Tóm tắt Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  • Gọi tên một số nấm thường gặp trong đời sống
  • Vẽ sợi nấm mốc và một số loại nấm lớn mà em quan sát được 
  • Quan sát hình 28.1, 28.2 và trả lời câu hỏi:

    • Hãy nhận xét về hình dạng của nấm
    • Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát được ở hoạt động thực hành thuộc nhóm nấm đảm hay nấm túi?
    • Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác
    • Em hãy xác định môi trường sống của một số nấm bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

  • Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loại nấm còn lại? Từ đó, em hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào 
  • Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết

=> Xem hướng dẫn giải

  • Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên

  • Từ thông tin gợi ý trong hình 28.4, em hãy nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người

  • Hãy kể tên một số nấm có giá trị trong thực tiễn
  • Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào?

  • Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra

  • Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm 

=> Xem hướng dẫn giải

3. Kỹ thuật trồng nấm

  • Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm rạ
  • Có ý kiến cho rằng: "Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm." Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích
  • Nấm men được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống con người

=> Xem hướng dẫn giải

1. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ

2. Em thấy nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện  thời tiết nào? Kể tên những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc xung quanh em 

3. Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người 

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách chân trời sáng tạo lớp 6, KHTN 6 sách chân trời sáng tạo, giải KHTN 6 sách mới, bài 28 Nấm, sách chân trời sáng tạo nxb giáo dục

[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 28: Nấm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

     - Hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.

     - Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông. Con người đứng trên Trái Đất lại nhìn thấy các thiên thể trong bầu trời đều quay từ đông sang tây [tức là ngược lại hướng tự quay của Trái Đất].

Mặt trời mọc hướng đông và lặn hướng tây

Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông

2. Mặt Trời mọc và lặn

Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêmdo Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Hiện tượng Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái ĐấtKhi tự quay quanh trục của nó, Trái Đất sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo. Mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây. 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Câu 1. Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy

A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây

B. Trái Đất quay quanh trục của nó

C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.

B – chuyển động không nhìn thấy

C - chuyển động không nhìn thấy

D - chuyển động không nhìn thấy

Câu 2. Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây?

A. Mặt Trăng mọc vào buổi tối

B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây

C. Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời

D. Cả A và B

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:Chuyển động nhìn thấy là chuyển động:

+ Mặt Trăng mọc vào buổi tối

+ Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

B. Mặt Trời mọc ở đằng tây, lặn ở đằng đông.

C. Chuyển động nhin thấy là chuyển động Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

D. Cả 3 phát biểu trên

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng

B – sai

C – sai

D - sai

Câu 4. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.

B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.

C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.

D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất vì Trái đất có dạng hình khối cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng.

Câu 5. Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?

A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng.

B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất.

C. phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.

D. phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:Ban ngày sẽ xuất hiện khi phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 6. Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày?

A. Ở vị trí M và P đang là ban ngày

B. Ở vị trí Q và N đang là ban ngày

C. Ở vị trí M và N đang là ban ngày

D. Ở vị trí Q và P đang là ban ngày

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:Vị trí đang là ban ngày là P và Q vì hai vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 7. Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

A. Vị trí M

B. Vị trí N

C. Vị trí P

D. Vị trí Q

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:Người ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, bóng tối sẽ chìm vào Q trước.

Câu 8. Người ở vị trí sẽ thấy Mặt Trời mọc trước?

A. Vị trí M

B. Vị trí N

C. Vị trí P

D. Vị trí Q

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:Người ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước.

Câu 9. Trái Đất có những chuyển động nào?

A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông

B. Quay quanh Mặt Trời

C. Quay quanh Mặt Trăng

D. Cả A và B

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:Trái Đất có những chuyển động:

+ Tự quay quanh trục từ tây sang đông

+ Quay quanh Mặt Trời

Câu 10. Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.

B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.

C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa nên nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, nửa còn lại không được Mặt Trời chiếu sáng là ban đêm.

B – giải thích hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

C – giải thích hiện tượng có ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.

D – giải thích hiện tượng hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi khi nhìn từ Trái Đất.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lý thuyết Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Lý thuyết Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Lý thuyết Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Video liên quan

Chủ Đề