Tại sao chó sủa nhiều vào ban đêm

Chó sủa là hành vi rất quen thuộc, nhưng chó sủa nhiều và dai dẳng là những dấu hiệu bất thường. Tiếng sủa ở chó là một cách để chúng giao tiếp với chủ. Cũng tương tự như tiếng khóc ở trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu ý nghĩa của hành vi này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về chú chó của mình.

>>>Phương pháp trị chứng biếng ăn ở chó Phốc sóc

Nhờ đó việc chăm sóc chó sẽ trở nên thuận tiện hơn. Hãy cùngPetcity tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Chó sủa để giao tiếp với con người

  • Tiếng sủa ở chó cũng giống như ngôn ngữ của con người. Chúng dùng âm thanh đó để biểu đạt cảm xúc, mong muốn và gây sự chú ý. Những chú chó có xu hướng sủa to và lâu hơn nếu những thông điệp chúng gửi đi chưa được chủ nhân tiếp nhận.
  • Tiếng sủa dữ dội và dai dẳng là một lời cảnh báo không nên bỏ qua. Bản năng của chó là cảnh báo chủ nhân khi chúng cảm thấy không an toàn và bị đe dọa. Khi thấy chú chó sủa nhiều, hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất và tìm cách đề phòng.
  • Sủa cũng là cách để gây sự chú ý của chủ nhân. Chó sủa khi nhìn bạn, khi bạn đang ăn, hay sủa khi đứng gần cửa. Tất cả những hành động ấy chỉ để khiến bạn chú ý, để nói với bạn chúng muốn làm điều gì đó.

Việc gây sự chú ý thường bắt đầu bằng việc chúng cố gắng dụi đầu, lôi kéo, đụng chạm vào bạn. Sau đó là rên rỉ và cuối cùng là sủa dữ dội.

Chó sủa nhiều để thể hiện cảm xúc

  • Đôi khi, chó sủa khi chúng cảm thấy sợ hãi. Lúc này chúng thường sủa to và lặp lại không ngừng. Ý nghĩa của tiếng sủa vừa là lời cảnh cáo, vừa để kêu gọi sự giúp đỡ. Những cử chỉ vuốt ve từ chủ nhân có thể làm chú chó bớt sợ hãi hơn. Nhưng hãy cẩn thận nếu chú chó tỏ ra hung dữ.
  • Ngược lại, chó cũng sủa nhiều nếu chúng vui mừng. Tiếng sủa được coi như sự chào đón khi chủ nhân đi xa trở về nhà. Âm thanh kết hợp động tác vẫy đuôi chứng tỏ chú chó của bạn đang vô cùng phấn khích.
  • Sủa cũng là một cách thể hiện sự buồn chán ở chó. Những chú chó hiếu động cần được ra ngoài chơi đùa để giải phóng năng lượng. Chúng không thích ở trong nhà cả ngày, và để phản ứng lại chó sẽ sủa liên tục. Một số con sẽ liếm, cắn hoặc cào mọi thứ để đỡ buồn chán hơn.

Một nguyên nhân khác của việc chó sủa nhiều là do tiếng ồn quá lớn. Đây là bản năng tự nhiên của chó từ khi còn là động vật hoang dã. Ví dụ như chó sủa để đáp lại những con chó khác. Hoặc hú lên theo tiếng gọi bầy đàn của mình.

Chó sủa để bảo vệ những gì thuộc về chúng

  • Tổ tiên của chó nhà là động vật sống bầy đàn. Do đó bản năng của chúng là canh giữ tất cả thành viên trong đàn của chúng. Bao gồm những thành viên trong gia đình bạn, thú cưng khác và cả chủ nhân của chúng.
  • Chó có thể sủa để bảo vệ đồ chơi, giường ngủ, đồ đạc hoặc bất kì thứ gì chúng cho là quan trọng. Nhờ đặc tính này, loài chó đã được con người sử dụng để canh gác tài sản và bảo vệ chủ nhân. Trong đó có nhiều giống chó được chọn lọc để gia tăng khả năng bảo vệ của chúng.

Tiếng sủa cũng thể hiện sự lo lắng, chia ly, không được gần chủ. Một chú chó khi bị nhốt trong chuồng, hoặc bị bỏ rơi sẽ rên rỉ hoặc ngáp. Chúng sẽ sủa khi cảm thấy thật sự hoang mang, lo lắng. Hành vi này cũng thường thấy ở những chú chó con mới tách đàn.

Chó có thể sủa nếu bị bệnh hoặc bị đau

  • Phản ứng thường thấy là rên rỉ, thút thít hoặc gầm gừ nếu chúng cảm thấy không khỏe. Nặng hơn là sủa nếu chúng quá đau đớn. Những con chó bị thương có thể trở nên khá nguy hiểm. Chúng cần được điều trị bởi những người có kinh nghiệm.
  • Nếu chó bắt đầu sủa nhiều và kèm theo một số triệu chứng bất thường, bạn nên chú ý theo dõi. Không nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.

Trên đây là những nguyên nhân có thể khiến chó sủa. Hi vọng các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để chăm sóc tốt cho chú chó của mình.

>>>>>>Cần chuẩn bị những gì khi mang thú cưng lên máy bay?

Video liên quan

Chủ Đề