Thpt hệ 10/10 là gì

Chúng ta đều được nghe nhắc tới trình độ văn hóa nhưng trình độ văn hóa là gì thì không phải ai cũng biết? Đặc biệt, cách ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch thế nào cho chính xác cũng là thắc mắc của nhiều người.

Trình độ văn hóa là gì?

Trước tiên xin khẳng định, văn hóa là một khái niệm rất rộng và phức tạp, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Do đó, chưa có văn bản nào giải thích chính xác trình độ văn hóa là gì?

Song, hiện nay, trình độ văn hóa đang được đánh đồng là trình độ giáo dục phổ thông. Theo đó, trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông [được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch].

Tuy nhiên, việc hiểu trình độ văn hóa như trên là chưa đúng, bởi theo nghĩa rộng, trình độ văn hóa còn bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần của một cá nhân, một nhóm người, một xã hội, trong đó chứa đựng cả cách sống, lối sống.

Còn trình độ giáo dục phổ thông là trình độ của mỗi người tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập ở các bậc học phổ thông [tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông].

Người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao, thậm chí vẫn bị coi là thiếu văn hóa. Có người trình độ học vấn thấp, nhưng ứng xử xã hội chuẩn mực vẫn là người có văn hóa.

Nên chăng cần thay thế cụm từ trình độ văn hóa bằng một cụm từ khác như trình độ học vấn hoặc trình độ giáo dục phổ thông trong các mẫu Sơ yếu lý lịch để tránh nhầm lẫn.

Trước năm học 2022⁠ – ⁠2023, học sinh THPT học 13 môn bắt buộc và một môn nghề tự chọn ở lớp 11

2. Các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông đổi mới

Chương trình giáo dục phổ thông đổi mới của bộ GD&ĐT dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022 – 2023 đối với lớp 10; áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12. Nội dung giáo dục cấp THPT gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn, cụ thể như:

2.1. Các môn học bắt buộc

Bảy môn học và hoạt động giáo dục mà học sinh bắt buộc phải học bao gồm:

  • Ngữ văn.
  • Toán.
  • Ngoại ngữ 1 [Tiếng Anh].
  • Giáo dục thể chất.
  • Giáo dục quốc phòng và an ninh.
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
  • Nội dung giáo dục của địa phương.

2.2. Các môn học tự chọn

Học sinh sẽ được chọn 2 môn nằm trong nhóm tự chọn và 3 môn từ 3 nhóm môn sau đây:

2 môn học tự chọn: 

  • Tiếng dân tộc thiểu số
  • Ngoại ngữ 2 [Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Đức].

5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn [mỗi nhóm chọn ít nhất một môn]: 

  • Nhóm môn khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật];
  • Nhóm môn khoa học tự nhiên [Vật lý, Hoá học, Sinh học];
  • Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật].

Học sinh cấp 3 sẽ có thời lượng học là 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút [có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày].

Chương trình giáo dục phổ thông đổi mới của bộ GD&ĐT dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022 – 2023 đối với lớp 10

3. Làm thế nào để học tốt chương trình cấp 3?

Để học tốt chương trình cấp 3, nhất là trong bối cảnh các môn học có sự đổi mới, các bạn học sinh phải cân đối giữa nhiều phương pháp học tập để có thể đạt hiệu quả học tập cao nhất, cụ thể:

  • Khám phá bản thân: Cần hiểu rõ bản thân thuộc nhóm người nào, tính cách và sở thích ra sao, có thiên hướng nào, có khả năng ở lĩnh vực, nhóm ngành nào. Bên cạnh đó là hiểu rõ lĩnh vực mà mình có thế mạnh thuộc khối thi nào.
  • Tìm hiểu và tham gia hoạt động ngoại khóa: Hoạt động thể thao, Hoạt động văn nghệ, Hoạt động tình nguyện,… là các hoạt động mà học sinh có thể tham khảo để rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết.
  • Lựa chọn môn học phù hợp: Lựa chọn môn học theo năng lực, theo đam mê, sở thích, theo định hướng sau phổ thông là các yếu tố để xét đến sự phù hợp. Khi đó, học sinh sẽ giảm tải được gánh nặng thành tích cao các môn không cần thiết.
  • Xây dựng kế hoạch và mục tiêu học tập: Xác định mục tiêu học tập cuối cùng của bạn là gì? Khi có được mục tiêu, bạn sẽ xác định được thời gian biểu học tập hợp lý. Nên hoàn thành mục tiêu lớn bằng cách đặt ra các mục tiêu nhỏ theo tuần, theo tháng và theo năm.
  • Tìm hiểu ngành nghề, định hướng tổ hợp xét tuyển Đại học sớm để chọn môn học tương ứng: Xác định ngành nghề mong muốn, thuộc khối thi đại học gì, ngành gì, trường nào? Việc xác định sớm sẽ giúp các bạn học sinh có nhiều thời gian để tập trung hơn cho khối thi của mình.
  • Tập trung nghe giảng: Cố gắng tập trung cao độ nghe giảng để tăng năng suất hiệu quả tiếp thu. Ngoài ra là rèn luyện thói quen ghi chú để tránh bỏ sót kiến thức.
  • Học từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, từ dễ đến khó: Học sinh cần học tập từ kiến thức  nền tảng căn bản đến nâng cao, đi từ cái dễ đến khó. Không nên ôn cấp tốc, học vẹt, học lấy số lượng vì đó chỉ là cách học đối phó, không thể vận dụng được về sau.
  • Chọn đúng môi trường học: Một môi trường học phù hợp là nơi có phương pháp giáo dục tiến tiến và chất lượng, giúp các bạn học sinh phát triển được khả năng của bản thân.

Vinschool là môi trường học lý tưởng cho phép các bạn học sinh có thể cùng lúc kết hợp các phương pháp học tập hiệu quả một cách cá nhân hóa. Theo đó, Vinschool mang đến cho học sinh sự lựa chọn các môn học cấp 3 với lộ trình tối ưu.

Cần cân đối cùng lúc nhiều phương pháp học tập và tối ưu lộ trình để đạt kết quả tốt nhất trong học tập

4. Lựa chọn môn học cấp 3 với lộ trình tối ưu hoá của Vinschool

Vinschool là hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay, được đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo viên và chương trình học. Vinschool giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế Cambridge – một trong các chương trình quốc tế hàng đầu hiện nay bởi tính bản địa hóa, tính cá nhân hóa và nhiều đặc điểm hướng đến sự tối ưu cho người học.

Với lộ trình tối ưu này, học sinh có thể đi theo các bước tinh gọn từ lớp 9 đến lớp 12 theo các bậc: Khám phá – Tăng tốc – Về đích:

  • Ở lớp 9 – 10: Các bạn học sinh sẽ được khám phá bản thân – Tìm hiểu ngành nghề – Rèn thói quen học tập để nâng cao điểm số – Tìm hiểu và tham gia hoạt động ngoại khóa – Định hướng tổ hợp xét tuyển Đại học.
  • Đến lớp 11: Các bạn học sinh sẽ lựa chọn môn học phù hợp – Xây dựng kế hoạch và mục tiêu học tập – Cơ hội cải thiện điểm số – Ôn tập và hoàn thành các bài thi chuẩn hóa – Tham gia các hoạt động ngoại khóa – Trải nghiệm ngành nghề – Lập danh sách các trường Đại học mà bạn muốn theo học – Chuẩn bị một số hồ sơ ứng tuyển Đại học và học bổng.
  • Lớp 12: Các bạn học sinh sẽ được rà soát tiến độ thực hiện mục tiêu học tập – Tập trung vào điểm số – Campus Tour – Chốt danh sách các trường Đại học và chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển – Hoàn thành các hồ sơ ứng tuyển – Chuẩn bị để trở thành một Tân sinh viên.

Ở Vinschool, mỗi học sinh có một lộ trình học tập cá nhân và học sinh được lựa chọn môn học trong “ngân hàng” gần 50 môn học. Lớp 1 – 10, học sinh sẽ được học toàn diện các môn học, theo 06 nhóm môn học kể trên. Lớp 11 và 12, các bạn sẽ chọn tối thiểu 5 môn và tối đa 8 môn [đảm bảo ko quá 35 tiết], được chia thành 03 nhóm môn:

  • [1] Môn bắt buộc: Toán Văn [chia theo mức độ Nâng cao, Cơ bản], Tiếng Anh [phân lớp theo trình độ]
  • [2] nhóm môn định hướng tổ hợp thi Tốt nghiệp THPT: KHTN [Lý – Hóa – Sinh] và KHXH [Sử – Địa – GDCD]
  • [3] Nhóm môn định hướng ngành nghề và phát triển cá nhân: Tâm lý học, tâm lý học, Khoa học máy tính,…

Tương ứng với quá trình này:

  • Các bạn học sinh được lựa chọn một số môn học phù hợp với năng lực và định hướng của bản thân và gia đình. Mô hình môn học 6 lĩnh vực tại Vinschool bao gồm: Lĩnh vực Ngôn ngữ, Lĩnh vực Khoa học Xã hội, Lĩnh vực Khoa học và công nghệ thông tin, Lĩnh vực Toán, Lĩnh vực Nghệ thuật, và Lĩnh vực Giáo dục cá nhân. Mỗi môn học trong từng nhóm lĩnh vực vừa phát triển các năng lực đặc thù của môn học, vừa nâng cao các kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh. Đặc biệt, các môn dự bị Đại học của khối 11, 12 hệ AP càng thể hiện nổi bật hơn nữa ở tính định hướng nghề nghiệp: Kinh tế học, Tâm lý học, Khoa học máy tính, Thống kê ứng dụng, Tư duy phản biện,…
  • Các môn học truyền thống được triển khai theo hướng đổi mới của Bộ, gồm: Tiếng Việt/Ngữ Văn, Lịch sử & Địa Lí.
  • Các môn được đổi mới: Khoa học, Công nghệ thông tin, Tiếng Anh, Toán, Viễn cảnh toàn cầu và Thể chất.
Tham khảo thêm danh sách các môn học cấp 3 tại Trường Trung học Vinschool.

Lộ trình học tập và lựa chọn môn học tối ưu như vậy giúp học sinh không chỉ được trang bị Kiến thức, mà còn có Kỹ năng học tập, năng lực Tư duy, khả năng Lãnh đạo, có phẩm chất và thái độ tốt, là những Công dân toàn cầu nhưng mang trong mình bản sắc văn hoá Việt và có lòng tự tôn dân tộc.

Tóm lại, các môn học cấp 3 từ năm học 2022 – 2023 sẽ có nhiều đổi mới. Các bạn học sinh và phụ huynh nên nắm rõ để có thể hoàn thành bậc học một cách tốt nhất và đạt được những mục tiêu học tập mà mình mong muốn.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học hệ tại Vinschool vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 18006511 [bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam].

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề