Tìm hiểu về đoạn văn và cách xây dựng đoạn văn

1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Đoạn văn thường có câu chủ đề. Câu này khái quát nội dung của toàn đoạn, thường phải đầy đủ hai thành phần [chủ ngữ và vị ngữ] và hay đứng ở đầu đoạn văn.

3. Trong đoạn văn, các câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Mối quan hệ ấy có thể là bổ sung cho nhau hoặc là bình đẳng với nhau.

4. Có ba cách triển khai nội dung đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song hành.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đoạn văn?

a] Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

- Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

- Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b] Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c] Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

- Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

- Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a] Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

- Trong đoạn văn thứ nhất, từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng là: Ngô Tất Tố [1893-1954].

- Câu then chốt của đoạn thứ hai: "Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng [Tắt đèn], vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng [là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố].

- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được trực tiếp hoặc gián tiếp lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn. Câu chủ đề [câu then chốt] chứa nội dung khái quát, ngắn gọn, thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.

b] Cách trình bày nội dung đoạn văn

- Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề như thế này thì từ ngữ chủ đề có vai trò duy trì đối tượng cho đoạn [Ngô Tất Tố]. Đoạn thứ hai có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.

- Đoạn văn này có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

Nhìn chung, đoạn văn thường được triển khai theo ba kiểu cấu trúc: diễn dịch [đoạn thứ hai của văn bản về Ngô Tất Tố], quy nạp [đoạn văn về màu xanh của lá cây], song hành [đoạn thứ nhất của văn bản vể Ngô Tất Tố]. Đoạn văn theo kiểu song hành không có câu chủ đề nhưng vẫn phải đám bảo có chủ đề ; chủ đề được khái quát từ ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Văn bản Ai nhầm có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

a] Đoạn này triển khai theo kiểu diễn dịch. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn [Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương]. Tình yêu thương của Trần Đăng Khoa được cụ thể hoá ở hai câu tiếp theo.

b] Đây là đoạn văn triển khai ý theo kiểu song hành, không có câu chủ đề. Khái quát ý nghĩa của các câu ta được chủ đề của đoạn: Cảnh vật khi mưa sắp tạnh và sau cơn mưa.

c] Đây là đoạn triển khai ý theo cách song hành, chủ đề là: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.

3. Với câu chủ đề "Lịch sử...”, có thể viết đoạn văn theo các cách như sau:

- Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

- Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ dại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

4. Để viết một đoạn văn với chủ đề cho trước nào đấy cần lưu ý:

- Xây dựng câu chủ đề và triển khai ý nghĩa của nó bằng các câu khác [theo kiểu diễn dịch hay quy nạp].

- Định hướng chủ đề, duy trì đối tượng bằng từ ngữ chủ đề khi muốn viết theo cách song hành.

Lý thuyết Ngữ văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

  • 1/ Thế nào là đoạn văn
  • 2/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1/ Thế nào là đoạn văn

- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

- Ngữ liệu SGK trang 34

* Câu hỏi:

Câu 1: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?

- Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn:

+ Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố.

+ Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.

Câu 2: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

- Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:

+ Đoạn văn bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc đến chỗ chấm xuống hàng

+ Đoạn văn thường gồm có nhiều câu.

Câu 3: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định [nội dung logic hay nội dung biểu cảm], được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Như vậy, về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở mức độ nhất định [phù hợp với cách hiểu truyền thống] hoặc không hoàn chỉnh. Chỉ có văn bản có sự hoàn chỉnh trọn vẹn nội dung, còn mọi đơn vị bậc dưới nó, trong đó có đoạn văn, không phải lúc nào cũng có và cần phải có sự hoàn chỉnh về nội dung.

2/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

Câu a: Đọc đoạn văn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn [từ ngữ chủ đề]

- Những từ ngữ chủ đề của đoạn văn một: “Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học... một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc”

Câu b: Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn [câu chủ đề]. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?

- Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”.

Câu c: Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ của chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

- Câu chủ đề là câu nêu ý chung, ý khái quát của toàn đoạn “tác phẩm tiêu biểu” các câu sau chứng minh giải thích sự tiêu biểu về mặt nội dung và tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.

- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần nhằm duy trì ý [đối tượng] được biểu đạt

b/ Cách trình bày nội dung đoạn văn

Câu a: Nội dung đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

- Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

- Đoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiểu sử [quê quán, tên tuổi] đến sự nghiệp [những thành tựu đạt được] song hành.

- Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, diễn dịch.

Câu b: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngữ liệu SGK trang 35

- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?

Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.

- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò cách xây dựng đoạn văn trong văn bản thường gặp...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Soạn Văn Xây dựng đoạn văn trong văn bản

  • Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản mẫu 1
    • I. Thế nào là đoạn văn?
    • II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
  • Soạn Văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản mẫu 2
    • Câu 1 [trang 34 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:
    • Câu 2 [trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:
    • Câu 3 [trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:
    • Luyện tập

Soạn Văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về cách xây dựng đoạn văn trong văn bản để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

  • Soạn Văn 8: Tức nước vỡ bờ [trích Tắt đèn]
  • Soạn Văn 8: Bố cục của văn bản
  • Soạn Văn 8: Trường từ vựng
  • Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản siêu ngắn

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản mẫu 1

I. Thế nào là đoạn văn?

Câu 1:

Văn bản đã cho gồm hai ý chính: Khái quát tác giả Ngô Tất Tố và nêu lên giá trị cơ bản tác phẩm Tắt đèn.

Văn bản được viết thành 2 đoạn văn.

Câu 2:

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn: Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành thể hiện một ý tương đối trọn vẹn. Hết đoạn thường có dấu chấm, xuống dòng, lùi đầu dòng một khoảng.

Câu 3:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có nhiều câu tạo thành.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông.

b. Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Ta biết đó là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của đoạn, ngắn gọn và đứng ở cuối đoạn.

c. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề được trình bày song hành với nhau. Đoạn thứ hai câu chủ đề ở đầu đoạn, đoạn văn được trình bày bằng hình thức diễn dịch.

b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”. Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự quy nạp.

Soạn Văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản mẫu 2

Thế nào là đoạn văn?

Câu 1 [trang 34 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Văn bản đã cho gồm hai ý chính:

- Khái quát tác giả Ngô Tất Tố.

- Giá trị cơ bản tác phẩm Tắt đèn.

Câu 2 [trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Một đoạn văn có thể nhận biết dựa vào chữ viết hoa thụt đầu dòng của đoạn và dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành thể hiện một ý tương đối trọn vẹn.

Câu 3 [trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có nhiều câu tạo thành.

Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn [trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]

a. Từ ngữ chủ đề ở đoạn 1: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông.

b. Câu chủ đề văn bản trong đoạn 2: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Ta biết đó là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của đoạn, ngắn gọn và đứng ở cuối đoạn.

c.

– Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn [trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]

a. Cách trình bày đoạn văn trong văn bản đã cho:

- Đoạn 1: Không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề, trình bày song hành.

- Đoạn 2: Câu chủ đề ở cuối đoạn, trình bày quy nạp.

- Đoạn 3: Câu chủ đề ở đầu đoạn, trình bày diễn dịch.

b.

– Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh...”.

- Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự quy nạp.

Luyện tập

Câu 1 [trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Văn bản đã cho có thể chia thành 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:

- Ý 1: Thầy đồ lười lấy văn tế ông thân sinh chép lại đưa chủ nhà tế vợ.

- Ý 2: Sự việc xảy ra và cãi vã.

Câu 2 [trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]: Cách trình bày trong các đoạn:

Đoạn văn Vị trí câu chủ đề Cách trình bày nội dung

a. Đầu đoạn diễn dịch

b. Không có song hành

c. Không có song hành

Câu 3 [trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]: Tham khảo:

- Đoạn văn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

[Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986]

- Đoạn văn quy nạp:

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được khẳng định trong những cuộc kháng chiến vĩ đại, gắn với những tên tuổi ấy.

Câu 4 [trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: [quy nạp]

Thành công là đạt được mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống của mình. Thất bại đối lập với thành công, là vấp ngã, là không đạt được kết quả như mong muốn. “Thất bại là mẹ thành công” là một câu tục ngữ cô đọng, sâu sắc, là lời khuyên chân thành đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn rằng thất bại chính là con đường dẫn đến thành công.

b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.

Vì sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Mới nghe tưởng chừng mâu thuẫn nhưng không phải vậy, nó rất chính xác. Sau mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới thành công.

c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.

Trong thực tế, để đạt được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại. Muốn đi vững trên đôi chân, ta phải chập chững và ngã biết bao lần khi tập đi. Thomas Edison tìm ra dây tóc bóng đèn phù hợp, ông từng 10000 lần thất bại. Nhưng ông cho rằng “Tôi đã tìm ra 10000 cách không hoạt động”. Còn rất nhiều tấm gương khác nữa. Phải thất bại chúng ta mới rút ra được kinh nghiệm, có động lực để tiếp tục tìm tòi học hỏi để từng bước tiến đến thành công.

----------------------------

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Xây dựng đoạn văn trong văn bản bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Video liên quan

Chủ Đề