Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Hỏi: Anh P. là Việt kiều có quốc tịch nước ngoài, hiện đang định cư tại nước ngoài, anh P. có quyền sở hữu nhà ở và đất ở tại Việt Nam hay không? Anh P. có nên nhờ người đứng tên giùm khi mua bán nhà?

Luật sư Đặng Kim Ngân Hà, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau  [Thông tin có tính chất tham khảo, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật]:

Xác định địa vị pháp lý

Căn cứ Điều 3 và Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:

1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

2. Giấy chứng minh nhân dân;

4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Như vậy, theo thông tin cung cấp, giả sử có căn cứ chứng minh anh P. đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo huyết thống hoặc đang có quốc tịch Việt Nam, địa vị pháp lý của anh P. được xác định là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Quyền sở hữu nhà ở và đất ở

Căn cứ Điều 169 và Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam được sử dụng đất ổn định lâu dài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục và chịu các nghĩa vụ tài chính tương tư như đối với công dân Việt Nam khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đồng thời, tại Điều 7 và Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định cụ thể các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó có đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và sẽ được sở hữu nhà ở thông qua hình thức:

– Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản [sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản];

– Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;

– Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Anh P. phải có giấy tờ cụ thể như sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, anh P. được nhận chuyển quyền sử dụng đất với điều kiện mảnh đất phải nằm trong các dự án phát triển nhà ở hoặc mua sẵn nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Việc chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam cần phải theo đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và tín dụng ngân hàng.

Anh P. không nên nhờ người đứng tên trên các hợp đồng mua bán nhà, chủ quyền bất động sản vì có nhiều tranh chấp tại tòa án như: người đứng tên thay thế chấp vay ngân hàng và mất khả năng thanh toán, mua bán sang tay mà không thông báo. Khi tranh chấp xảy ra, rất khó chứng minh đã chuyển tiền cho người trong nước với mục đích để mua nhà nếu không có các chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền giữa các cá nhân.

Trong một số vụ án dân sự về “Tranh chấp đòi lại tài sản” khi Việt Kiều nhờ người đứng tên thay, quyết định cuối cùng của tòa án khi xét xử: người nhờ đứng tên có thể được lấy lại phần đã đầu tư cùng với một phần phần giá trị gia tăng của bất động sản và hoa lợi có được từ bất động sản đó. Người đứng tên mua hộ bất động sản được chia phần gia tăng giá trị của bất động sản và hoa lợi, theo công sức đóng góp.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:02/01/2007

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu như thế nào?

Nội dung này được Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội - HSLAWS tư vấn như sau:

  • Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất. Điều 3 khoản 3 Nghị định Số:138/2006/NĐ-CP quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài".

    Khái niệm này được khẳng định lại tại Điều 3 khoản 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài".

    Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. - Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam [Điều 49 Hiến pháp năm 1992]. - Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài [Điều 3 khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008].


Nguồn:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NAM HÀ NỘI

Việc đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là một trong những căn cứ để khẳng định chủ quyền đối với tài sản là nhà đất và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chủ sở hữu. Vậy trường hợp người Việt Nam ra Mỹ sinh sống và hiện nay có cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Mỹ thì có được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương t

1] Luật sư tư vấn quy định pháp luật về đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về việc đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất tài sản gắn liền với đất như:

+ Nắm được chủ thể nào có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục để đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ;

+ Biết được những trường hợp nào không được đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2] Quy định pháp luật về quyền đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Nội dung tư vấn: Em chào anh/chị em có vấn đề rất cần bên luatminhgia tư vấn ạ. Hiện nay em có 1 người cậu mang 2 quốc tịch Mỹ và Việt Nam. Tên của cậu vẫn còn trong sổ hộ khẩu đăng ký thường trú tại TP Hồ Chí Minh. Chủ hộ và toàn bộ nhân khẩu trong sổ đều đã định cư ở Mỹ. Hiện tại cậu muốn đăng ký nhập vào hộ khẩu thường trú tại TP Đà Nẵng. Căn nhà tại Đà Nẵng này hiện tại chị Dâu của cậu đang đứng tên sổ đỏ nhà đất, nhưng chưa làm sổ hộ khẩu. Vậy cho em hỏi trường hợp của cậu có thể đứng tên sổ nhà đất, hoặc đăng ký nhập vào sổ hộ khẩu thường trú với nhà tại Đà Nẵng được không ạ. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người gốc Việt Nam định  cư ở nước ngoài quy định như sau:

“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Và khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người có quốc tịch Việt Nam được xác định như sau: “1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”.

Theo đó, căn cứ vào thong tin bạn cung cấp: cậu của bạn có Quốc tịch Mỹ và Quốc tịch Việt Nam, cậu của bạn có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM. Tuy nhiên, chủ hộ và tất cả các nhân khẩu đều đã định cư ở nước ngoài, mà theo quy định trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Do đó, cậu của bạn sẽ được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Căn cứ vào Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

…”.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013:

"đ] Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở".

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Cậu của bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, do đó được quyền nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, tức cậu bạn có thể được đứng tên trên giấy tờ nhà đất.

- Thứ hai, có thể đăng ký nhập vào sổ hộ khẩu thường trú với ngôi nhà của chị dâu tại Đà Nẵng được không.

Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2006 [sửa đổi, bổ sung năm 2013] quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

"1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a] Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; 

b] Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; 

c] Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

d] Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

đ] Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; 

e] Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình; 

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây: 

a] Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; 

b] Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; 

c] Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Như vậy, để được nhập khẩu vào căn nhà ở Đà Nẵng thì cậu bạn phải chứng minh được đây là chỗ ở hợp pháp của mình [nhà chính chủ, do thuê, mượn, ở nhờ...], đồng thời phải đáp ứng được điều kiện đã tạm trú 2 năm trở lên tại Đà Nẵng hoặc cậu bạn làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn.

Video liên quan

Chủ Đề