Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn


Kinh phí công đoàn được hiểu là một khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động [không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở]. Vậy sử dung kinh phí đoàn như thế nào là đúng luật?

       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Kinh phí công đoàn là gì?

Thông qua quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 thì kinh phí công đoàn [hay còn được hiểu là quỹ công đoàn] được hiểu là một khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động [không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở].

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực lao động hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

Mức đóng kinh phí công đoàn

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định mức đóng như sau:

Mức đóng = 2% x quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Trong đó: Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP năm 2013, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Để biết thêm chi tiết về mức đóng kinh phí công đoàn, vui lòng xem thêm bài viết: Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn theo quy định mới nhất

Sử dụng quỹ công đoàn theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 21 Quyết định 1908/QĐ–TLĐ năm 2016 kinh phí công đoàn được sử dụng như sau:

Thứ nhất, Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

Thứ hai, tiến hành nộp lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.

Công đoàn cơ sở được phân cấp thu sẽ nộp lên công đoàn cấp trên [cấp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn] tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.

Thứ ba, cấp cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn.

Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở [đơn vị nộp kinh phí công đoàn] trong vòng 05 ngày làm việc.

Lưu ý: Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu, khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Chúng ta biết rằng mỗi doanh nghiệp, công ty cần phải có quỹ công đoàn. Và công đoàn Việt Nam được hiểu là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. Mục đích hoạt động chủ yếu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Hoạt động công đoàn chủ yếu: tuyên truyền, tổ chức hoạt động, đứng ra bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho lao động. Để duy trì hoạt động của công đoàn cần nguồn kinh phí mà nguồn phí đó do người sử dụng lao động và người lao động đóng. Vậy nếu là lao động nước ngoài có phải đóng phí công đoàn? Nếu đóng thì phải quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý

Hướng dẫn 03 /HD-TLĐ năm 2020

Bộ Luật Lao động năm 2019

Luật Công đoàn năm 2012

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành; thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương; mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Khi trích kinh phí này thì ½ sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên; và ½ để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.

Dựa vào Hướng dẫn 03 /HD-TLĐ năm 2020 quy định thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam là người Việt Nam; làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, mặt khác, điểm a khoản 3.2 của Hướng dẫn 03 cũng nêu rõ:

3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;

Như vậy, rõ ràng là dù làm việc hợp pháp tại Việt Nam; nhưng người lao động nước không được gia nhập công đoàn.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII vẫn khuyến khích người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng.

Những người này cũng sẽ được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam.

Dựa vào khoản 1 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, đoàn phí là do đoàn viên công đoàn đóng. Trong khi đó, người lao động nước ngoài do không được kết nạp vào công đoàn; không phải đoàn viên nên đương nhiên người nước ngoài sẽ không phải đóng đoàn phí.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp đang sử dụng lao động nước ngoài có thể sẽ phải đóng kinh phí công đoàn căn cứ theo cả tiền lương của những người này.

Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên.

Do đó, nếu sử dụng những người lao động nước ngoài nói trên, doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí công đoàn theo tiền lương đóng BHXH của cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

Nếu không đóng hoặc đóng không đủ kinh phí công đoàn đối với người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a] Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b] Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c] Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền với mức từ 12 – 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nếu đóng không đủ hoặc không đóng kinh phí cho toàn bộ người lao động.

Chế độ bảo hiểm xã hội được áp dụng cho cả lao động Việt Nam và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được quy định như thế nào? Người nước ngoài nào phải tham gia bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu có đủ các điều kiện sau:

1 – Có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

2 – Có hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Lưu ý: Những người sau đây dù đáp ứng các điều kiện nói trên nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đó là:

  • Lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:

Nam: Từ đủ 60 tuổi 03 tháng nếu nghỉ hưu trong năm 2021.
Nữ: Từ đủ 55 tuổi 04 tháng nếu nghỉ hưu trong năm 2021.

Theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được căn cứ trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội người đó tương ứng với các tỷ lệ sau:

Thời điểm đóngNgười sử dụng lao độngNgười lao động
Quỹ ốm đau, thai sảnQuỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpQuỹ hưu trí, tử tuấtQuỹ hưu trí, tử tuất
Từ 01/12/2018 đến 30/6/20213%0,5% hoặc 0,3%0%0%
Từ 01/7/2021 đến 31/12/20213%0% [*]0%0%
Từ 01/01/2022 đến 30/6/20223%0% [*]14%8%
Từ 01/7/20223%0,5% hoặc 0,3%14%8%

Trong đó:

– Để chỉ phải đóng 0,3% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 

Xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Lao động nước ngoài có phải đóng phí công đoàn?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102

Công đoàn là gì?

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Cơ cấu tổ chức công đoàn như thế nào?

Cơ cấu tổ chức công đoànTheo Điều 7 Luật tổ chức công đoàn thì cơ cấu tổ chức công đoàn gồm:Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn.Công đoàn cấp trên cơ sở;

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

Chức năng của công đoàn như thế nào?

Chức năng của công đoàn gồm:
Chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đây là chức năng cơ bản, trọng tâm hàng đầu của tổ chức công đoàn trong cơ chế thị trường hiện nay.
Chức năng đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý kinh tế – xã hội, quản lý nhà nước. Chức năng này được biểu hiện ở việc công đoàn tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế quản lý, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

Video liên quan

Chủ Đề