Tại sao không được gội đầu vào ngày đèn đỏ

Trong trường hợp bình thường, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ đến hàng tháng, đây là thời kỳ đặc biệt chị em phải học cách tự bảo vệ mình. Điều này là bởi lúc này sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể rất mỏng manh, rất dễ bị tác động bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tử cung và buồng trứng.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người mắc bệnh viêm nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng, thực chất nguyên nhân chủ yếu là do chị em thường không có thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.Vậy những việc phụ nữ nên và không nên làm khi hành kinh là gì?

"2 rửa" trong kỳ kinh nguyệt

1. Ngâm [rửa] chân bằng nước ấm nóng

Nếu phụ nữ bị ẩm ướt và lạnh xâm nhập trong thời kỳ kinh nguyệt, nó sẽ dễ gây lạnh tử cung, ảnh hưởng lớn đến tử cung và buồng trứng.

Vì vậy, các bạn nữ nên kiên trì sử dụng nước ấm nóng để ngâm chân mỗi tối, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, xua tan không khí ẩm và lạnh. Từ đó, việc làm này giúp bạn đạt được hiệu quả làm ấm nhất định, đào thải các chất ứ đọng trong tử cung, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh phụ khoa.

2. Tắm [rửa] bằng nước ấm nóng

Một số người cho rằng trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ không nên tắm. Thực tế,việc "nhịn" tắm rửa có thể khiến chị em cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là đối với những người ưa sạch sẽ càng không thể chịu đựng được. Và nếu không tắm trong thời gian dài, rất nhiều vi khuẩn và vi rút sẽ được sinh ra.

Do đó, tắm hay không trong kỳ kinh nguyệt còn tùy thuộc vào thể trạng của bạn. Nhưng việc sử dụng nước ấm nóng để tắm một cách phù hợp có thể làm giảm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn hiệu quả. Nó cũngcó thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và giảm đau bụng kinh, xóa tan mệt mỏi cho chị em. Điều quan trọng là chúng ta nhớ lau khô người kịp thời sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

"2 không rửa" trong kỳ kinh nguyệt

1. Không rửa tay bằng nước lạnh

Phụ nữ không tránh khỏi việc tắm rửa khi hành kinh, lúc này tay chắc chắn sẽ bị nhiễm nước lạnh, cơ thể phụ nữ lúc này rất mỏng manh, da tay trở nên đặc biệt nhạy cảm.Khi nước lạnh trên tay bốc hơi sẽ hấp thụ nhiệt xung quanh khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống, máu kinh không trôi chảy và xảy ra hiện tượng đau bụng kinh.

Vì vậy, chị em nên tránh rửa tay bằng nước lạnh mà hãy sử dụng nước ấm để phòng tránh sự xâm nhập của không khí ẩm, lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bảo vệ tử cung và buồng trứng.

2. Không gội [rửa] đầu trong kỳ kinh nguyệt

Có thể nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc bởi việc tại sao chúng ta có thể tắm trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng lại không thể gội đầu?Trên thực tế, điều này chủ yếu là do da trên đầu của con người tương đối mỏng, dễ bị khí ẩm và lạnh xâm nhập, nếu khí lạnh xâm nhập vào cơ thể phụ nữ sẽ không chỉ gây đau đầu, mà còn khiến tử cung bị lạnh, kinh nguyệt thất thường... thậm chí dẫn đến sự xuất hiện sớm của chứng vô kinh.

Phụ nữ nếu không chịu được tóc bết dầu thì 2 ngày đầu trong kỳ kinh nguyệt không nên gội đầu mà cần chờ đến ngày thứ 3 để gội, nhưng cần nhớ phải lau khô tóc ngay sau khi xong để tránh bị lạnh xâm nhập.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health

Có được tắm gội khi đến tháng?

Theo Đông y thì tới kỳ kinh nguyệt, huyết tuần hoàn không được như bình thường, nếu gội đầu thì máu sẽ tụ lại ở khu vực này, ảnh hưởng tới phần phụ, khiến huyết dịch trong tử cung không bài tiết ra ngoài được. Ngoài ra, trong kỳ kinh, lỗ chân lông giãn nở lớn hơn bình thường. Nếu gội đầu, rất dễn bị bệnh đau đầu. Còn Tây y lại cho rằng, việc kiêng cữ gội đầu trong kỳ kinh nguyệt là vô căn cứ. Các chuyên gia Tây y khuyên chị em cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trong đó cần gội đầu sạch trong những ngày này.

Như vậy, hiện đang tồn tại hai quan niệm trái ngược nhau về việc tắm gội trong kỳ kinh nguyệt. Mỗi quan niệm đều có cách giải thích riêng nên chị em cần chú ý:

- Nếu vẫn đảm bảo được vệ sinh đầu tóc [không bị gàu, ngứa, bết] thì có thể hạn chế gội đầu trong những ngày đèn đỏ.

- Không nên gội đầu vào lúc sáng sớm hoặc đêm muộn.

- Nếu buộc phải gội đầu thì không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt nhất nên dùng nước ấm vừa đủ, gội đầu nhanh và sấy khô tóc ngay sau khi gội.

- Sau khi gội đầu thì không nên ra đường, đặc biệt là ra chỗ nhiều gió vì dễ gây bệnh đau đầu.

- Có thể cho thêm 1 ít muối và nước ấm gội đầu để hạn chế rụng tóc.

Goi dau

Mẹo gội đầu sạch, giúp tóc mượt

Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh hoàn toàn có thể tính trước được nên chị em cần chú ý gội đầu kỹ, sạch trước mỗi chu kỳ kinh để giả sử kiêng gội đầu từ 2-3 ngày thì đầu vẫn không quá bẩn hoặc ngứa.

Khi chọn dầu gội, chú ý chọn loại có nguồn gốc từ thảo mộc hoặc các loại dầu gội an toàn, tránh sử dụng các sản phẩm trôi nổi có thể gây rụng tóc hoặc ảnh hưởng tới da đầu và lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe.

Gội đầu ngoài làm sạch tóc cần chú ý làm sạch và massage da đầu. Da đầu có khỏe mạnh, sạch sẽ thì tóc mới khỏe, mềm và vượt.

Khi gội, nên gãi vừa phải để không làm tổ thương da đầu. Tốt nhất nên chải tóc trước khi gội. Việc chải tóc giúp cho tóc không bị rối và da đầu quen với việc gãi khi gội.

Hướng dẫn gội đầu, massage chuyên nghiệp

Thực hư gội đầu trong ngày "đèn đỏ" sẽ mắc bệnh?

Trong chuyên mục hỏi đáp trên trang Zhihu [Trung Quốc], có một câu hỏi được đặt ra là "Có được gội đầu trong ngày có kinh nguyệt hay không?". BS Tử Đinh Hương, Giám đốc khoa Sản phụ khoa, phòng khám Dingxiang đã trả lời rằng: Không có minh chứng khoa học nào chứng tỏ việc gội đầu trong ngày có kinh nguyệt [ngày đèn đỏ] là nguy hiểm hay gây bệnh.

Lời truyền miệng gội đầu trong ngày đèn đỏ sẽ gây nhiều bệnh tật không hề có căn cứ khoa học, dù có thể bạn nghe rất nhiều người đều nói như vậy. Ngược lại, không giữ vệ sinh đúng cách trong những ngày này mới tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Kỳ kinh nguyệt rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh

Chị em cần biết rằng, trong thời gian kinh nguyệt sẽ có một lượng máu kinh chảy ra ngoài cơ thể, thêm vào mồ hôi, nước, chất dầu tiết ra… sẽ khiến vùng kín vô cùng ẩm ướt và có mùi. Quan trọng là môi trường này rất lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, dễ gây bệnh phụ khoa mà điển hình là viêm âm đạo.

Ngoài ra, da đầu trong thời gian này cũng tiết ra nhiều dầu hơn, bạn cần tắm gội sạch sẽ để đảm bảo cho mái tóc sạch thơm, không bị bết dầu. Thời gian dài không gội đầu có thể khiến vi khuẩn, nấm sinh trưởng ở da đầu, gây viêm nang lông.

Gội đầu trong ngày đèn đỏ có thật sự gây bệnh tật?

Có thể thấy, gội đầu trong ngày đèn đỏ là rất cần thiết chứ không phải dễ gây bệnh như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, bạn nên dùng nước ấm để gội đầu, tắm rửa để hạn chế cảm lạnh do lúc này cơ thể yếu hơn bình thường. Gội xong phải sấy khô tóc, tránh nằm khiến da đầu ẩm ướt, dễ bị nấm ngứa ngáy hoặc đau đầu.

Những nhầm lẫn khác chị em thường mắc phải trong ngày đèn đỏ

Kỳ kinh nguyệt xuất hiện những cục máu đông là không bình thường

Thời gian kinh nguyệt là cả một quá trình bao gồm sự rụng trứng mang tính chu kỳ của buồng trứng, nội mạc tử cung dày lên, niêm mạc bong tróc xuất huyết. Vì vậy một lượng máu lớn sẽ chảy ra, trong khi các vật chất làm nhiệm vụ kháng đông máu sẽ không kịp vận hành nên có thể tạo ra các cục máu.

Chỉ dựa vào máu kinh bị vón cục không thể phán đoán sức khỏe tử cung

Chính vì vậy, bạn không thể dựa vào tình trạng này mà phán đoán sức khỏe tử cung có vấn đề hay không. Tuy nhiên, nếu các cục máu này xuất hiện nhiều và thường xuyên trong mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Kỳ kinh nguyệt cần rửa vùng kín nhiều mới khỏe mạnh

Do máu kinh gây ẩm ướt và có mùi nên hầu như chị em đều có thói quen tắm rửa nhiều hơn, đặc biệt là sử dụng dung dịch vệ sinh để thụt rửa vùng kín với tần suất nhiều lần trong ngày. Hành vi này có thể gây lợi bất cập hại mà bạn không biết.

Rửa âm đạo quá nhiều sẽ khiến các nhóm khuẩn ở đây bị mất cân bằng, ngược lại còn khiến vùng kín không thể làm tốt vai trò đề kháng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, cổ tử cung mở rộng càng dễ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong, gây hại cho cả tử cung.

Thụt rửa âm đạo nhiều lần trong ngày kinh nguyệt có thể lợi bất cập hại

Tương tự gội đầu trong ngày đèn đỏ, việc vệ sinh vùng kín trong thời gian này cần hợp lý. Bạn nên dùng nước ấm vừa phải, có thể chỉ dùng nước sạch để rửa cho hạ thể khô thoáng, sạch sẽ, bớt mùi là được. Nếu cần thiết phải dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thì nên chọn sản phẩm có tính trung hòa.

Kỳ kinh nguyệt không nên vận động

Vận động quá nhiều trong ngày đèn đỏ có thể khiến máu kinh ra nhiều hơn, cơ thể mất máu dễ suy nhược, mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có một lượng hoạt động thể chất vừa phải để tăng sức đề kháng, giúp cơ xương thư giãn, lưu thông máu, giảm thống kinh. Chị em có thể tản bộ nhẹ nhàng, yoga hoặc đơn giản là làm việc nhà vừa sức.

Chị em nên làm gì để những ngày "đèn đỏ" trôi qua nhẹ nhàng, khỏe mạnh?

Trà gừng đường nâu giúp làm ấm cơ thể trong ngày đèn đỏ

Dùng một chút trà gừng đường nâu

Thống kinh và dễ bị cảm trong ngày đèn đỏ là một trong những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ. Trong thời gian hành kinh, bạn có thể nấu món trà gừng với đường nâu để làm ấm cơ thể ngay từ bên trong, giảm bớt cảm giác khó chịu.

Bổ sung các sản phẩm từ đậu

Sữa đậu nành hoặc các sản phẩm chế biến từ nhiều loại đậu đều thích hợp cho chị em trong kỳ kinh nguyệt và cả những ngày trước khi đến đèn đỏ. Isoflavone trong đậu có tác dụng giảm bớt các cơn sưng đau ở ngực, bụng, lưng. Ngoài ra, chườm nóng ở bụng cũng giúp bạn dễ chịu hơn trong thời gian này.

Chị em nên đảm bảo giấc ngủ để tăng cường sức đề kháng và tinh thần sảng khoái

Tránh thức khuya

Những ngày đèn đỏ, cơ thể bị xuất huyết càng trở nên yếu ớt hơn bình thường. Bạn nên chú trọng đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cả chất và lượng để giảm bớt tổn hại cho sức khỏe. Giấc ngủ chất lượng cũng giúp tinh thần bạn sảng khoái, nhẹ nhàng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm:

Vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như thế nào?

Cô gái mắc bệnh "vùng kín" mãi không khỏi, BS phát hiện thói quen kinh dị khi dùng khăn tắm

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/co-nen-kieng-goi-dau-trong-ngay-den-do-169211004150329809.htmNguồn: //suckhoedoisong.vn/co-nen-kieng-goi-dau-trong-ngay-den-do-169211004150329809.htm

Theo Lạc Tâm [Theo Familydoctor] [Sức khỏe đời sống]

Video liên quan

Chủ Đề