Thị trường chứng khoán sơ cấp làm tăng lượng tiền trong lưu thông

03/11/2020 947

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Giang [Tổng hợp]

Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trong thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

Mục lục

  • 1 Đặc điểm
  • 2 Chủ thể phát hành
  • 3 Phương thức phát hành
  • 4 Chào bán chứng khoán lần đầu
  • 5 Quản lý của Nhà nước
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Đặc điểmSửa đổi

  • Thị trường chứng khoán sơ cấp là bộ phận cấu thành hữu cơ và không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Thị trường sơ cấp là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.
  • Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán mới hay còn được gọi là thị trường phát hành.
  • Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
  • Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới.
  • Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh [trường hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành].
  • Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
  • Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường thứ cấp.

Chủ thể phát hànhSửa đổi

  1. Chính phủ
  2. Doanh nghiệp: Chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Theo pháp luật Việt Nam [Luật Doanh nghiệp năm 2005], có bốn loại hình doanh nghiệp:
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chỉ được phát hành trái phiếu;
    • Công ty cổ phần: được phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu;
    • Công ty hợp danh; Không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu;
  3. Quỹ Đầu tư

Phương thức phát hànhSửa đổi

  1. Phát hành riêng lẻ: Chứng khoán được bán trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định [thông thường là các nhà đầu tư có tổ chức] với những điều kiện hạn chế và không tiến hành rộng rãi ra công chúng.
  2. Chào bán ra công chúng: Chứng khoán được chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư với những điều kiện và thời gian như nhau.[1]

Chào bán chứng khoán lần đầuSửa đổi

  1. Điều kiện chào bán
    • Điều kiện về quy mô vốn: Doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ nhất định theo quy định của pháp luật.
    • Điều kiện về tính hiệu quả: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất định trong một số năm liên tục trước khi xin phép chào bán ra công chúng.
    • Điều kiện về tính khả thi: Doanh nghiệp phải có phương án khả thi về việc sử dụng số vốn huy động thông qua phát hành chứng khoán.
  2. Thủ tục chào bán: Doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới chào bán ra công chúng phải đăng ký và phải được phép của Chính phủ thông qua cơ quan quản lý nhà nước [ở Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước]. Các bước tiến hành:
    1. Nộp hồ sơ đăng ký chào bán;
    2. Công bố việc phát hành;
    3. Phân phối chứng khoán ra công chúng;
    4. Báo cáo kết quả đợt phát hành.
  3. Phương thức chào bán:
    • Phát hành trực tiếp;
    • Ủy thác phát hành [bảo lãnh phát hành];
    • Chào bán qua đấu thầu [đấu giá].

Quản lý của Nhà nướcSửa đổi

  1. Quản lý theo chất lượng
  2. Quản lý theo mô hình công bố thông tin
  3. Quản lý theo chất lượng kết hợp với mô hình công bố thông tin

Xem thêmSửa đổi

Xem thêm: Thị trường chứng khoán

Xem thêm: Thị trường chứng khoán thứ cấp

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ [1] Lưu trữ 2010-05-19 tại Wayback Machine Thị trường sơ cấp - Trung tâm Hỗ trợ Chiến lược Doanh nghiệp SACEN.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Chia sẻ trên:    117878

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán phái sinh.

Thị trường chứng khoán [TTCK] là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Dựa theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể phân làm hai loại là thị trường sơ cấpthị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp [primary market] là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, còn được gọi là thị trường cấp một hoặc thị trường phát hành.

Chức năng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho nền kinh tế, trong đó Nhà phát hành đóng vai trò là người đi huy động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu tư. Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về nhà phát hành. Nhà phát hành có thể là Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương, thông qua việc phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng. Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để có tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn của thị trường này chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của người dân và của một số tổ chức phi tài chính. Qua hoạt động của thị trường sơ cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Bởi vậy, thị trường sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng, đồng thời thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào đầu tư. Hay nói cách khác, thị trường sơ cấp không chỉ đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Thị trường thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp [secondary market] là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Trên thị trường thứ cấp diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.

Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đich cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm [thông qua cổ tức, trái tức…] hoặc để hưởng chênh lệch giá.

Nhờ có thị trường thứ cấp, tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo, nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại; nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi và trôi chảy.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán đã phát hành. Mặc dù vậy, việc phân định hai cấp của TTCK có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của TTCK.

Đọc tiếp: Các bước để đầu tư chứng khoán hiệu quả trên thị trường thứ cấp

Video liên quan

Chủ Đề