Tại sao bàng thống chết

Bàng Thống [178 - 214] tự Sĩ Nguyên, hiệu là Phùng Sồ. Ông là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi, thường xuyên qua lại với nhau. Nếu Gia Cát Lượng là người thận trọng thì Bàng Thống lại rất xốc nổi bộc trực. 

Từ Nguyên Trực - một quân sư của Lưu Bị từng nói: "Ngọa Long, Phượng Sồ, có được một trong hai người đó thì cũng đủ dẹp yên thiên hạ". Ngọa Long ở đây muốn nói đến Gia Cát Lượng, còn Phượng Sồ, chính là nhắc đến Bàng Thống. 

Từ đây hậu thế luôn nhận định tài năng của Bàng Thống sánh ngang với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng thống có lẽ là ngoại hình, khi ông được miêu tả là người có dung mạo khó coi. 

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tài năng của Bàng Thống được mô tả qua trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh lừa Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính [đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến] đỡ say sóng. Song đó chính là điểm yếu tạo điều kiện cho Chu Du tấn công Tào Tháo. 

Bàng Thống bị trúng tên độc nên qua đời

Sau đó chuyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày à giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ tội vì trước kia coi thường. Sau trận Xích Bích thì Bàng Thống đã về phụng sự cho đại nghiệp của Lưu Bị với chức vị ngang hàng cùng Gia Cát Lượng.

Sử sách Trung Quốc ghi chép, những thành tựu to lớn mà Lưu Bị có thể giành được phần nhiều do sự giúp sức của các văn thần võ tướng dưới trướng, trong đó không thể không nhắc đến Bàng Thống và Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng là mưu sĩ được Lưu Bị hết lòng tin tưởng. Ông chính là người đã giúp Lưu Bị bày mưu hiến kế trong nhiều việc, thậm chí sau khi Lưu Bị mất, vị quân sư này còn nắm trong tay đại quyền Thục quốc. Nhưng chỉ tiếc khi đó tình hình nhà Thục rất rối ren, dù Gia Cát Lượng có là thần tiên đi nữa cũng chẳng thể thay đổi được tình hình.

Còn về Bàng Thống, tuy ông mất sớm nhưng những cống hiến của ông cho Lưu Bị không thể lu mờ. Trong cuộc đời làm mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị, ông 3 lần hiến kế cho quân chủ. Trong đó có 1 điều thậm chí đã giúp Lưu Bị thu phục được Thành Đô. 

Nhưng tiếc thay, trời cao đố kỵ kẻ hiền tài, ngay khi Lưu Bị để Bàng Thống dẫn quân công thành, ông đã bất hạnh trúc phải tên độc qua đời. Việc này là tổn thất vô cùng to lớn cho nhà Thục.

Song trước khi trút hơi thở cuối cùng, Bàng Thống đã để lại 1 câu nói mà xét về ý nghĩa, câu nói này có thể nói đã khái quát được toàn bộ cục diện Thục quốc bấy giờ, câu nói đó đại ý là: Cái chết của ta hôm nay là ý trời.

Tuy nhiên, tất cả những người xung quanh đều hiểu sai ý câu nói của ông, duy chỉ có Gia Cát Lượng – người có tài trí sánh ngang với Bàng Thống mới hiểu được dụng ý bên trong, đó chính là Lưu Bị sẽ chẳng thể thu phục được thiên hạ nữa rồi.

Dẫu vậy, câu nói này không có nghĩa là Bàng Thống không tin tưởng vào Lưu Bị. Ông chỉ nhấn mạnh vào ý trời, vì ý trời chính là số mệnh. Sau khi nghe di ngôn của Bàng Thống, Lưu Bị đã tỏ ra bối rối, ân hận

Bàng Thống cho rằng, Lưu Bị tuy giỏi về nhiều mặt nhưng sẽ thua về "thiên thời". Cái này gọi là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Phải hội tụ đủ các yếu tố đó thì mới là điều hoàn hảo. Lưu Bị thắng nhờ nhân nghĩa, thua cũng vì nhân nghĩa.

Khi ấy, Lưu Bị muốn để Gia Cát Lượng đi đánh chiếm Kinh Châu nhưng lại lo đến mối quan hệ giữa mình và Lưu Biểu, cho nên không đành lòng ra tay, tất cả những điều đó Bàng Thống đều đã thấy được.

Trong thời đại các nước chư hầu tranh giành đấu đá lẫn nhau, thứ không đáng giá nhất chính là tình cảm và lòng nhân nghĩa. Lưu Bị vừa muốn có thiên lại lại không muốn tổn hại tình cảm. Đây vốn là chuyện không thể xảy ra. Chính vì lẽ đó mà Lưu Bị bị mất thời cơ vàng. 

Với tài trí của mình, Bàng Thống không khó để nhìn thấu tình hình thời cuộc khi đó. Vậy nên ông mới cho rằng, đến cuối cùng lưu Bị cũng chẳng thể có được thiên hạ, ấy chính là "ý trời đã định".

Vì sao lăng mộ của Bàng Thống trường tồn suốt 1.8000 năm, không ai dám xâm phạm?

Bàng Thống vốn là vị quân sư tài năng xuất chúng lại có công lớn với nước Thục, mộ phần của ông chắc hẳn phải nhiều đồ tùy táng cao quý, sánh ngang những tướng lĩnh, quý tộc cùng thời. Song trái với những lăng mộ được chôn ở nơi hiểm trở, rừng thiêng nước độc để tránh kẻ trộm, lăng mộ của Bàng Thống lại nằm hiên ngang ở vùng đông dân cư, ai cũng biết.

Lăng mộ của Bàng Thống còn nguyên vẹn suốt 1.800 năm chính bởi các tài liệu chính sử từng ghi chép Bàng Thống đã tử trận trong lúc loạn quân, không tìm thấy xác nên Lưu Bị đã lệnh chôn xuống lăng một bộ y phục được tẩm bằng máu của ông. Đây cũng là nguyên nhân ngôi mộ được gọi là "huyết mộ" hay "mộ máu"!

Thông tin về mộ không thi hài của Bàng Thống không rõ là thực hay chỉ là cách các sử gia bảo vệ lăng mộ ông nhưng những dòng sử chắc chắn đã khiến nhiều kẻ trộm mộ nản chí, nghi ngờ bên trong lăng chẳng có gia tài gì đáng để bỏ công sức ra làm liều.

Bên cạnh đó, lúc sinh thời Bàng Thống cũng là người rất được kính trọng. Người dân làng Bạch Mã Quan sống gần lăng đều tự coi mình như người canh mộ cho vị mưu sĩ tài trí. Nếu có kẻ nào bén mảng tới làm phiền giấc ngủ ngàn thu của chủ mộ, chắc chắn sẽ bị dân làng lên án mạnh mẽ.

Xem thêm: 10 bài học thâm thúy đúc kết từ bức thư vỏn vẹn 87 chữ của Gia Cát Lượng

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ở thời điểm Gia Cát Lượng bế tắc, Bàng Thống đã có mặt giúp Lưu Bị vượt khó khăn nhưng rồi, dường như ông tự chọn cho mình hướng đi với cái chết chờ sẵn.

Không thể phủ nhận rằng, ở thời Tam quốc, những bậc quân sư mưu sĩ luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc định hướng chiến lược, phân chia thiên hạ, thậm chí họ còn có thể dùng trí lực để quyết định cả sự tồn vong của một quốc gia. Và Bàng Thống là một trong số những mưu sĩ đó, ông là quân sư của Lưu Bị và thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh.

Bàng Thống tự Sĩ Nguyên, người huyện Tương Dương thuộc Nam quận, Kinh châu. Bàng Thống có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Khi hai người còn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân – một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công – chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống có phần xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy giỏi biết người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi. Từ đó danh tiếng Bàng Thống nổi khắp nơi. Bàng Đức Công quý mến cả ông và Gia Cát Lượng, gọi ông là Phượng Sồ [phượng con], Gia Cát Lượng là Ngọa Long [rồng nằm].

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công, cháy rụi hết.

Sau trận Xích Bích [208], tướng Đông Ngô là Chu Du mang quân đánh chiếm Giang Lăng, Nam quận từ tay Tào Nhân [209], được Tôn Quyền phong làm Thái thú Nam quận. Bàng Thống vẫn giữ chức Công tào không được Chu Du để ý đến. Sau nhờ Gia Cát Lượng một phen liều mình sang Đông Ngô, thực hiện kế sách “thuận tay bắt dê”: Vừa giải toả ‘hiểu lầm’ giữa Đông Ngô và Lưu Bị để cả hai tiếp tục “liên hợp kháng Tào”, vừa tiện thể sang Đông Ngô tìm kiếm hiền tài về phò tá cho Lưu Bị.

Sau này, Bàng Thống về đến Kinh Châu, Lưu Bị cảm khái tài năng của ông nên phong làm Thị trung tòng sự. Ít lâu sau, ông được phong làm Quân sư trung lang tướng, ngang hàng với Khổng Minh. Quả thật, tài năng và trí tuệ của ông không thể bàn cãi.

Tiếc thay, ông lại không được khắc họa chi tiết trong bộ Tam quốc diễn nghĩa, cái chết của ông là đề tài tranh cãi của rất nhiều sử học gia Trung Quốc. Có một luồng quan điểm khá gay gắt về sự tranh đấu giữa ông và Gia Cát Lượng, rằng ông bị Gia Cát Lượng hại chết.

Ngọa Long – Phượng Sồ mâu thuẫn, Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan

Vấn đề mâu thuẫn ý kiến giữa Ngọa Long – Phượng Sồ khiến Lưu Bị gặp khó khăn lớn trong việc quyết định chiến lược ở Tây Xuyên.

Một mặt, Lưu rất ưu ái mưu thần quân sự tài năng Bàng Thống, mặt khác cũng vô cùng tin cẩn Gia Cát Khổng Minh “liệu sự như thần”.

Về sau, để bảo toàn lực lượng, Lưu Bị đành phải quyết định lui về Kinh Châu.

Để khuyên giải Bàng Thống vốn chủ chiến, Lưu Bị nói với Bàng – “Ta nằm mơ thấy thần nhân cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn còn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ chăng?”.

Bàng Thống vốn tính khảng khái, đặc biệt không tin chuyện điềm báo, cho nên thẳng thắn đáp lại – “Tráng sĩ ra trận bị thương là chuyện thường, chủ công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị?”.

“Chủ công bị Khổng Minh che mắt. Người này cũng vì không muốn Thống độc chiếm đại công nên mới cố tình khiến chủ công nghi kỵ mà thôi.

Lòng nghi kỵ thành giấc mộng, chứ nào có điềm xấu gì?

Thống rút ruột rút gan, mong chủ công đừng nói thêm mà nên sớm quyết ngày tiến công”.

Những phát ngôn của Bàng Thống thời điểm đó được các nhà sử học đương đại đánh giá là “vượt qua tầm tri thức của thời đại”.

Tuy nhiên, khi Bàng Thống nói ra những lời khảng khái của mình, cũng là lúc lòng trung của ông đối với Lưu Bị “tuột dốc không phanh”.

Phượng Sồ đã không còn muốn dốc lòng tận tụy vì Lưu nữa. Song bi kịch của ông cũng đến từ đây, bởi Bàng Thống luôn tôn sùng tư tưởng trung nghĩa, trung thành tuyệt đối.

Chọn cái chết để từ bỏ việc phò tá Lưu Bị.

Qua sự việc trên Khổng Minh đã khiến Bàng Thống nhìn thấu sự “ngu nhân, ngu nghĩa và ngu tín” của Lưu Bị, qua đó quyết định dùng cái chết để từ bỏ việc phò tá Lưu Bị.

Có nhiều ý kiến bình luận cho rằng, với khả năng quân sự điều khiển “thiên binh vạn mã” của mình, nếu Bàng Thống không định tự sát thì cho dù là cao nhân tầm cỡ Quách Gia cũng chưa chắc đánh bại được ông.

Thêm vào đó, tại đèo Lạc Phượng, cho dù Bàng Thống không thể đánh thắng thì cũng thừa khả năng bảo toàn tính mạng, khi chủ tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm chỉ là một nhân vật vô danh.

Ngày nay, nhiều học giả Trung Quốc vẫn phải cảm thấy “ngỡ ngàng” trước thực tế rằng đằng sau cái chết “loạn tiễn xuyên tâm” lại là cả một kế sách tinh vi được Phượng Sồ một tay sắp đặt.

Quan điểm này được nêu ra dựa trên những hành động cụ thể của Khổng Minh, được cho là “mang tính chất ly khai và làm suy yếu” thế lực Lưu Bị: điều động Trương Phi – Triệu Vân đi nơi khác, chỉ giữ Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, từ đó chia rẽ bộ ba Lưu – Quan – Trương.

Quan trọng hơn, về sau khi Gia Cát Lượng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như Bàng Thống, ông cũng học theo cách làm lý trí của Bàng: trung thành với Thục Hán, song cuối cùng vẫn “giao thiên hạ” vào tay họ Tư Mã.

Quốc Tiệp

Theo: nguoiduatin.vn

Video liên quan

Chủ Đề