Thế nào là thái độ lắng nghe đúng đắn

Việc làm bán hàng

Giao tiếp và lắng nghe được coi là hai kỹ năng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta, và thực tế cho đến khi học đại học, kỹ năng lắng nghe cũng là một môn học không thể thiếu đối với một số chuyên ngành. Thực tế thì khi các bạn sở hữu được hai kỹ năng này thì tức là bạn có lợi thế khá lớn trên con đường tương lai. Nhưng các bạn đã thực sự hiểu được lắng nghe là gì chưa?

Trước tiên để có thể thực sự hiểu được khái niệm này thì các bạn hãy thử nhắm mắt lại, bạn có nghe thấy được những tiếng dòng thời gian đang trôi ngoài kia, là những tiếng “tiktok” của chiếc đồng hồ treo tường hay là chính tiếng trái tim bạn đang đập? Nghe chính là một quá trình tự nhiên, là thiên nhiên tạo hóa ban cho chúng ta, nó thể hiện quá trình của sóng âm chạm vào màng nhĩ rồi dần di chuyển lên trung tâm não bộ của chúng ta và lúc này bạn sẽ “nghe” thấy những âm thanh xung quanh chúng ta.

Còn dựa trên cơ sở lý thuyết thì lắng nghe được bao hàm gồm hai hành động, “nghe” và “lắng”, tức là chúng ta cần phải “lắng lòng” lại rồi mới “nghe” đặt tâm chí vào bối cảnh câu chuyện. Như vậy mới thực sự là tận tâm, tận lòng thấu hiểu những gì người đối diện đang nói để từ đó có những thái độ, cử chỉ giao tiếp thuận tình với người nói. Muốn lắng nghe một ai đó không phải là chuyện đơn giản, vì trên thực tế khi nghe ai đó nói trong cuộc hội thoại thì chúng ta đều có khuynh hướng liên tưởng đến diễn biến câu chuyện đó mà chưa thực sự “lắng lòng” một cách trọn vẹn trước cuộc trò chuyện của mình và người nói. Đó cũng chính là hành động trái ngược với lắng nghe, chúng ta nên “xoay chuyển” dòng suy nghĩ để hướng đến trạng thái của người nói đang muốn truyền tải.

Có bao giờ các bạn có những dòng suy nghĩ như thiên nhiên ban cho ta đôi tai chỉ để nghe, để đeo khuyên tai, để trang trí không? Không, với tôi đôi tai được sinh ra để chúng ta thấu hiểu được nhau nhiều hơn, gắn kết với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Từ trước đến nay ông cha ta cũng thường có câu “nói là gieo, nghe là gặt”, tuy nhiên thời điểm hiện tại trong giao tiếp của xã hội hiện nay thì việc nói được sử dụng nhiều hơn là nghe, chúng ta liệu có nên “nói ít lại và nghe nhiều hơn”? Tiến sĩ Phan Quốc Việt cũng có câu danh ngôn nổi tiếng “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương" , nói ít hiểu nhiều chính là minh chứng cho nghệ thuật lắng nghe.

Việc làm Tư vấn

Các bạn đã bao giờ nghe đến câu “Điếc hơn người điếc chính là người không muốn nghe”, người điếc họ cảm thận cũng như có cách giao tiếp bằng cả trái tim, còn những người bình thường trong chúng ta thì lại có nhiều cách để giao tiếp khác nhau với nhiều thái độ tiếp nhận thông tin khác nhau. Chúng ta thực tế cũng thường mắc phải những lỗi chỉ nghe một nửa rồi hiểu sai vấn đề và lại vô tình hoặc cố tình truyền đạt cái hiểu sai đó sang người khác. Vô hình chung chúng ta đã phạm phải lỗi trong nghệ thuật lắng nghe. Chính vì vậy để có thể thấu hiểu được những tâm tư mà người nói muốn truyền tải thì ngoài việc hiểu được khái niệm lắng nghe là gì? Thì các bạn cũng cần quyết tâm thay đổi một số thói quen ngay từ bây giờ. Đừng để cám dỗ của thời đại công nghệ thông tin 4.0 mà chỉ “giao tiếp” với các thiết bị điện tử, thu mình lại trong khi thế giới ngoài kia có biết bao câu chuyện lý thú chờ bạn khám phá.

2.1. Luôn có sự phản hồi lại với người nói

Trong cuộc hội thoại, thì không chỉ có người nói mà còn có người nghe và chỉ khi có sự tương tác giữa họ thì mới được coi là hội thoại. Chính vì vậy với cương vị là người nghe thì bạn cũng cần phải có sự phản hồi thông qua câu hỏi hoặc những câu cảm thán. Điều này không phải là bạn không tôn trọng người nói mà bạn đang tương tác, phản hồi với họ và là biểu hiện của sự lắng nghe của bạn dành cho người nói. Nếu bạn đặt địa vị mình là người nói mà người đối diện không lắng nghe những gì bạn đang truyền tải thì thực sự không chỉ buồn mà cũng cảm thấy mình như không tồn tại với họ. Chình vì vậy trong quá trình giao tiếp hãy cố gắng lắng nghe trọn vẹn những gì người đối diện nói, tránh tình trạng có người nói không có người nghe hoặc lại chuyển đột ngột sang chủ đề khác, vì như vậy rất có thể người nói sẽ bị rơi vào trạng thái “bế tắc”. Không tìm được hướng giải quyết mà còn bị lệch dòng suy nghĩ.

Tuy nhiên chỉ nghe với phản hồi cho có thì cũng không thể hiện được hết việc lắng nghe của bạn, hãy thật sự tỏ ra quan tâm và trả lời trọng tâm đúng với nội dung đang hướng đến và dẫn dắt câu chuyện theo hướng lạc quan, tích cực và góp phần tạo ra cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa. Các bạn nên quan niệm rằng “cho đi để nhận lại”, lắng nghe người khác là tôn trọng họ và rồi họ cũng sẽ như thế với bạn. Đặc biệt trong quá trình giao tiếp các bạn thể hiện được sự khích lệ hay đồng thuận với người nói sẽ tạo ra được không khí hứng khởi, thoải mái và biết đâu bạn lại có thêm người bạn giao hữu.

2.2. Thái độ lắng nghe, sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ

Có thể nói chỉ nghe thôi chưa đủ, hãy nghe theo hướng tích cực, tức là có sự biểu hiện thái độ thích hoặc không thích sao cho phù hợp với bối cảnh câu chuyện. Lúc này bạn cũng sẽ chủ động được câu chuyện và tập trung hết sức có thể trong quá trình giao tiếp.Sòng hành cùng với những tương tác của bạn với người nói chính là thái độ cùng với những cách bạn sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ bằng cử chỉ chân tay hay là ánh mắt.. Nếu bạn và người nói có mối quan hệ thân thiết thì có thể chỉ cần là cái ôm nhẹ hay một ánh mắt trìu mến cũng để để an ủi hay thấu hiểu được những gì muốn nói. Nếu bạn thực sự hiểu rõ “lắng nghe là gì?” thì có lẽ các bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy được rằng sự thấu hiểu, cởi mở, thân thiện và nhiệt tình chính là yếu tố mang lại hiệu quả của cuộc giao tiếp, người nói sẽ truyền đạt được đúng ý vọng của mình.

2.3. Thật sự lắng lòng tập trung nghe người nói

Tiếp tục hành trang chinh phục nghệ thuật lắng nghe thì đây chính là một trong những yếu tố các bạn cũng cần phải rèn luyện. Vì trong quá trình giao tiếp nếu người nghe mà lơ đễnh, hay liên tục hỏi lại những vấn đề người nói vừa truyền đạt thì cũng tạo ra cảm giác vô cùng khó chịu và bạn vô tình làm mất thiện cảm đối với người nói. Để có thể rèn luyện được điều này thì bạn phải thực sự nghe bằng cả tai và trái tim cùng với thái độ tích cực.

Tựu chung lại, để thực sự lắng nghe và thấu hiểu thì trong mỗi chúng ta cũng cần phải có sự quyết tâm từ trong tâm, thay đổi thái độ - cử chỉ - lời nói. Thay vì chỉ ngồi nghe, giống như người vô hình thì các bạn hãy hòa mình vào cuộc trò chuyện và đừng quên tương tác lại người nói.

Việc làm Telesales

3. Kỹ năng lắng nghe có vai trò thế nào đến chúng ta?

Như các bạn đã biết thì thời đại công nghệ đang dần chiếm lĩnh gần hết thời gian rảnh của chúng ta, dường như những cuộc vui chơi ngoài trời giải trí hay là những cuộc trò chuyện “tán gẫu” đã trở nên xa xỉ với chúng ta. Chúng làm cho ta quên đi cách lắng nghe, quên đi những quãng thời gian vui vẻ trò chuyện với nhau để tâm sự về cuộc sống, áp lực công việc. Thay vào đó là những dòng tin nhắn không thể hiện được những cảm xúc hiện tại, người đọc cũng không thể truyền đạt được hết những gì muốn gửi gắm. Chính vì vậy mà những kỹ năng lắng nghe cũng dần đi vào quên lãng đối với không ít bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên vai trò của kỹ năng lắng nghe cũng không vì thế mà mất đi, chúng còn được phát triển và trở nên không thể thiếu được trong cả cuộc sống và công việc của ta.

3.1. Đối với cuộc sống thường ngày

Như các bạn đã tham khảo nội dung khái niệm “Lắng nghe là gì?” thì các bạn cũng có thể thấy khi chinh phục được con đường nghệ thuật lắng nghe tức là các bạn đã có nền tảng để xây dựng cũng như phát triển được mối quan hệ với nhiều người xung quanh. Khi bạn lắng nghe, bạn sẽ thấu hiểu được những gì người nói muốn truyền tải, bạn có những hành động khích lệ, an ủi, ủng hộ đúng cách, thì người nói cũng sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bạn dành cho họ dần dần mối quan hệ cũng trở nên tốt hơn.

3.2. Đối với công việc

Thực tế kỹ năng lắng nghe quyết định đến 89% thành công trong giao tiếp, mà hiện nay đa phần mọi ngành nghề từ cấp nhân viên cho đến quản lý cũng đều yêu cầu rất cao về hai yếu tố này. Lắng nghe là một trong những cách nhận diện ra một ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt mà nhiều nhà tuyển dụng và quản lý sử dụng. Đặc biệt là các ngành nghề như: Tư vấn viên, luật sư, quản lý hành chính - nhân sự, chuyên viên marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng... Hoặc các bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng trên timviec365.vn tại //timviec365.vn/tim-viec-lam.html thì sẽ thấy có đến 99% các nhà tuyển dụng kỳ vọng kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lắng nghe đối với các ứng viên.

Vì đặc thù cũng như tính chất nhiều ngành nghề hiện nay cần sử dụng đến giao tiếp rất nhiều và vài trò của kỹ năng cũng không thể thiếu. Chưa kể đến cơ chế thị trường việc làm cạnh tranh như bây giờ thì những kỹ năng mềm chính là điểm lợi thế mà các ứng viên thu hút được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng. Không chỉ thế trong quá trình làm việc bạn cũng cần phải thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người như: khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên. Nếu bạn nắm vững được nghệ thuật lắng nghe thì con đường sự nghiệp của bạn sẽ có phần được thuận lợi hơn.

Lắng nghe từ tận tâm, chính là con đường gần nhất đến với thành công!

Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn và có thể giải đáp được Lắng nghe là gì? Chúc các bạn chinh phục nghệ thuật lắng nghe thành công!

Video liên quan

Chủ Đề