THẠC sĩ Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Nhà trường bất nhất việc thu hồi 269 bằng thạc sĩ

Liên quan đến việc đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Nguyễn Trường Thịnh người phụ trách trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận: “Đúng là tại trường có việc những người chưa thi đỗ cao học nhưng được học các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức rồi sau đó lấy kết quả các môn này chuyển điểm vào chương trình đào tạo cao học. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo không cho phép điều này”.

Theo ông Thịnh, chương trình thạc sĩ đòi hỏi đào tạo trình độ chuyên môn cao nên phải có chương trình đào tạo, nhà trường phải lưu vết lại tất cả minh chứng từ thi cử đầu vào cũng như quá trình học. Trong kết luận Thanh tra số 611/KL-BGDĐT ký ngày 25/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ ra những sai phạm này và không cho phép. Tuy nhiên nhà trường vẫn cấp bằng thạc sĩ cho 269 người này.

“Nếu trong số những người này có sử dụng bằng thạc sĩ để được bổ nhiệm thì sẽ gây ra bức xúc rất nhiều trong xã hội”, Phó giáo sư Thịnh chia sẻ.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh [Ảnh: website trường]

Ông Thịnh cũng cho biết, liên quan đến vấn đề này nhà trường đã nhiều lần có văn bản kiến nghị gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong lần thứ 4 phía Bộ phản hồi trường phải thực hiện theo kết luận thanh tra. “Trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu thu hồi bằng, nhưng cho rằng việc đào tạo đối với 269 học viên này là không có cơ sở pháp lý. Nếu không có căn cứ pháp lý tức là không cho phép thì phải thu hồi bằng”, ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Đảng uỷ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thì nhà trường chưa từng bàn đến việc thu hồi bằng thạc sĩ của 269 người này. “Cách làm của trường có thể chưa đúng và kết luận thanh tra 611/KL-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ ra những sai sót nhưng không yêu cầu thu hồi bằng. Thực tế người học có học chương trình đầy đủ, có làm đồ án tốt nghiệp, có hội đồng đánh giá và xét tốt nghiệp nên để đảm bảo quyền lợi của người học thì không thể thu hồi bằng”, nguồn tin này khẳng định.

Cũng theo thông tin từ phòng đào tạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, có việc chuyển điểm các môn học từ lớp bồi dưỡng nhưng thời điểm đó có quy định trong quy chế đào tạo của nhà trường.

269 học viên không đủ điều kiện vẫn được cấp bằng thạc sĩ?

Trước đó, ngày 22/6, Đài truyền hình Việt Nam [VTV] phản ánh, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 269 bằng thạc sĩ sai quy định suốt 4 năm qua. Chia sẻ với VTV, bà Nguyễn Thị Lại Giang, Phó phòng tổ chức hành chính, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: trong suốt 4 năm qua có 269 người được cấp bằng thạc sĩ trong khi chưa đủ điều kiện, thậm chí chưa đóng học phí.

Đúng lý ra, để có bằng thạc sĩ thì các học viên phải hoàn thành tất cả các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ theo đúng quy chế. Tuy nhiên trường này lại mở các lớp nâng cao, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho 269 học viên chưa trúng tuyển thạc sĩ, chuyển điểm của các lớp này sang chương trình đào tạo thạc sĩ. Kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ điều này là sai quy định và yêu cầu trường chấm dứt.

Bà Giang bày tỏ băn khoăn khi số lượng bằng thạc sĩ được cấp sai cho nhiều người chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẽ được xử lý thế nào?

Theo Phó giáo sư Nguyễn Trường Thịnh, người phụ trách trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nếu đúng theo pháp luật thì phải thu hồi 269 bằng thạc sĩ này.

Trước đó vào tháng 6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận thanh tra số 611/KL--BGDĐT chỉ ra những sai phạm công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong kết luận cũng cho rằng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn bản quy định cụ thể quy trình thực hiện việc mở các lớp, dẫn đến tình trạng cách thức thực hiện, quản lý không thống nhất. Phòng Đào tạo phát hành văn bản mở các lớp đào tạo, ký các biên bản thỏa thuận, hợp đồng không lấy số, đóng dấu của trường là không đúng với quy định.

Phòng Đào tạo còn tổ chức thu nhiều khoản tiền khác như ôn thi cao học, thi sát hạch tiếng Anh, lệ phí tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ…là không đúng với quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu nhà trường phải chấm dứt việc cho phép học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn được chuyển điểm, miễn học môn học đã học trong chương trình này khi học Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của trường.

Đồng thời, trường phải chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, quản lý đào tạo, phát hành các văn bản hành chính, tổ chức xem xét, kiểm điểm trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan.


Lê Phương

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM thông tin về “đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ”

[NLĐO] - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM khẳng định những thông tin trên là sai sự thật

  • PGS-TS Lê Hiếu Giang phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

  • 4.000 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM bị "treo bằng"

  • Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM thu hồi Thông báo 07

  • Ban cán sự đảng Bộ GD-ĐT ra "tối hậu thư" cho Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM

Ngày 24-6, PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM đã ký thông cáo báo chí có thông tin về “Đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ” mà một số báo đài đã thông tin.

Thông cáo của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đề cập đến việc trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Lại Giang, Phó Phòng Tổ chức hành chính, nói những thông tin như: "4 năm qua, đã có 269 người được cấp bằng thạc sĩ trong khi chưa đủ điều kiện thậm chí còn chưa đóng học phí"; "trường này lại mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho các học viên chưa trúng tuyển thạc sĩ, chuyển điểm cho một số học viên học lớp này sang chương trình đào tạo thạc sĩ, học một đằng được cấp bằng một nẻo"; "Sai phạm từ nhiều năm trước, các cá nhân làm sai đã bị xử lý nhưng hậu quả đến lúc này mới bộc lộ: 269 thạc sĩ được cấp bằng sai quy định không biết đã dùng bằng cấp ấy để làm những gì".

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM khẳng định những thông tin trên là sai sự thật và việc ông Nguyễn Trường Thịnh [phụ trách trường đến hết ngày 23-6- PV] cùng cô Nguyễn Thị Lại Giang cung cấp thông tin chưa được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Việc đưa thông tin sai sự thật nêu trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của trường. Tất cả các học viên được cấp bằng thạc sĩ đều đủ điều kiện tốt nghiệp; các học viên đều có quyết định trúng tuyển, hoàn thành toàn bộ chương trình học, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà trường, thực hiện đầy đủ các chuyên đề và luận văn tốt nghiệp, bảo vệ thành công luận văn, và có quyết định tốt nghiệp.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Ảnh: SGGP

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết việc chuyển điểm các môn học bồi dưỡng sau ĐH là chủ trương chung của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM và đã được thực hiện từ năm 2007 cho đến nay, được quy định trong quy chế đào tạo thạc sĩ của nhà trường.

Trong Kết luận 611 của Thanh tra Bộ ngày 25-6-2021 nêu rõ việc "chấm dứt cho phép học viên học lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn được chuyển điểm khi trúng tuyển chương trình thạc sĩ", không có nội dung nào yêu cầu thu hồi bằng. Thực hiện Kết luận 611, nhà trường đã có phương án để giải quyết theo Kết luận 611 trên quan điểm đảm bảo quyền lợi của người học, giữ uy tín cho nhà trường và cho ngành giáo dục. Hiện nay trong quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ GD-ĐT mới ban hành theo thông tư số 23/2021/TTBGDĐT ngày 30/8/2021 đã cho phép công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ [điều 4] rất phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM cho biết việc ông Nguyễn Trường Thịnh trả lời phỏng vấn về "Đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ đã cấp phát cho người học có thực hiện chuyển điểm" là sai sự thật so với nội dung của Kết luận 611. Và đây chỉ là ý kiến cá nhân ông Nguyễn Trường Thịnh, không đại diện cho chủ trương của nhà trường vì nhà trường không có một buổi họp nào bàn về vấn đề này. Việc làm này của ông Nguyễn Trường Thịnh vi phạm quy chế phát ngôn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nhà trường đối với xã hội, gây bức xúc trong tập thể cán bộ viên chức của nhà trường.

Huy Lân

Video liên quan

Chủ Đề