Thoông tuư 62 2007 xử lý

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước [NSNN] qua Kho bạc Nhà nước [KBNN].

Theo quy định tại thông tư, chi NSNN chỉ được thực hiện khi đảm bảo điều kiện chi NSNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật NSNN số 83/2015/QH13; có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ và hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định tại thông tư này.

Trường hợp các khoản chi thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh toán của KBNN phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP và Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Theo Thông tư số 62/2020/TT-BTC, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước theo 02 hình thức sau:

Một là, thanh toán trước, kiểm soát sau

Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng; trong đó, Kho bạc Nhà nước tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp; đồng thời, gửi 01 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 01 chứng từ báo Có cho đơn vị [nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước].

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ quy định.

Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi [theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này] gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

Hai là, kiểm soát trước, thanh toán sau

Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi [trừ trương hợp đã áp dụng theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau theo quy định tại Khoản 1 Điều này]; trong đó, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Thông tư số 62/2020/TT-BTC quy định, đơn vị sử dụng ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước Giấy nộp trả kinh phí để nộp trả kinh phí theo đúng quy định. Trường hợp khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước theo kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thấm quyền, đơn vị gửi kèm Văn bản của các cơ quan nhà nước có thấm quyền và có trách nhiệm nộp NSNN kịp thời, đầy đủ theo Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi giảm chi NSNN [trường hợp chưa quyết toán ngân sách] hoặc thu hồi nộp NSNN [trường hợp đã quyết toán ngân sách] theo quy định và thực hiện hạch toán kế toán theo đứng mục lục NSNN, năm ngân sách.

Thông tư hướng dẫn cụ thể về kiểm soát chi đối với mua sắm tài sản công, trong đó có ô tô công. Theo đó, chi mua sắm xe ô tô phục vụ công tác các chức danh và xe ô tô phục vụ công tác chung, KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán chi tiết và giá mua xe ô tô theo quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 24/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Đối với chi mua sắm xe ô tô chuyên dùng, KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán chi tiết và mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm soát đối tượng sử dụng, chủng loại, theo quy định tại văn bản ban hành tiêu chuẩn, định mức ô tô chuyên dùng của cấp có thẩm quyền ban hành [thẩm quyền ban hành theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 85/2018/NĐ-CP].

Thông tư 62/2020 Thay thế Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC; Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC;

Thông tư này bãi bỏ Điểm đ Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

Thông tư số 62/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2020./.

Xem toàn bộ nội dung thông tư 62/2020 dưới đây

4 4 nhiều đánh giá

Đánh giá bài viết

Chủ Đề