Tâm lý học Đại học Sư Phạm Điểm chuẩn

Tâm lý học luôn là ngành học tạo được hứng thú khi nghe qua, nhưng đa phần thí sinh cũng như phụ huynh thường đắn đo và dễ bỏ qua ngành học này vì thiếu thông tin và lo sợ về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về Tâm lý học để có cái nhìn khách quan về ngành học dành riêng cho các “bác sĩ cảm xúc” nhé. Nó thực sự rất thú vị. Hôm nay Hocmai.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều “kỳ diệu” về ngành Tâm lý học trường Đại học Sư phạm TPHCM. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn giải đáp lần lượt các câu hỏi “Ngành Tâm lý học là gì? Học Tâm lý học tại HCMUE như thế nào? Ra trường làm gì?”, từ đó giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành tâm lý học – cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn ngành nghề tương lai.

Ngành tâm lý học đang trở thành ngành học HOT hiện nay vì sự cần thiết của nó trong cuộc sống

1. Ngành Tâm lý học là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “ngành Tâm lý học là gì?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tâm lý. Tâm lý là tất cả hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người. Vậy Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, là ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Những người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học. Nhiệm vụ của nhà tâm lý đó là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý, nghiên cứu quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó và vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người.

Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,…

2. Học ngành Tâm lý học tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào? 

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 130 tín chỉ bao gồm học phần bắt buộc, học phần tự chọn [chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng] và tự chọn tự do.

Đối tượng tuyển sinh: theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đề án tự chủ tuyển sinh hàng năm của trường.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Tâm lý học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp của chuyên viên tâm lý để làm việc tại các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan, đoàn thể xã hội, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, bệnh viện… Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

Ngoài chú tâm đào tạo về kiến thức chuyên ngành, trường còn tạo điều kiện cho sinh viên những kiến thức thực tế. Với các sinh viên ngành tâm lý học, sinh viên sẽ được thực hành tham vấn và trị liệu tại các cơ sở bệnh viện uy tín. Mở ra cơ hội thực tập và làm việc tại các trung tâm, bệnh viện sau khi tốt nghiệp.

Khoa Tâm lý học của trường đại học Sư phạm TPHCM luôn hướng đến mục tiêu sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực có uy tín và chất lượng cao trong lĩnh vực Tâm lý học tại Việt Nam, sánh ngang tầm với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực tại Đông Nam Á. Khoa Tâm lý học của đại học Sư phạm TPHCM là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đầy đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn trong các lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học giáo dục và công tác xã hội trẻ em, phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành tâm lý học tại các tỉnh thành phía Nam và cả nước.

Khoa Tâm lý học hướng đến mục tiêu đào tạo cử nhân tâm lý học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, hiểu và vận dụng các tri thức và kỹ năng của khoa học tâm lý. Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để làm việc ở các cơ quan, tổ chức, công ty, viện nghiên cứu, các trung tâm, bệnh viện với các vị trí như: nghiên cứu viên tâm lý học, chuyên viên tham vấn tâm lý hoặc chuyên viên tổ chức, nhân sự, truyền thông, chuyên viên đào tạo kỹ năng sống… Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ Tâm lý học.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tâm lý học HCMUE sẽ được trang bị những phẩm chất, kiến thức… như sau:

Phẩm chất

– Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân

– Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Năng lực chung

– Năng lực tự học

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề, sáng tạo.

– Năng lực hợp tác

– Năng lực ngoại ngữ

Năng lực chuyên môn

– Hiểu và vận dụng khối kiến thức cơ sở của Tâm lý học để tiếp cận khoa học tâm lý và các hiện tượng tâm lý con người.

– Hiểu và vận dụng khối kiến thức tự chọn của chuyên ngành sâu để phục vụ hoạt động nghề nghiệp theo một trong các định hướng: Nghiên cứu tâm lý học; Tham vấn tâm lý; Ứng dụng Tâm lý học [trong đào tạo/truyền thông/tổ chức – nhân sự/trong doanh nghiệp/các cơ quan/xí nghiệp/bệnh viện/…]

– Năng lực nghiên cứu khoa học.

Năng lực nghề nghiệp

– Năng lực hiểu nghề nghiệp

– Năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp, Tùy vào định hướng nghề, sinh viên cần đáp ứng một trong các năng lực nghề
nghiệp đặc thù sau: Nghiên cứu Tâm lý học; Tham vấn tâm lý; Ứng dụng Tâm lý học

3. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học tại trường Đại học Sư phạm TPHCM

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Tâm lý học 

Trong bối cảnh xã hội hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý con người nên khi nói đến việc làm của ngành tâm lý, nhiều người trong chúng ta nghĩ ngay đến chuyên gia tư vấn tâm lý tình yêu, hôn nhân… Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ về công việc của ngành. Vậy học ngành Tâm lý học khi ra trường sẽ làm gì, thị trường làm việc ra sao?

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học, các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Nhất là trong thời gian tới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi trường học đều cần phải có 1 chuyên gia tâm lý học đường thì cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tâm lý học càng nhiều hơn.

Theo ngành Tâm lý học bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau

Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lý hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài và bên trong con người; làm chuyên viên tham vấn, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình,… tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.

Như vậy, có thể thấy công việc của  rất đa dạng, hấp dẫn nhưng để tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành tâm lý học, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức,… cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng.

Ngành Tâm lý học là một ngành học thú vị và hấp dẫn, nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành học phù hợp thì hãy mạnh dạn thử sức với ngành học này nhé. Bởi ngành Tâm lý học hiện nay đang được xã hội đặc biệt quan tâm, vì vậy, ngành học này hứa hẹn có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề