Tại sao nhiệt độ làm khô của các loại hạt khác nhau lại khác nhau

Câu hỏi: So sánh quy trình bảo quản hạt giống và củ giống

Trả lời:

Giống nhau:

Cả 2 quy trình đều có các bước: thu hoạch, làm sạch, phân loại, xử lí bảo quản, bảo quản, sử dụng,...

Khác nhau:

- Bảo quản củ giống không có bước làm khô vì khi làm khô củ giống sẽ làm mất khả năng nãy mầm của củ.

- Củ giống được xử lí ức chế nảy mầm , bảo quản nơi thoáng mát do củ giống rất dễ nảy mầm vì chưa nhiều nước.

- Củ giống khi bảo quản không được đóng gói

Bảo quản củ giống và hạt giống là hai quy trình rất quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất củ và hạt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức về quy trình bảo quản hạt giống và quy trình bảo quản củ giống. Toploigiai xin mời các bạn tham khảo nhé.

Mục đích bảo quản hạt giống

- Có giống để sản xuất cho vụ sau, góp phần duy trình tính đa dạng sinh học cho hạt giống

- Đảm bảo sức sống cho hạt giống:

+ Độ nảy mầm cao

+ Hạt chế tổn thất về số lượng và chất lượng

Tiêu chuẩn hạt giống

- Hạt giống phải đạt chất lượng cao

- Tính thuần chuẩn phải dược đảm bảo

- Hạt giống phải không bị sâu bệnh’

Các phương pháp bảo quản hạt giống

- Bảo quản ngắn hạn[ dưới 1 năm]: phương pháp này thường bảo quản trong chum vại, túi nilon,… và phương pháp này đảm bảo về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường.

- Bảo quản trung hạn[ thời gian dưới 20 năm]: phương pháp này bảo quản trong kho lạnh với điều kiện lạnh[ 0 0 C ,độ ẩm 30-45%]

- Bảo quản dài hạn[ thời gian bảo quản trên 20 năm]: phương pháp bảo quản này trong kho lạnh với điều kiện lạnh sâu [ - 10 0 C, độ ẩm 35-40%]

Quy trình bảo quản hạt giống:

Quy trình bảo quản củ giống

Tiêu chuẩn củ giống:

- Chất lượng của củ giống phải cao:

+ Củ đồng đều, không già quá, không non quá

+ Có khả năng nảy mầm tốt

- Củ không bị sâu bệnh

- Củ thuần chuẩn, không lẫn với giống khác

Phương pháp bảo quản củ giống:

Bảo quản ngắn ngày ở điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh.

Quy trình bảo quản củ giống:

Lưu ý khi bảo quản hạt giống, củ giống

- Trước khi cho hạt và củ vào nơi bảo quản cần phải làm sạch.

- Nhiều loại hạt giống của cây ăn quả hoặc lâm nghiệp cần bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

- Các công ty sản xuất hạt, củ giống có thể dùng các kho mát, kho lạnh có độ ẩm thích hợp để bảo quản.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

“Hạt giống cũng là một “sinh vật”, chúng cũng có một tuổi thọ nhất định. Có loại sống rất lâu, có loại sống rất ngắn.

Tuổi thọ của hạt giống chủ yếu do hai yếu tố quyết định: một là những nhân tố nội tại của hạt giống, như hạt to, nhỏ, hạt mẩy, chắc, trạng thái sinh lý của hạt, thành phần hóa học của hạt, cấu tạo của hạt… nhân tố thứ hai là độ ẩm, lượng nước, không khí, vi sinh vật và cả sâu bệnh. Nếu cùng một loại hạt thì tuổi thọ chủ yếu do điều kiện môi trường bên ngoài quyết định.

Chúng ta hãy làm các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Lấy những hạt thóc giống nhau chia làm hai phần, một phần cất giữ trong điều kiện bình thường, phần kia cất kín trong môi trường chứa đầy khí nitơ. Phần trước sau một năm tỷ lệ hạt nảy mầm chỉ có 70%, phần kia cho dù đến 5 năm thì tỷ lệ nảy mầm vẫn là 99%.

Thí nghiệm 2: Trước tiên dùng canxi clorua hút hết độ ẩm của hạt tiểu mạch khiến cho lượng nước chứa trong hạt chỉ đạt 4,3%, sau đó cất kín trong chỗ có độ ấm vừa phải, không có ánh sáng chiếu vào. Sau 15 năm tỉ lệ nảy mầm vẫn có thể đạt trên 80%.

Thí nghiệm 3: Dùng hạt đậu tương có hàm lượng nước 9%, chia làm hai phần, một phần trong điều kiện có nhiệt độ 30oC, một phần trong môi trường có nhiệt độ 10oC. Kết quả sau một năm, phần trước không còn sức nảy mầm, phần sau dù sau 10 năm vẫn có sức sống.

Mấy thí nghiệm trên chứng tỏ rõ ràng rằng chỉ cần cất giữ hạt ở nơi khô ráo, hoặc nhiệt độ thấp, hoặc không có oxi thì sẽ kéo dài tuổi thọ của hạt. Nếu đạt được đủ ba điều kiện trên thì hạt càng có thể để được lâu. Có người dự đoán, nếu giảm lượng nước trong hạt thóc xuống còn 4%, cất giữ trong điều kiện nhiệt độ –10oC, qua 600 năm, tỷ lệ nảy mầm của hạt vẫn đạt 90%. Tại sao lại có thể giữ được lâu như vậy? Bởi vì bất kỳ sinh vật nào chỉ cần có sự sống thì đều cần phải hô hấp. Hạt cây cũng không ngoại lệ, nó phải duy trì sự sống, phải hút khí oxi từ bên ngoài, nhờ tác dụng của chất xúc tác sẽ chuyển hóa chất đường và các chất xúc tác khác thành năng lượng, đồng thời bài tiết chất cacbon đioxit và nước ra ngoài. Nếu cất giữ hạt trong môi trường có nhiệt độ thấp, khô ráo, bắt hạt phải “ngủ yên”, khiến cho chức năng hô hấp của nó giảm đến mức tối đa, lúc này sự tiêu hao thành phần dinh dưỡng sẽ rất ít. Có người sau khi nghiên cứu đã phát hiện nhiệt độ cất giữ mà cứ giảm dần hoặc tăng dần 5oC thì tác dụng hô hấp của hạt sẽ tăng theo hoặc giảm xuống 50%. Cũng giống như vậy, hạt chứa lượng nước mà cứ giảm 2% thì tác dụng thở cũng giảm 50%. Sự hô hấp của hạt yếu đi một nửa thì tuổi thọ của hạt sẽ kéo dài gấp đôi.”

Twitter Facebook LinkedIn

1]. tại sao nhiệt độ làm khô của của các loại hạt khác nhau lại khác nhau

2] so sánh quy trình chế biến gạo từ thóc giữa phương pháp truyền thống và hiện đại

Video liên quan

Chủ Đề