Tại sao đám cưới không lên đèn

Nguồn gốc của lễ lên đèn

Lễ lên đèn có nguồn gốc từ xa xưa và được truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết cụ thể thời gian ra đời của nghi lễ này. Song nó đã gắn bó với đám cưới hỏi người miền Nam từ bao đời nay.

Lễ rước dâu, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị 2 cây nến lớn khắc hình rồng phượng để đem tới nhà gái. Khi này, đại diện họ nhà gái sẽ đứng lên phát biểu và xin phép làm lễ lên đèn. Vị đại diện được lựa chọn phải là người có tiếng nói trong dòng họ và cuộc sống hôn nhân êm ấm, sự nghiệp phát triển với mong muốn đôi uyên ương sẽ gặp những điều tốt lành trong cuộc sống. Khi tuyên bố xong, cô dâu chú rể tự tay thắp nến và đặt lên chân nến trên bàn thờ tổ tiên.

>>>Có thể bạn quan tâm về dịch vụ tráp cưới có giá cả thế nào là phù hợp nhất. Click ngay để tham khảo những thông tin hữu ích nhé!

Kiêng làm lễ gia tiên khi cưới không hợp tuổi

Việc kiêng kỵ không rước dâu, không lên đèn hay bỏ mọi thủ tục truyền thống sẽ hóa giải mọi điều xấu chưa có căn cứ khoa học.

Chào chuyên mục Cưới hỏi,

Em sinh năm 1990, bạn trai sinh năm 1987. Gia đình 2 bên coi ngày cưới là ngày 17/1/2016 [ngày 8/12 năm Ất Mùi] nhưng thầy nói là chúng em không hợp tuồi nên ngày cưới không được làm những việc sau:

- Không lên đèn

- Không rước dâu

- Không mâm quả trầu cau

- Không lạy bàn thờ gia tiên

Chuyên mục cho em hỏi có cần kiêng như thầy nói không?

Tư vấn tham khảo:

Bạn sinh năm 1990 tuổi Canh Ngọ mệnh Lộ bàng Thổ. Bạn trai bạn sinh năm 1987 tuổi Đinh Mão mệnh Lô trung Hỏa.

Quảng cáo

Hai tuổi Canh Ngọ - Đinh Mão kết hôn với nhau không phải là quá xung khắc. Hai bạn không phạm Thiên can xung. Vì Canh xung Giáp chứ không xung Đinh và Đinh xung Tân chứ không xung Canh. Địa chi của hai bạn cũng không xung. Vì Ngọ xung Tý chứ không trực xung với Mão và Mão xung Dậu chứ không xung Ngọ. Hơn nữa mệnh Hỏa của bạn trai bạn sẽ sinh phù cho mệnh Thổ của bạn. Điều này tốt cho hôn nhân của bạn. Chồng bạn sẽ là chỗ dựa vững chắc cho bạn và gia đình.

Tuy nhiên theo Du niên mệnh quái trong Dịch học thì bạn thuộc cung Cấn [Thổ] và bạn trai bạn thuộc cung Tốn [Mộc] nên sẽ xung khắc. Vì Mộc khắc Thổ nên hai bạn thường hay cãi vã nhau . Nếu hai bạn biết nhường nhịn nhau, luôn tôn trọng sở thích, lối sống của nhau thì hạnh phúc của bạn sẽ vẫn bền vững.

Năm 2015 Ất Mùi [Kim] không phải năm xung, sát với tuổi của bạn nên tổ chức đám cưới được. Nhưng tháng 12/2015 [âm] lại là tháng xấu đối với việc kết hôn của cô dâu tuổi Canh Ngọ. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó mà bạn phải kết hôn vào tháng 12/2015 [âm] thì việc thầy khuyên các bạn: không lên đèn, không rước dâu, không mâm quả trầu cau, không lạy gia tiên...nghĩa là dưới góc độ tâm linh bạn chưa hề tổ chức cưới hỏi mà chỉ về sống chung trên danh nghĩa vợ chồng mà thôi. Ngoài ra, khi đám cưới không có các nghi lễ truyền thống đó thì tâm lý nhà gái và cô dâu cũng sẽ không vui vì đám cưới chưa được trọn vẹn. Thực tế, chưa có căn cứ nào chứng minh khi không thực hiện các nghi lễ cưới truyền thống thì sẽ hóa giải được mọi điều xấu.

Nếu vẫn coi trọng ngày cưới đẹp, bạn nên tổ chức đám cưới cưới vào tháng 10/2015 [âm]. Đây là tháng tốt nhất cho việc cưới hỏi đối với bạn. Hiện tại là tháng 5 âm lịch, còn 5 tháng nữa mới đến tháng 10, nên cũng không phải quá gấp gáp cho bạn và gia đình chuẩn bị đám cưới. Bạn có thể tham khảo một vài ngày tốt cho cưới hỏi trong tháng 10/2015 [âm] sau đây:

- 11/10/2015 [âm] tức 22/11/2015 [dương] ngày Nhâm Dần [Kim] là ngày có nhiều sao tốt cho cưới hỏi như: Minh tinh, Ngũ phú, Lục hợp, Thiên quý...

- 19/10/2015 [âm] tức 30/11/2015 [dương] ngày Canh Tuất [Kim] là ngày có nhiều sao tốt như: Thiên tài, Cát khánh, Ích hạu, Đại hồng sa, Thiên đức hợp...

Vậy bạn nên bàn bạc lại với gia đình và cân nhắc nhé.

Châu Long

Đám cưới không làm lễ gia tiên , lý do vì sao ?

Phong tục cưới hỏi 15026

Từ xưa đến nay, những nghi lễ truyền thống trong cưới hỏi ở Việt Nam luôn được coi trọng. Mặc dù một số nghi lễ đã được lượt bỏ đi để phù hợp hơn với xu thế ngày nay. Tuy nhiên không vì thế mà việc tiến hành lễ cưới hay lễ hỏi thiếu trang trọng. Đa phần các nghi lễ như lễ hỏi, lễ dạm ngõ, lễ gia tiên,… đều được tổ chức. Nhưng có một số đám cưới không làm lễ gia tiên, vậy lý do vì sao mà buổi lễ này lại không được tổ chức?

ảnh: Aqua Palace

Video liên quan

Chủ Đề