Tại sao có thai mà không bị nghén

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Ốm nghén hiểu đơn giản là cảm thấy buồn nôn và nôn, xảy ra nhiều lần trong một ngày. Với đa số bà bầu thì triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số người lại diễn biến tình trạng ốm nghén nặng hơn và khó kiểm soát.

Ốm nghén là tình trạng khi bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Khi mới bắt đầu có thai thì ốm nghén là tình trạng rất phổ biến. Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ, cả khi làm việc hay trong các sinh hoạt bình thường.

Phụ nữ đang mong muốn có thai thường sẽ thắc mắc “Ốm nghén bắt đầu khi nào?”. Triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai [rơi vào tam cá nguyệt thứ hai]. Một số sản phụ lại bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Có trường hợp kéo dài suốt thai kỳ.

Một số phụ nữ chỉ cảm thấy buồn nôn thoáng qua một hoặc hai lần trong ngày. Tình trạng này được xem là ốm nghén nhẹ. Trường hợp ốm nghén nặng là khi cơn buồn nôn kéo dài vài giờ mỗi ngày và xảy ra nôn ói thường xuyên hơn. Việc có điều trị ốm nghén hay không phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của bà mẹ mang thai, chứ không phải là tình trạng ốm nghén nhẹ hay nặng.

Hội chứng nôn nghén là dạng ốm nghén nặng nhất của thai kỳ, với tỷ lệ xảy ra khoảng 3%. Phụ nữ được chẩn đoán bị nôn nghén khi trọng lượng cơ thể trước khi sinh giảm tới 5% và bị mất nước nghiêm trọng [do nôn ói quá nặng]. Bà bầu bị nôn nghén cần điều trị để ngăn chặn tình trạng nôn mửa, cân bằng nước và điện giải cho cơ thể. Đôi khi sản phụ cần phải nhập viện để theo dõi.

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra ốm nghén nặng khi mang thai:

  • Mang đa thai.
  • Đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước [nhẹ hoặc nặng].
  • Mẹ hoặc chị em gái của thai phụ bị ốm nghén khi mang thai.
  • Đã từng bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu.
  • Mang thai con gái.

Ốm nghén nặng xảy ra nhiều hơn đối với mẹ bầu mang thai

Tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai thường không gây hại cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ cần phải tìm cách khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước và điện giải để tránh bị mất nước và giảm cân quá mức, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Mất nước quá mức có thể dẫn đến rối loạn ở tuyến giáp, gan và nước ối.

Người mẹ liên tục buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khác và trở nên khó điều hơn. Do đó, các chuyên gia khuyên nên điều trị sớm để ốm nghén không ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp thai phụ cảm thấy đỡ hơn. Có thể áp dụng những gợi ý sau đây:

  • Bổ sung vitamin tổng hợp.
  • Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bụng đói khi di chuyển.
  • Uống nước nhiều lần.
  • Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ba bữa chính.
  • Nếu có thể, dùng những món ăn nhạt. Ví dụ, chế độ ăn kiêng BRATT [bao gồm chuối, gạo, táo, bánh mì nướng và trà] ít chất béo và dễ tiêu hóa.
  • Sử dụng trà gừng, viên nang gừng và kẹo gừng [chế biến từ gừng thật].

Nếu nôn ói quá nhiều, men răng có khả năng bị mòn do acid dạ dày trào ngược lên. Để khắc phục, có thể súc miệng với một ly nước hòa tan khoảng một muỗng cà phê baking soda để giúp trung hòa acid và bảo vệ men răng.

Nếu chế độ ăn uống và lối sống không thể giải quyết các triệu chứng của ốm nghén, hoặc nếu bị ốm nghén nặng, thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc:

  • Vitamin B6 và Doxylamine: Vitamin B6 là thuốc điều trị không cần kê đơn và được ưu tiên sử dụng trước. Doxylamine là một hoạt chất thường có trong các loại thuốc ngủ không kê đơn, có thể được bổ sung vào điều trị nếu dùng vitamin B6 không làm giảm triệu chứng. Cả vitamin B6 và Doxylamine được dùng một mình hoặc phối hợp đều an toàn đối với bà mẹ mang thai và không có tác dụng phụ cho thai nhi.
  • Thuốc chống nôn: Nếu cả vitamin B6 và Doxylamine cũng không thể giúp ích thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến các loại thuốc chống nôn. Có nhiều loại thuốc chống nôn khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn một số thuốc còn thiếu bằng chứng về sự an toàn, cần nghiên cứu thêm. Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ lựa chọn một thuốc điều trị thích hợp.

Nếu ốm nghén quá nặng, thai phụ cần truyền dịch để bù nước và điện giải

Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng vượt tầm kiểm soát, thai phụ cần phải nhập viện điều trị cho đến khi các triệu chứng ổn định trở lại. Một số xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra hoạt động của gan. Nếu bị mất nước nghiêm trọng, thai phụ cần được truyền dịch qua đường truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp bạn tiếp tục nôn ói, bác sĩ sẽ phải dùng ống để truyền thức ăn cho bạn.

Trong mọi trường hợp chữa trị cho thai phụ bị ốm nghén nặng, nôn ói nhiều, thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo cho cả mẹ và bé nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Tóm lại, ốm nghén được xem là một trong những biểu hiện rất hiển nhiên đối với mọi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ nữ có thể xem thường tình trạng này. Trên thực tế ốm nghén có khả năng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.

Ốm nghẹn nặng có thể dẫn đến ngộ độc thai nghén vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là các thai phụ đa thai, huyết áp cao, mắc tiểu đường thai kỳ, có tiền sử mắc bệnh tim, béo phì. Ngoài ra, ốm nghén nặng còn gây ra tình trạng thai nhi chậm phát triển, cơ thể mẹ mệt mỏi, sức khỏe kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi toàn diện, Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói [12-27-36 tuần], trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh. Sau khi có kết quả khám thai, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ phân tích và tư vấn dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho thai phụ để giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất, thai nhi phát triển toàn diện.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM:

Ốm nghén thường mang xuất hiện ở đầu thai kỳ, mang đến những triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu như: mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn... Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ không gặp phải tình trạng này. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề gì nguy hiểm không?

Mang thai không nghén có sao không?

Ước tính, có khoảng 70- 80% thai phụ bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này đồng nghĩa vẫn có 20 - 30% những người không gặp phải tình trạng này.

Theo nghiên cứu từ các bác sĩ tại Hoa Kỳ: “Một số thai phụ có thể bị ốm nghén, một số không. Một số mẹ nghén trong lần đầu mang thai nhưng lần 2, lần 3 có thể sẽ không nghén nữa. Cũng như không phải ai cũng bị say tàu xe vậy”.

Mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi không bị ốm nghén

Lý giải cho điều này, các bác sĩ cho biết: Nếu thai phụ có một thể lực khỏe mạnh, cơ thể có khả năng xử lý tốt sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ Hcg, estrogen và các hormon khác xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, có thể sẽ không bị ốm nghén. 

Những hormone này sẽ tăng nhanh chóng trong thời kỳ mang thai - chỉ riêng nồng độ hCG tăng gấp đôi mỗi tuần trong những tuần đầu tiên của thai kỳ và giống như đi tàu lượn siêu tốc. Điều này có thể khiến dạ dày của mẹ “sôi sục”, khó chịu. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, lượng hormone đó, mặc dù vẫn tăng, nhưng tăng với tốc độ giảm dần đến mức dễ kiểm soát hơn. 

Nghén hay không nghén là tốt?

Một số mẹ thắc mắc: Nghén hay không nghén là tốt? Tuy nhiên không thể kết luận nghén hay không nghén là tốt.

Ở một số phụ nữ, không bị ốm nghén chỉ ra rằng mức độ hormone của họ thấp hơn nhiều so với bình thường và họ có nguy cơ sảy thai cao hơn [chỉ ở một số thôi nha mẹ]. Ngược lại mẹ bầu bị nôn và buồn nôn nhiều sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai. 

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng ốm nghén có thể là cách cơ thể bảo vệ em bé trong giai đoạn đầu thai kỳ khỏi các chất độc và thực phẩm nguy hiểm tiềm ẩn. Lý thuyết này rất hợp lý vì tam cá nguyệt đầu tiên - khi hầu hết phụ nữ bị ốm nghén mạnh nhất - là giai đoạn phát triển quan trọng khi tất cả các cơ quan và cấu trúc thể chất của em bé hình thành. 

Một giả thuyết khác cho rằng nôn có liên quan đến việc cơ thể tăng nồng độ Hcg hoặc dấu hiệu của mô nhau thai còn sống. Mặc dù điều này có nghĩa là mẹ có thể cảm thấy buồn nôn và nôn mửa như một dấu hiệu trấn an.

Nhưng hãy nhớ rằng, như đã đề cập trước đó, ước tính có tới 80% những người mang thai bị ốm nghén. Điều đó có nghĩa là vẫn có nhiều thai phụ có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh mà không nghén. Và có một điều chắc chắn là không nghén giúp mẹ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và thoải mái hơn rất nhiều. Bởi vậy mới không thể kết luận nghén hay không nghén tốt hơn nha mẹ.

Đang nghén tự nhiên hết nghén có sao không?

Nếu mẹ đã trải qua 3 tháng đầu nghén, bước sang tam cá nguyệt thứ 2 mẹ cảm thấy cơ thể tốt hơn, nghén giảm hẳn, khám thai bé phát triển bình thường, vậy thì biểu hiện hết nghén làn hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

Trong một vài trường hợp, nếu đột ngột hết tình trạng ốm nghén, có thể thai nhi trong bụng mẹ đã ngừng phát triển, từ đó làm giảm lượng Beta HCG. Lý giải điều này, các bác sĩ cho biết nguyên nhân có thể do bệnh lý, tuổi của người mẹ và những bất thường từ thai nhi. 

Vì vậy, khi các dấu hiệu ốm nghén giảm hay dừng đột ngột, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Nếu thai vẫn phát triển, mẹ hết nghén đó là biểu hiện tốt, giảm mệt mỏi khi mang thai. 

Không nghén là con trai hay con gái?

Hormone do trẻ sơ sinh gái tiết ra có thể khiến các bà mẹ buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai hơn là khi họ mang thai bé trai. Vì vậy, nhiều quan niệm cho rằng, sinh con gái mẹ bầu sẽ trải qua những ngày ốm nghén dữ dội, và việc mang thai bé trai sẽ thuận buồm xuôi gió hơn.

Không ốm nghén là mang thai bé trai hay gái?

Theo nghiên cứu từ các bác sĩ tại Thụy Điển trên 1 triệu phụ nữ bị chứng buồn nôn nhiều lần cho thấy, 55% trong số họ sinh con gái. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện với những bà mẹ nghén đến lúc đi sinh. Vì vậy đối với phụ nữ chỉ nghén ở giai đoạn đầu thì kết quả này không đảm bảo áp dụng được.

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định chắc chắn rằng, có thể xác định giới tính của thai nhi bằng cách mẹ có bị ốm nghén hay không. Cách làm chuẩn sát nhất vẫn là thông qua xét nghiệm nhiễm sắc thể hoặc siêu âm. Mẹ sẽ biết được em bé trong bụng là trai hay gái ở tuần thứ 12 với độ chính xác khoảng 70% và nếu siêu âm thai ở tuần 16 với những bác sĩ giỏi thì độ chính xác sẽ là 100%.

Tóm lại, nếu không bị những trận ốm nghén “hành hạ”, mẹ hãy thấy mình thật may mắn và cố gắng tận hưởng cảm giác này. Bởi mẹ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn nhất này một cách dễ dàng, miễn là mẹ và bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Do đó, bầu không nghén có sao không? Câu trả lời là không sao cả. Các mẹ bầu không nên lo lắng quá. Thay vào đó mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn, nghỉ ngơi, khám thai định kỳ và giữ tinh thần hoàn toàn thoải mái thông qua việc thai giáo mỗi ngày để bé yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, khởi đầu vượt trội khi chào đời.  

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày. 

Không chỉ vậy, điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành với các phương pháp thai giáo phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Các mẹ đừng quên thai giáo mỗi ngày cùng con với //poh.vn/thai-giao-280-ngay-yeu-thuong để con yêu của mình được phát triển toàn diện và thông minh hơn nhé!

Nguồn tham khảo: 

  • healthline.com
  • parents.com
  • health.harvard.edu
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đồng Thu Trang [Bệnh viện Phụ sản Hà Nội]

Video liên quan

Chủ Đề