Tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học

Share this

Dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm, việc làm đề tài nghiên cứu khoa học luôn là một lợi thế cân thiết để có thể nâng cao hồ sơ của bản thân trên con đường đi ra biển lớn. Bước đầu tiên và có thể nói là nền móng cho cả quá trình nghiên cứu chính là bước chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn như đời sống thường nhật, bài giảng của giảng viên, bài báo khoa học. Mình và Sandla team sẽ giới thiệu các khía cạnh bạn cần lưu ý khi lựa chọn đề tài nghiên cứu.

  • 10 Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Thông Minh Hơn
  • 9 Thói Quen Thành Công Của Các Triệu Phú
  • Những Lưu Ý Trong Giai Đoạn Nộp Đơn Ứng Tuyển BIG4
  • Nâng cấp bản thân 15 phút mỗi ngày
  • Bạn Ơi, Làm Gì Nếu Mình Cần Thêm Động Lực?

Tính khoa học

Rõ ràng là bất cứ bài viết nghiên cứu khoa học nào cũng phải đảm bảo được tính khoa học của nó. Tính khoa học thể hiện ở việc đề tài nghiên cứu khoa học phải gắn với một khuôn khổ lí thuyết và cơ sở lí luận rõ ràng. Đây chính là cơ sở cho các chương tiếp theo trong một đề tài nghiên cứu khoa học, vì vậy nên nếu đề tài chưa đảm bảo được tính khoa học thì khó lòng mà có thể tiếp tục được.

Tính mới và độc đáo

Tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:

6 Người Việt Nam Đã Làm Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn

a. Đề tài hoàn toàn mới:

Đề tài hoàn toàn mới [trong một phạm vi lãnh thổ nhất định] là những đề tài chưa hoặc được rất ít người nghiên cứu đến. Những đề tài này thường được đánh giá cao vì kết quả của đề tài mang lại giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại đề tài cũ.

b. Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới:

Nói vậy tức là đề tài đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với cách tiếp cận mới, đó có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng công cụ, kĩ thuật nghiên cứu mới

c. Đề tài sử dụng số liệu mới:

Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của đề tài có tính cập nhật và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao hơn.

d. Khám phá ra điều mới:

Tức là sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu nào đã phát hiện ra trước đây, dựa trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy đề tài có thể đưa ra một hướng đi mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được.

Tính khả thi

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu khoa học. Một đề tài được coi là có tính khả thi khi mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được cơ sở lí luận cần thiết cũng như nguồn số liệu liên quan. Ngoài ra các yếu tố khác như kinh phí, người hướng dẫn cũng có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của đề tài.

Học Bổng Toàn Phần Bậc Cử Nhân Và Sau Đại Học Của Chính Phủ Rumani 2020

Tính áp dụng

Sau khi kết thúc đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phải đưa ra được một giải pháp nhất định cho đề tài nghiên cứu [nếu đấy là đề tài nghiên cứu thực tiễn] hoặc một lí thuyết mới [nếu đấy là đề tài nghiên cứu lý thuyết]. Đề tài có khả năng áp dụng như vậy sẽ được đánh giá cao hơn.

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà một đề tài nghiên cứu khoa học cần thoả mãn được. Một khi đã đảm bảo được các tiêu chí trên thì đề tài của các bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn, cũng như được đánh giá cao hơn trong mắt hội đồng đánh giá đề tài.

Ý tưởng nghiên cứu lấy từ đâu

Các ý tưởng trong đầu bạn có thể đã có từ rất lâu hoặc là xuất hiện bất chợt, vì vậy việc bạn cần làm là ghi chép lại những ý tưởng ấy ngay khi nó xuất hiện để tránh trường hợp ý tưởng chợt đến rồi đi, và bạn sẽ quên ngay khi đi làm việc khác. Còn nếu bạn chưa có ý tưởng gì thì cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian để vào thư viện, nghe đài, xem tivi hoặc truy cập Internet hoặc thường xuyên đọc các bài báo, các tạp chí chuyên ngành để cập nhật những vấn đề nóng bỏng, thời sự.

Phát triển ý tưởng

Khi đã tìm ra vấn đề muốn nghiên cứu, bạn hãy vạch ra cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp, không quan trọng là ý tưởng của bạn đã được nghiên cứu chưa mà quan trọng là bạn phải biết chọn những điểm mới hoặc phát triển ý tưởng đó theo hướng khác.

Từ ý tưởng đến Tên đề tài

Sau khi đã thu thập được nhiều tài liệu, bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài. Hãy nhớ rằng, tên đề tài phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian và không gian nghiên cứu.

Lựa chọn giáo viên hướng dẫn phù hợp sở trường/ đề tài nghiên cứu

Để theo đuổi và thành công với một đề tài NCKH, trước tiên, các bạn cần lựa chọn người đồng hành tin cậy. Các thành viên trong nhóm NCKH phải là những bạn chăm chỉ, làm việc có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc và tốt nhất đã từng làm việc chung với nhau để có thể đảm bảo sự phối hợp ăn ý và kết quả tối ưu nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn giảng viên hướng dẫn tâm huyết, nhiệt tình, có kiến thức sâu trong lĩnh vực mình định nghiên cứu và có nhiều kinh nghiệm NCKH sẽ giúp ích rất nhiều cho nhóm, vì Thầy Cô sẽ là người định hướng, chỉ đường và giải đáp các thắc mắc trong quá trình nhóm thực hiện đề tại NCKH.

Nguồn://yrc-ftu.com/tieu-chi-cho%CC%A3n-de-tai-nghien-cuu-khoa-ho%CC%A3c/

Sandla.org tổng hợp


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.

Video liên quan

Chủ Đề