Tại sao nổi USD EUR GBP/JPY HKD AUD là những đồng tiền mạnh và phổ biến hiện này

Mục lục

Sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái ESửa đổi

Chính phủ can thiệp vào tỷ giá hối đoái E bằng những chính sách:

  1. Lãi suất chiết khấu và Lãi suất tái chiết khấu:Khi tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng trung ương thông qua việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh cung cầu ngoại hối, từ đó tác động vào tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá thị trường lên cao quá mức, ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu. Khi lãi suất tái chiết khấu tăng lên, lãi suất trên thị trường tăng lên, do đó vốn từ nước ngoài chảy vào nước để thu được lãi hơn trong trường hợp các điều kiện khác tương tự. Cung ngoại tệ sẽ tăng lên, nhu cầu về ngoại tệ giảm bớt và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Lãi suất do quan hệ cung cầu vốn vay quyết định còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Như vậy, các yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động của tỷ giá. Lãi suất cao có thể làm cho việc thu hút vốn ngắn hạn từ nước ngoài thuận lợi hơn, nhưng nếu tình hình kinh tế - chính trị - xã hội không ổn định thì khó có thể thực hiện được.
  2. Nghiệp vụ thị trường mở: Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối trên thị trường để tác động đến cung cầu ngoại hối, tiền tệ, qua đó tác động tới tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá cao, ngân hàng trung ương thông qua hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tung ngoại tệ dự trữ ra bán trực tiếp trên thị trường tạo tăng cung giả tạo về ngoại hối. Tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định trở lại. Ngược lại, khi tỷ giá quá thấp, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào. Tỷ giá có xu hướng tăng cao trở lại. Tùy theo điều kiện của từng nước mà việc tổ chức thực hiện công cụ này với phạm vi và quy mô khác nhau. Việc can thiệp này không nên máy móc mà phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả. Điều chỉnh tỷ giá bằng công cụ thị trường mở thường gặp phải những phản ứng trái ngược nhau của nhà xuất khẩu và nhập khẩu, những người nắm giữ trong tay khối lượng ngoại tệ lớn với những người đang có lượng nội tệ lớn. Để mâu thuẫn này không gây những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thì cần phải cân nhắc, chọn thời điểm can thiệp, xem xét diễn biển cung cầu ngoại tệ trên thị trường, lựa chọn tỷ giá... để đạt được mục tiêu đặt ra. Để can thiệp có hiệu quả, một trong những điều kiện không thể thiếu được cho bất kỳ quốc gia nào là phải có một lượng ngoại tệ dự trữ đủ lớn để can thiệp thị trường khi cần thiết. Trong điều kiện giá luôn biến động như hiện nay, các nước thường tổ chức quỹ dự trữ bình ổn tỷ giá hối đoái để điều chỉnh tỷ giá kịp thời. Quỹ dự trữ ngoại hối có thể bằng ngoại tệ hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế phát hành bằng ngoại tệ [chẳng hạn chứng khoán phát hành bằng ngoại tệ] hay vàng.
  3. Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là chính sách mà ngân hàng trung ương chính thức tuyên bố đánh sụt sức mua của đồng tiền nước mình xuống so với ngoại tệ [hay chính thức tuyên bố nâng tỷ giá hối đoái]. Khi nhận thấy đồng tiền đang bị mất giá [tỷ giá hối đoái tăng], chính phủ có thể thực hiện phá giá mạnh đồng nội tệ nhằm mục đích sau cùng là bình ổn tỷ giá. Ví dụ, vào tháng 12/1971, Chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD 7,89% nhằm đối phó với việc giảm sút liên tục sức mua của đồng USD. Trước khi phá giá, 1 GBP = 2,40 USD. Sau khi phá giá. 1GBP = 2,61 USD. Việc một nước phá giá đồng nội tệ sẽ có tác động nhiều mặt. Phá giá tiền khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu. Phá giá đồng nội tệ làm tăng nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào trong nước, hạn chế chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; thu hút du lịch từ nước ngoài vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài. Kết quả chung làm tăng cung ngoại hối, giảm cầu ngoại hối và tỷ giá hối đoái ổn định trở lại Tuy vậy, phá giá tiền tệ cũng dẫn tới nhiều hậu quả. Giữa hai quốc gia liên quan đến tỷ giá, nước phá giá được lợi, và bên kia bị thua thiệt. Họ sẽ tìm cách phá giá đồng tiền của mình, dẫn tới tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới. Phá giá tiền tệ làm tăng nguy cơ của lạm phát vì nếu tiền nội tệ mất giá, người dân sẽ rút tiền mua đất, vàng, ngoại tệ để tích trữ dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tế. Hơn nữa, chỉ những nước có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể phát huy được hiệu quả. Phá giá chỉ là điều kiện cần để tăng xuất khẩu và đầu tư trong nước. Điều kiện đủ là hàng hóa phải có sức cạnh tranh và quốc gia ấy phải thực hiện chiến lược xúc tiến thích hợp. Do vậy, các nước cần cân nhắc kỹ khi thực hiện chính sách này.
  4. Nâng giá tiền tệ: Nâng giá tiền tệ là biện pháp chính phủ tuyên bố chính thức nâng cao sức mua của đồng nội tệ [hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái]. Mục tiêu cuối cùng của nâng giá tiền tệ cũng là ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng cơ chế tác động thì ngược lại với trường hợp phá giá tiền tệ. Trên thực tế, nâng giá tiền tệ chỉ xảy ra khi nước nâng giá chịu sức ép lớn từ các nước bạn hàng do các nước này chịu thâm hụt lớn về mậu dịch trong quan hệ thương mại với nước nâng giá tiền tệ.
  5. Sự can thiệp của nhà nước về hành chính trong hoạt động kinh tế quốc tế: Nhà nước cũng có thể tác động tới tỷ giá thông qua các chính sách hành chính thuần túy như chế độ giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách thuế xuất nhập khẩu¼ Tuy vậy, các chính sách này can thiệp thô bạo vào các hoạt động kinh tế và đang được loại bỏ dần.

Đặc điểm biến động của các đồng tiền chính

Sự biến động của các đồng tiền phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của quốc gia đó. Mỗi quốc gia lại có các đặc điểm kinh tế riêng. Chẳng hạn, nền kinh tế Canada phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ, Úc thì xuất khẩu vàng… Vì vậy mà khi các yếu tố quan trọng của nền kinh tế thay đổi thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ biến động theo.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đến sự biến động của một loại tiền tệ nào đó thì cần phải phân tích tổng hợp các yếu tố chứ không phải chỉ một yếu tố riêng lẻ. Có những yếu tố tác động ngược chiều nhau khiến việc dự đoán trở nên khó lường hơn.

Các đồng tiền chính trên thế giới bao gồm: USD, EUR, GBP, JPY, CAD, AUD, CHF, NZD. Tìm hiểu thêm về các đồng tiền chính trên thế giới trong đường link dưới đây:

Nội dung

  • Sự biến động của đồng CAD [Canada]
    • Canada là nước xuất khẩu vàng và dầu
    • Đối tác thương mại chính
    • Lưu ý khi giao dịch cặp USDCAD
  • Sự biến động của đồng AUD [Australia]
    • Australia là quốc gia xuất khẩu vàng
    • Đối tác thương mại chính
    • Lưu ý khi giao dịch các cặp liên quan đến đồng AUD
  • Sự biến động của đồng GBP [Bảng Anh]
    • Đối tác thương mại chính
    • Lưu ý khi giao dịch GBP
  • Đặc điểm biến động của đồng EUR [Liên minh tiền tệ châu Âu]
    • Đối tác thương mại chính:
    • Lưu ý khi giao dịch đồng EUR
  • Đặc điểm biến động của đồng CHF [Thụy Sỹ]
    • Đối tác thương mại chính
    • Lưu ý khi giao dịch đồng CHF
  • Đặc điểm biến động của đồng JPY [Yên Nhật]
    • Đối tác thương mại chính:
    • Lưu ý khi giao dịch đồng JPY
  • Đặc điểm biến động của đồng NZD [New Zealand]
    • Đối tác thương mại chính
    • Các lưu ý khi giao dịch đồng NZD

Các cặp tiền tệ trong thị trường forex

Có ba loại cặp tiền tệ:

Các cặp tiền tệ chính thì luôn bao gồm đồng đô la Mỹ.

Các cặp tiền chéo thì không bao gồm đô la Mỹ.

Các cặp tiền tệ ngoại lai là các cặp tiền tệ có một loại tiền tệ chính và một loại tiền tệ từ thị trường mới nổi.

Tìm hiểu về các cặp tiền tệ chính trong forex

Các cặp tiền tệ được liệt kê dưới đây được coi là “cặp tiền tệ chính”.

Tất cả các cặp này đều chứa đồng đô la Mỹ [USD] ở trước hoặc sau và được giao dịch nhiều nhất.

So với cặp chéo và ngoại lai thì các cặp chính dao động thường xuyên hơn và mang lại nhiều cơ hội giao dịch hơn.

Cặp tiền tệQuốc giaCách đọc
EUR/USDKhu vực đồng euro / Mỹeuro đô la Mỹ
USD/JPYMỹ / Nhật Bảnđô la Mỹ yên Nhật
GBP/USDAnh / Mỹbảng Anh đô la Mỹ
USD/CHFMỹ / Thụy Sĩđô la Mỹ frac Thụy Sĩ
USD/CADMỹ / Canadađô la Mỹ đô la Canada
AUD/USDÚc / Mỹđô la Úc đô la Mỹ
NZD/USDNew Zealand / Mỹđô la New Zealand đô la Mỹ

Các cặp tiền chính có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới.

Tính thanh khoảng trong thị trường forex là gì?

Tính thanh khoản được sử dụng để mô tả mức độ hoạt động trên thị trường tài chính.

Trong forex, nó dựa trên số lượng nhà giao dịch đang có hoạt động mua và bán một cặp tiền cụ thể và khối lượng đang được giao dịch.

Nếu thứ gì đó được giao dịch càng thường xuyên thì tính thanh khoản của nó càng cao.

Ví dụ: Nhiều người giao dịch cặp tiền GBP/USD và với khối lượng của nó sẽ lớn hơn so với cặp tiền AUD/USD.

Điều này có nghĩa là GBP/USD có tính thanh khoản cao hơn AUD/USD.

Tìm hiểu về các cặp tiền Chéo trong forex

Các cặp tiền tệ không chứa đô la Mỹ [USD] được gọi là các cặp tiền tệ chéo.

Mặc dù không được giao dịch thường xuyên như các cặp tiền tệ chính, các cặp tiền chéo vẫn có thanh khoản cao và mang lại nhiều cơ hội giao dịch.

Các cặp chéo thường được giao dịch nhiều nhất có nguồn gốc từ 3 loại tiền tệ: EUR, JPY và GBP.

Cặp chéo Euro

Cặp tiền tệQuốc gia
EUR/CHFKhu vực đồng euro / Thụy Sĩ
EUR/GBPKhu vực đồng euro / Anh
EUR/CADKhu vực đồng euro / Canada
EUR/AUDKhu vực đồng euro / Úc
EUR/NZDKhu vực đồng euro / New Zealand
EUR/SEKKhu vực đồng euro / Thụy Điển
EUR/NOKKhu vực đồng euro / Na Uy

Cặp chéo Yên

Cặp tiền tệQuốc gia
EUR/JPYKhu vực đồng euro / Nhật Bản
GBP/JPYAnh / Nhật Bản
CHF/JPYThụy Sĩ / Nhật Bản
CAD/JPYCanada / Nhật Bản
AUD/JPYÚc / Nhật Bản
NZD/JPYNew Zealand / Nhật Bản

Cặp chéo Bảng Anh

Cặp tiền tệQuốc gia
GBP/CHFAnh / Thụy Sĩ
GBP/AUDAnh / Úc
GBP/CADAnh / Canada
GBP/NZDAnh / New Zealand

Các cặp chéo khác

Cặp tiền tệQuốc gia
AUD/CHFÚc / Thụy Sĩ
AUD/CADÚc / Canada
AUD/NZDÚc / New Zealand
CAD/CHFCanada / Thụy Sĩ
NZD/CHFNew Zealand / Thụy Sĩ
NZD/CADNew Zealand / Canada

Tìm hiểu các cặp tiền ngoại lai trong giao dịch forex

Các cặp tiền tệ ngoại lai được tạo thành từ một loại tiền tệ chính được ghép nối với tiền tệ của một nền kinh tế mới nổi, chẳng hạn như Brazil, Mexico, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Hungary.

Bảng dưới đây là một vài ví dụ về các cặp tiền tệ ngoại lai.

Cặp tiền tệQuốc gia
USD/BRLMỹ / Brazil
USD/HKDMỹ / Hong Kong
USD/SGDMỹ / Singapore
USD/ZARMỹ / Nam Phi
USD/THBMỹ / Thái Lan
USD/MXNMỹ / Mexico
USD/RUBMỹ / Nga
USD/PLNMỹ / Ba Lan
USD/CLPMỹ / Chi-lê


Những cặp tiền này không được giao dịch nhiều như cặp chính hoặc cặp chéo, vì vậy phí giao dịch của những cặp này thường sẽ cao hơn.

Không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của các cặp ngoại lai có thể cao hơn gấp hai hoặc ba lần so với EUR/USD hoặc USD/JPY.

Tại sao các cặp ngoại lai thường có phí cao hơn?

Do mức độ thanh khoản thấp hơn, và các cặp ngoại lai thường nhạy cảm hơn nhiều khi xảy ra một kiện kinh tế hoặc chính trị. [Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường forex].

Ví dụ: Một vụ bê bối chính trị hoặc kết quả bầu cử bất ngờ có thể khiến tỷ giá hối đoái của một cặp ngoại lai dao động dữ dội.

Vì vậy, nếu bạn muốn giao dịch các cặp tiền ngoại lai, bạn hãy chú ý đến những yếu tố này.

Ngoài ba loại cặp tiền tệ trên, thì còn có những loại tiền tệ khác được sử dụng phổ biến trong giao dịch forex.

Nên giao dịch cặp tiền tệ nào khi đầu tư forex?

Bạn nên giao dịch các cặp tiền tệ chính vì tính thanh khoản cao, phí thấp hơn so với các cặp tiền khác. Ngoài ra, biến động thị trường cũng sẽ cao hơn, mang đến cho bạn nhiều cơ hội giao dịch hơn.

Như vậy, sau khi đọc bài viết này thì bạn đã biết được:

Cặp tiền tệ trong forex là gì?

Cặp tiền tệ là so sánh giá trị tương đối của một loại tiền tệ so với loại tiền tệ khác. Ví dụ: EUR/USD là giá trị của đồng Euro so với đô la Mỹ.

Các cặp tiền tệ chính là gì?

Các cặp tiền tệ chính là những cặp có đô la Mỹ đứng trước hoặc sau và được giao dịch thường xuyên nhất. Có bảy cặp tiền tệ chính: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CAD, USD/CHF, AUD/USD và NZD/USD.

Cặp tiền tệ chéo là gì?

Tiền tệ chéo là loại tiền tệ được giao dịch thường xuyên hơn có đô la Mỹ trong cặp của chúng. Cặp chéo bao gồm EUR/GBP, EUR/CAD, GBP/JPY, EUR/CHF, EUR/JPY, v.v.

Có bao nhiêu cặp tiền tệ tồn tại?

Có hàng trăm cặp tiền tệ đang tồn tại nhưng không phải tất cả đều có thể được giao dịch trên thị trường forex. Liên hợp quốc hiện công nhận 180 loại tiền tệ. Nếu bạn phải ghép từng loại tiền tệ với một loại tiền tệ khác, thì có rất nhiều cặp tiền tệ.

Các cặp tiền tệ trong forex. Nên giao dịch cặp tiền nào?

26/02/2020

Trong đầu tư forex, các cặp tiền tệ chính là hàng hóa để nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường. Với các nhà đầu tư mới tham gia forex thường quan tâm tìm hiểu đến các vấn đề cơ bản như phân tích kỹ thuật, quản lý vốn…. Tất nhiên, đây là những vấn đề mà bất cứ trader nào cũng phải biết vì chúng là nền tảng, cốt lõi trong đầu tư ngoại hối. Nhưng ngoài những vấn đề kể trên, việc tìm hiểu các cặp tiền tệ cũng liên quan mật thiết tới các sản phẩm hàng hóa bạn giao dịch. Đồng thời cũng giúp bạn dễ dàng thành công và hạn chế rủi ro hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các cặp tiền tệ trong forex thông qua bài viết sau đây bạn nhé.

Nội dung

  • Tỷ giá là gì?
  • Các cặp tiền tệ trong forex
  • Một số lưu ý khi giao dịch các cặp tiền trong forex
  • Một số cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất

Video liên quan

Chủ Đề