanh nghiệp thế kỷ 21 có thể giúp bạn nhanh chóng trở nên thành công và giàu có? Nó chỉ đơn giản là vì mô hình kinh doanh của nó rất thông minh.

Một cách thực tế, trong mô hình doanh nghiệp thế kỷ 21 vì vốn của bạn chỉ có một lần không có phát sinh thêm, vốn duy trì hằng tháng là không có còn với doanh nghiệp truyền thống thì chi phí lương nhân viên, điện nước, tiền mặt bằng luôn liên tục phát sinh dù có khách hàng tới hay không. Thậm chí khi bạn muốn bán nhiều sản phẩm hơn thì áp lực về việc bạn cần mua thêm hàng hoá lại càng lớn và một lần nữa khi bạn tiếp tục bỏ vốn vào thì đồng tiền của bạn lại tiếp tục đối mặt với rủi ro của thị trường.

Với mô hình doanh nghiệp thế kỷ 21, do bạn không cần phải bỏ thêm vốn và không có thêm chi phí duy trì, vai trò của sản phẩm cũng không thực sự quá quan trọng, sản phẩm chỉ là một yếu tố cơ bản. Mấu chốt chính tạo nên thu nhập của bạn trong doanh nghiệp thế kỷ 21 không đâu khác ngoài chính con người của bạn.

Phải chăng bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát việc bạn cần phải phát triển và thay đổi như thế nào mỗi ngày. Để cho mỗi ngày với bạn, bạn tăng thêm được giá trị của bản thân để từ đó trao đi được nhiều hơn. Và chìa khoá nằm ở: Khi bạn càng nâng cao giá trị bản thân của mình để từ đó giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng, nguồn thu nhập của bạn ngay lập tức tăng theo.

Do đó, với doanh nghiệp thế kỷ 21, mọi sự kiểm soát thay vì đặt ở bên ngoài thì giờ đây nó nằm trọn bên trong bạn. Bạn chính là doanh nghiệp của mình và việc bạn làm mỗi ngày quyết định thu nhập của bạn trong doanh nghiệp thế kỷ 21.

Vấn đề của kinh doanh truyền thống

Không dễ để bắt đầu một công việc kinh doanh truyền thống bởi những rào cản để làm điều đó quá lớn. Ở mỹ, Robert Kiyosaki chỉ rất rõ trong sách một doanh nghiệp cơ bản cần trung bình 5 triệu đô tức hơn 110 tỷ để thực sự bắt đầu. Và tỷ lệ thất bại lên tới hơn 90%. Và bạn đó xem 90% số đó họ mất gì? Họ mất toàn bộ số tiền họ đã bỏ vào đó.

Khi bạn bắt đầu một doanh nghiệp riêng, bạn phải chắc chắn rằng bạn trả đủ tiền thuê nhà, tiền điện nước, các chi phí phát sinh, tiền lương nhân viên, tiền nhà cung cấp và trong khi bạn có chắc chắn số tiền bạn sẽ nhận về không?

Hầu hết mọi người đều không đủ sự mạnh mẽ về tinh thần, cảm xúc, thể chất và tài chính để thực sự đương đầu với những thử thách đó. Và thậm chí những áp lực đó còn có thể trở nên hung tàn hơn nữa.

Vậy còn kinh doanh nhượng quyền như thế nào?

Một chuỗi kinh doanh nhượng quyền chính là phần lớn nhất trong rủi ro của bạn. Mặc dù ở các chuỗi kinh doanh nhượng quyền có thể sử dụng các quy trình tự động hóa và tiết kiệm cho bạn khá nhiều thời gian và công sức tuy nhiên nó vẫn gặp ngay vấn đề thứ 1. Bạn cần phải có tiền mặt. Một cửa hàng nhượng quyền ít nhất cũng phải cần 100,000 đô la tức hơn 2 tỷ để thực sự bắt đầu và duy trì được nó hơn 1 năm đầu tiên.

Dù có tất cả sự hỗ trợ nhưng nó cũng không đảm bảo sự thịnh vượng của bạn. Rất nhiều lần người mua nhượng quyền phải trả một khoản phí lớn và đều đặn cho người bán thương hiệu dù cho anh ta có đang phải chịu lỗ. Một con số thống kê là cứ 3 cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thì có 1 cửa hàng phá sản.

Lý thuyết thì nhượng quyền kinh doanh là một ý tưởng hay nhưng trong thực tế nó lại là một trò chơi đánh cược - và ván cược này cần bạn phải đặt cược một số tiền rất lớn để bắt đầu.

Sức mạnh của dòng tiền thu nhập thụ động

Giống như bạn vào nhà vệ sinh và có một vòi nước. Khi bạn ấn nút thì nước sẽ chảy ra nhưng nếu bạn không tiếp tục ấn nữa thì nó sẽ trồi lên lại và nước sẽ dừng. Bạn không bao giờ có thể có được sự tự do theo cách đó. Cái điều bạn muốn là một vòi nước không ngừng chảy đẻ liên tục tự nó chảy về với bạn.

Điều quan trọng không phải là số tiền bạn kiếm được hôm nay, ngày mai hay tuần tiếp theo; điều quan trọng là làm như thế nào để dòng tiền của bạn liên tục chảy đều đặn về phía bạn. Đó là dòng thu nhập thụ động. Dù cho bạn không còn bỏ nhiều công sức vào công việc đó nữa thì nó vẫn tiếp tục tạo nên dòng thu nhập cho bạn.

Việc chuyển dịch sang góc phần tư B- Doanh chủ không phải là việc một sớm một chiều và không phải công việc kinh doanh nào cũng mang lại cho bạn dòng thu nhập thụ động. Nếu bạn có một nhà hàng, bạn có thể có thu nhập chỉ khi bạn chuẩn bị và bán được những món ăn. Nếu bạn là một công ty sửa máy lạnh, thì bạn chỉ có thể kiếm được tiền khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mặc dù những bác sĩ hay kỹ sư có một lương rất cao nhưng chỉ khi họ gặp bệnh nhân hay làm việc thì tiền mới chảy tới. Những việc đó giống như bạn nhấn cái vòi nước của mình và đơi nó dừng lại vậy.

Điều mà mọi người cần là một con đường - một phương tiện cụ thể để tạo ra một dòng thu nhập thụ động. Chính vì vậy mà Robert Kiyosaki và Donald Trump đã cùng nhau tạo ra rất nhiều mô hình kinh doanh tạo ra các dòng thu nhập thụ động và họ đã nêu rất rõ trong cuốn sách Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu.

Mô hình kinh doanh mà Robert Kiyosaki và Donald Trump đã tìm ra chính là mô hình giúp bạn có một công việc tự do và tạo ra đủ dòng tiền để từ đó bạn xây dựng nên doanh nghiệp riêng của bạn.

CLIP 5

TƯ DUY CỦA MỘT DOANH CHỦ - ENTREPRENEUR

Robert Kiyosaki thường xuyên được các trường đại học về kinh doanh mời ông về nói chuyện, và ông nhận được rất nhiều câu hỏi lặp đi lặp lại như: “Làm thế nào để tìm được một nhà đầu tư? Làm như thế nào để gọi được vốn?”.

Và một câu nói của ông trong phần này mãi cho đến giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa của nó là gì. Và tôi cam đoan rằng rất nhiều người cũng giống như tôi khi đọc tới phần này trong cuốn sách.

Trở lại với những câu hỏi HOW - hỏi về cách làm của những sinh viên hỏi Robert Kiyosaki, câu trả lời mà ông đáp lại chỉ vỏn vẹn là ”You just do it. You do it because you have to do it. If you dont, you are out of business.”

Dịch sang tiếng Việt là: “Bạn hãy cứ làm nó! Bạn cứ làm vì bạn phải làm điều đó. Nếu bạn không làm, không tiến tới thì bạn phải rời khỏi công việc kinh doanh đó.”

Ừm, có lẽ vẫn chưa đủ mạnh. Chữ “out of business" này có nhiều tầng nghĩa hơn của nó, và với tôi, tôi thích dịch theo kiểu mạnh mẽ sau đây để tạo một dấu ấn sâu hơn trong tâm thức của mình: “Hãy cứ làm! Cứ đi tới bởi vì mày bắt buộc phải như vậy, không có lựa chọn nào khác. Nếu mày không làm, mày sẽ không có tiền và nguy hiểm hơn nữa: Mày sẽ tự đánh mất cuộc đời tuyệt vời mà đáng lý ra mày đã có"

Ở trong bản tiếng anh, đây thuộc về chương thứ 5: Tư duy của một Doanh Chủ.

Và khi lần đầu tiên tôi đọc nó, tôi rất bất ngờ vì đây là chương ngắn nhất trong cuốn sách bởi nó chỉ có vỏn vẹn đúng 4 trang giấy.

Ồ không! Chính xác phải chỉ là có 2 trang rưỡi vì tôi phải trừ đi phần lề và những khoảng trống chen ngang do biên soạn.

Bạn có thấy gì kỳ lạ ở đây không? Vốn dĩ nó nên là một chương rất dài cơ chứ? Rồi đáng ra nó phải có một bộ những tư duy dài hàng trang giấy dành cho những Doanh Chủ cơ chứ! Đến Tư Duy Triệu Phú còn có hẳn một bộ gồm 17 tư duy cơ mà? Vậy tại sao Robert Kiyosaki chỉ dành vỏn vẹn 3 trang dành cho Chương 5: Tư Duy của Doanh Chủ cơ chứ?

Và thực sự, chỉ khi sau 5 năm từ lúc lần đầu tôi đọc cuốn sách này. 5 năm để trải qua vô số các bài học, gặp được những doanh nhân thành đạt và từng bước xây dựng được cho mình những sự nghiệp nhất định tôi mới thực sự thấm về chương 5 này của Robert Kiyosaki.

Trước khi cắt nghĩa về nó hãy để tôi nói lại những điểm quan trọng được tác giả đề cập trong chương 5 này.

Mở đầu bằng việc nói về “Just do it" - Hãy cứ tiến tới làm nó!

Một câu in đậm quan trọng mà Robert Kiyosaki muốn đề cặp là: “You don't need to raise the capital to create your business" - Tức bạn không cần phải tìm kiếm Capital - Và chỗ này thường bị dịch sai trong tiếng Việt vì nó không có từ thay thế. Capital ở đây mà tác giả bao hàm không phải chỉ là tiền, mà còn là toàn bộ những tài sản khác cả về vật chất hay con người được bỏ vào để vận hành công việc kinh doanh.

Nói một cách khác, ý của Robert Kiyosaki là bạn không cần phải vất vả tự mình khai quật và tự đi theo con đường mòn của mình. Bởi những chuyện đó, hay các cách thức để tạo nên sự thịnh vượng đã có sẵn cho bạn sử dụng.

Nhưng việc bạn cần phải làm là BUILD YOUR BUSINESS - Tự xây dựng nên doanh nghiệp của mình.

Câu trả lời này là câu trả lời không được mong đợi nhất của nhiều người thậm chí các sinh viên MBA.

Đa số mọi người muốn đi tìm một công thức thần kỳ, một phương pháp bí mật, một kế hoạch nhanh chóng để trở nên giàu có. Nếu thực sự có những điều đó thì nó chỉ diễn ra khi bạn thực sự xắn tay áo mình lên và làm việc.

Với Robert Kiyosaki, điều tạo nên một Doanh Chủ - một Entrepreneur chính là: You make things happen. Bạn hiện thức hoá những giấc mơ của mình. Bạn tự ép hay tự kéo mình ra khỏi chiếc ghế hành khách và đi lên đầu chuyến xe bus, tự ngồi vào ghế lái xe để nắm quyền kiểm soát chiếc vô lăng cuộc đời của bạn.

Một cách đơn giản - với tôi, một Doanh Chủ không phải là bạn cần có một doanh nghiệp hàng nghìn tỷ với hàng chục nghìn công nhân. Một Doanh chủ lớn thực sự thì ngoài tiền ra họ là người hoàn toàn làm chủ được tư duy của họ và làm chủ được cuộc đời của mình.

Bạn có thể có một doanh nghiệp hàng ngàn tỷ nhưng nếu nó không cho bạn sự tự do về mặt thời gian và tâm trí thì than ôi bạn chỉ là một người làm tư khốn khổ tự nhốt mình vào một cái nhà tù mà mình không biết.

Doanh Chủ là người có giấc mơ lớn và dám tin và hành động bất chấp việc họ không biết rõ ràng mình cần phải làm gì. Bởi với họ, họ chỉ hỏi đơn giản rằng:” Nếu làm thì cái giá họ phải trả có lẽ chỉ là tiền và thời gian, nhưng nếu họ không làm thì chắc chắn họ không tiến tới được mục tiêu mà họ đặt ra"

Và tư duy Just do it này thực sự đã lột xác cuộc đời của tôi!

Tôi nghĩ tôi đã có những món đầu tư rất sai lầm và phải trả giá rất đắt cho các món đầu tư đó từ truyền thống cho tới crypto. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ hối hận về điều mình đã làm! Bởi lẽ, nếu không có những điều đó thì tôi không bao giờ trưởng thành được và có được ngày hôm nay.

Với bất cứ dự án nào mà tôi phải đối mặt với một quyết định có nên làm hay không: Tôi chỉ hỏi chính mình 5 câu hỏi.

  1. Nếu mình mất thì rủi ro đó là gì: Là bao nhiêu tiền và có ảnh hưởng đến danh dự của mình không?
  2. Nếu sự mất mát của nó không thực sự lớn thì tôi hỏi tiếp thế nếu mình làm thành công với nó thì mình được gì?
  3. Nếu ở ngay hiện tại: Tôi xuống tiền thì giá trị hiện hữu nào tôi có được? Tôi có cho mình những mối quan hệ chất lượng hay không?
  4. Và nếu tôi làm điều đó trong tương lai thì tôi trở thành ai?
  5. Và nếu tôi không trở thành nhân dạng đó thì điều đó tôi có cam chịu không?

Chỉ đến khi tôi thấy chính mình rằng là nếu cái giá phải trả là mình mất đi cơ hội trở thành nhân dạng mà mình muốn thì tôi luôn hành động tiến tới nó.

Bởi nếu có sai thì chúng ta cũng hiểu được cách thức đó là không đúng.

Nếu trước mặt bạn là hai tách trà, và tách nào cũng được chứa trong một chiếc tách rất đẹp, mùi rất thơm. Và có nhân viên tư vấn cho bạn tận tình về nguyên liệu, về nơi chiết xuất và miêu tả hương vị của 2 tách trà đó. Nhưng làm thế nào bạn thực sự biết được tách nào ngon hơn tách nào? Và tách nào mới phù hợp với khẩu vị của bạn? Nếu bạn không thử cả hai tách thì làm sao mà bạn biết được đây.

Tới đây sẽ có người phản biện rằng, ôi thế thì làm sao thử được tất cả các hương vị trà trên cuộc đời đây! Tin tôi đi, những người nào có tư duy như thế thì sẽ chẳng bao giờ thử cho mình tách trà nào và cả đời của họ sẽ không nếm được vị ngon của trà.

Có phải, khi bạn thử đủ nhiều rồi bạn sẽ gặp những Bậc thầy về trà bởi bạn tự ép mình chơi trong cộng đồng của những con người yêu thích trà và rồi có phải khi đó sẽ có những người chỉ bạn: “À hương vị này sẽ ngon hơn hương vị kia! Trà từ nơi này là tuyệt vời nhất!” Và chính khi đó bạn sẽ tìm được thứ phù hợp nhất với bạn thông qua sự chỉ dẫn của những Chuyên Gia.

Cuộc sống cũng như vậy, chỉ khi bạn lao tới và tiến lên phía trước. Thì con đường mới mở ra cho bạn. Nếu bạn không gõ, của chắc chắn sẽ không bao giờ mở.

Nhưng hãy yên tâm! Mọi thứ đã sẵn có rồi, hãy cứ vững tin mà đi và bạn chắc chắn tìm được chúng! Hãy tóm lấy nó!

Và ở phần tiếp theo trong chương 5, Robert Kiyosaki nói về những điều kiện cần thiết để trở thành một Doanh Chủ. Liệu bạn sẽ cần đành đổi điều gì để trở thành nhân dạng và có được cuộc sống mà bạn mong muốn?

Rất đơn giản, sự đánh đổi duy nhất chính là: “Bạn cần sự dũng cảm để khai phá, phát triển và cống hiến tài năng của bạn cho thế giới.’

Ở đây tôi dịch chữ Discover là khai phá chứ không phải là khám phá! Với tôi, vốn dĩ bên trong mỗi người chúng ta đã là một viên kim cương!

Có nhiều người tốn cả đời họ để đi tìm xem mình mạnh về điều gì, mình yếu cái gì và rồi đi khám phá về đam mê của mình. Với tôi, điều đó là sự lãng phí thời gian.

Bởi lẽ, cách duy nhất để thực sự biết bạn thực sự là ai là bằng cách dấn thân vào hành trình trở thành một Doanh Chủ. Những phẩm chất của một Doanh chủ chưa bao giờ là bẩm sinh cả mà tất cả là được thông qua sự rèn luyện. Có người nghĩ rằng mình là người hướng nội và họ bắt đầu biện minh cho sự thất bại của họ là do tính cách đó.

Nhưng có phải, nếu một người thực sự cháy bỏng bởi giấc mơ của anh ta. Thì nếu cách để đạt được giấc mơ ấy là phải mở lòng và giao lưu với người khác. Anh ta phải can đảm để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và làm điều mình chưa từng làm.

Sự can đảm để khai phá, phát triển và cống hiến mà Robert Kiyosaki nói ở đây chính là điều đó! Hãy dám bước ra khỏi vùng an toàn để đạt bằng được kết quả mà bạn muốn. Có thế bạn mới thực sự biết mình là ai, mình cần làm gì để phát triển chính mình để từ đó bạn thực sự cống hiến được tài năng của bạn cho thế giới.

Tư duy quan trọng nhất ở đây chính là THE BIG WHY - Khi lý do tại sao bạn phải làm một việc gì đó đủ lớn thì HOW - Cách làm không còn ý nghĩa nào nữa. Bạn chắc chắn đạt được điều bạn muốn khi lý do bạn đủ lớn.

The Big Why đó là gì? Đó chính là giấc mơ! Chính là Nhân dạng mà bạn hằng muốn trở thành khi bạn còn nhỏ?

Và như Robert Kiyosaki nói, lý do quan trọng nhất bạn phải trở thành một Doanh chủ và tạo ra doanh nghiệp riêng của bạn chính là để: Get your dignity back - Tìm lại được phẩm chất hay nhân dạng bạn vốn có.

Và kết thúc chương 5, Robert Kiyosaki kết lại bằng A Maserati Mind - Tư duy lái Maserati.

Maserati là một hãng siêu xe hạng sang. Và điều tác giả muốn nói ở đây là nếu bạn để một người nông dân ở đằng sau tay lái của một chiếc Maserati thì sẽ không biến ông ta trở thành một tay đua được. Ông ta cần có những kĩ năng, cần được huấn luyện và quan trọng nhất là cần có tư duy của một Tay Đua cừ khôi.

Khi nói You Make Things Happen. Bạn kiến tạo cuộc đời của bạn chính là bạn không than trách bất cứ ai hay bất cứ điều gì ở bên ngoài xảy đến với bạn. Bạn tự nhận lấy 100% trách nhiệm về chính mình.

Vâng, bạn sẽ cần một chiếc Maserati! Nhưng yên tâm, chiếc Maserati đó đã đậu sẵn trước mặt bạn rồi và phần sau cuốn sách này sẽ nói về nó. Nhưng trước hết điều quan trọng là ở chính bạn.

Liệu bạn thực sự sẵn sàng để nắm lấy tay lái? Bạn thực sự có đủ dũng cảm để làm điều đó chưa? Để làm chủ cuộc đời của mình!

Video liên quan

Chủ Đề