Tại sao phải lập lưới khống chế mặt bằng

Nội dung bài viết

  • 1 Quy định về cách xây dựng lưới khống chế tọa độ công trình
  • 2 Quy định vể cách xây dựng lưới khống chế độ cao
  • 3 Quy định về xây dựng và bảo quản mốc gửi
Quy định về cách xây dựng lưới khống chế tọa độ công trình

Trước khi tiến hành công tác trắc địa cần nghiên cứu bản vẽ công trình, kiểm tra kích thước, tọa độ, độ cao trên các bản vẽ được sử dụng. Khi cần thiết phải lập thêm bản vẽ bố trí chi tiết. Các kích thước và độ cao không đo trực tiếp được cần phải xác định bằng phương pháp giải tích. Cho phép áp dụng phương pháp đồ thị với các công trình tạm. Vị trí mốc đánh dấu các trục công trình phải ở nơi ổn định. Khi đo góc, đo cạnh cần mở những hướng rộng ít nhất là 1m.

Lưới khống chế thi công bao gồm nhiều mốc cố định làm cơ sở cho việc bố trí các đối tượng xây lắp từ bản thiết kế ra thực địa. Việc bố trí lưới khống chế thi công phải căn cứ vào bản vẽ tổng mặt bằng do tổ chức thiết kế cung cấp, kết hợp với công tác khảo sát ngoài thực địa. Lưới khống chế thi công phải đo nối được với các mốc trắc địa Nhà nước, mốc trắc địa địa phương, hoặc các mốc đã có trong giai đoạn khảo sát trước đây.

Trước khi thiết kế lưới khống chế thi công, cần nghiên cứu kĩ bản thuyết minh về nhiệm vụ trắc địa. Công tác thiết kế lưới bắt đầu từ việc chọn mốc, ước tính độ chính xác, thuyết minh hướng dẫn đo đạc, xác định trình tự và thời hạn đo tương ứng với tiến độ xây lắp.

Lưới khống chế thi công có những dạng chính sau đây:

  • Lưới ô vuông xây dựng thích hợp để xây dựng các cụm nhà cao tầng và công trình. Chiều dài các cạnh nên là bội số chẵn của 50 mét hoặc 100 mét và dài từ 50 mét và 400 mét tùy theo mật độ và sự phân bố các đối tượng xây lắp.
  • Các đường đỏ thích hợp để xây dựng các ngôi nhà riêng biệt ở đô thị hay ở nông thôn.
  • Lưới tam giác đo góc và lưới tam giác đo cạnh thích hợp để xây dựng cầu, đập nước.
  • Đường chuyển để xây dựng các công trình dạng tuyến như đường giao thông, đường dây tải điện.
Quy định vể cách xây dựng lưới khống chế độ cao

Lưới khống chế thi công độ cao chính thành lập theo phương pháp đo cao hình học. Lưới khống chế thi công mặt bằng và lưới khống chế độ cao chi tiết phát triển từ lưới khống chế thi công mặt bằng và lưới khống chế độ cao chính bằng các phương pháp đo tam giác, giao hội, đường chuyển kinh vĩ và đo cao kĩ thuật.

Lưới khống chế độ cao thành lập dưới dạng tuyến khép kín, hoặc các tuyến đơn nối vào ít nhất hai mốc độ cao Nhà nước hay mốc độ cao địa phương. Các mốc khống chế mặt bằng có thể đồng thời là mốc khống chế độ cao.

Khi lập lưới khống chế cần phải lưu ý:

  • Lưới có đồ hình tốt nhất, đảm bảo sử dụng được lâu dài cả trong quá trình xây lắp cũng như khi cải tạo và sửa chữa sau này.
  • Các mốc phải ở những vị trí đo góc và đo dài tốt nhất.
  • Độ cao mặt mốc so với độ cao thiết kế ở công trường không được chênh nhau quá lớn.
  • Các điều kiện địa chất, nhiệt độ, điện từ và các quá trình động lực khác ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đo.
  • Các trục của lưới ô vuông xây dựng phải song song với trục chính của công trình. Các mốc khống chế nên gần các đối tượng cần bố trí.
  • Các mốc khống chế không đặt gần hố móng hoặc trên đường ống ngầm.
Quy định về xây dựng và bảo quản mốc gửi

Các kiểu mốc được lựa chọn tuỳ thuộc vào cấp lưới khống chế và điều kiện nền đất nơi đặt mốc.

Dùng loại mốc bê tông chôn sâu dưới đất, dưới đáy khối bê tông đổ một lớp đá sỏi, trên đỉnh khối bê tông gắn dấu mốc bằng sứ, trên mặt dấu mốc có gắn chữ thập để thể hiện tâm mốc.

Mốc khống chế toạ độ phải được đặt tên đánh số để tránh nhầm lẫn.

Mốc phải được chôn ở những vị trí vững chắc, ổn định lâu dài và có tầm bao quát lớn.

Sau khi chôn mốc phải lập bản ghi chú điểm, trong đó vẽ đầy đủ sơ đồ để dễ tìm kiếm.

Đối với các loại mốc gửi để tiện cho công việc thi công yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng phải có sự kiểm tra của Tổ trắc đạc Ban quản lý dự án [cao độ các loại mốc gửi này có thể sử dụng trong biên bản nghiệm thu].

>>> Video Quy định về xây dựng lưới khống chế và cách bảo quản:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
  • Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình
  • Cốt thép trong xây dựng
  • Công tác đo lún đo chuyển dịch nhà và công trình
  • Công tác thi công trát trong xây dựng
  • Quy trình thi công lát trong xây dựng
  • Công tác thi công ốp trong xây dựng
  • Quản lý công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
  • Vật liệu chống thấm trong xây dựng
Bạn hãy chia sẻ nhé:

Video liên quan

Chủ Đề