Tại sao ăn cua bị đau bụng

Sự kiện: Ngộ độc thực phẩm

Trả lời

ThS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết: Bạn ăn cua cá bị đau bụng, nôn, thậm chí đi ngoài, có thể do ngộ độc thực phẩm nhiễm bẩn.

Lúc này bạn có thể dùng lá tía tô tươi một nắm to, giã nát, lọc, vắt nước uống hoặc có thể cho thêm ít gừng, cam thảo sắc uống vài lần sẽ thấy đỡ các triệu chứng trên.


 


Ăn cua cá bị đau bụng, nôn, thậm chí đi ngoài, có thể do ngộ độc thực phẩm nhiễm bẩn.

Sở dĩ tía tô có tác dụng như vậy là vì nó có vị cay, tính ôn nên tác dụng vào hai kinh tỳ, phế, giúp giải độc chất tanh.

sự kiện Ngộ độc thực phẩm

Clip: Ô tô băng vào ngã tư, 2 cô gái gặp nạn kinh hoàng

Thông tin doanh nghiệp

TPO - Dị ứng nặng sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, mạch đập nhanh, chóng mặt, người lả đi, cảm thấy khó thở. Nếu không được thải độc hoặc cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Các nhà khoa học lâm sàng đã thống kê các loại hải sản dễ gây dị ứng là: nghêu, ngao, cua, trai, bạch tuộc, hàu, sò, tôm, mực... Dị ứng hải sản có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, mọi tình trạng sức khỏe, nhưng phổ biến nhất ở người trưởng thành, thậm chí có thể phát triển mức độ dị ứng theo thời gian. Điểm cần chú ý là: bạn có thể ăn tôm và các loại hải sản kể trên hàng năm trời mà không có vấn đề gì, nhưng vào 1 lần nào đó bạn lại bị dị ứng. Một khi đã dị ứng với 1 loại hải sản thì sẽ thường bị dị ứng trong suốt phần đời còn lại. Có những yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng là: trong gia đình có người bị dị ứng hải sản thì bạn sẽ có tỷ lệ bị dị ứng cao hơn. Dị ứng hải sản cũng phổ biến ở nữ trưởng thành hơn. Khả năng dị ứng cao hơn ở các bé trai so với các bé gái. Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn vào có dấu hiệu dị ứng cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc.

Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn vào có dấu hiệu dị ứng cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc. Ảnh minh hoạ: Internet

Khi đi du lịch, bạn cần xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến món ăn đặc biệt những món có kết hợp nhiều nguyên liệu. Việc này giúp bạn tránh ăn phải hải sản, hoặc đề nghị nhà hàng không cho hải sản vào những món đó. Hoặc mang theo một số thuốc chữa dị ứng đơn giản bên cạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn bị dị ứng hải sản cũng cần phải tránh xa khu vực nấu nướng. Bởi có thể khi hít phải mùi của món hải sản vẫn có thể gây dị ứng. Tuyệt đối không ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histamine xâm nhập. Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả. Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng [đặc biệt là sốc phản vệ] không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Dị ứng hải sản thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Mức độ bị dị ứng nặng hay nhẹ ở từng người có sự khác nhau.

Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả. Ảnh minh hoạ: Internet

Nổi bật nhất là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa. Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Các trường hợp dị ứng hải sản tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Bạn bị dị ứng hải sản cũng cần phải tránh xa khu vực nấu nướng. Bởi có thể khi hít phải mùi của món hải sản vẫn có thể gây dị ứng. Tuyệt đối không ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histamine xâm nhập. Ảnh minh hoạ: Internet

Theo ThS.BS Đông y Hoàng Khánh Toàn [Bệnh viện 108] khi biết dị ứng, ngộ độc hải sản trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ bằng cách gây nôn.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng biện pháp sơ cứu như uống nhiều nước, những bài thuốc dân gian để trị bệnh như cho uống nước cam, chanh, trà gừng hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt sẽ giúp trung hòa bớt độc tính.

Dùng lá tía tô tươi 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự với trường hợp ngộ độc cá, tôm, sò, ốc… Ngoài ra, có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong trường hợp dị ứng hải sản có biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang cần thải trừ độc tố.

Thuốc cầm tiêu chảy khiến tác nhân gây bệnh bị thải hồi rất chậm làm tình trạng nặng hơn. Phân không được tống xuất ra ngoài, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, nôn nhiều...

Hoà Thuận [tổng hợp]

Đau bụng sau khi ăn là cảm giác không hề dễ chịu và gây ra không ít rắc rối cho người thường xuyên mắc phải tình trạng này.

Chắc hẳn mọi người cũng đều trải qua tình cảnh “con mắt to hơn cái bụng” nên ăn nhiều hơn so với nhu cầu và chịu đựng hậu quả ngay sau đó: Buồn nôn, chướng bụng, khó thở. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn dẫu cho lượng thực phẩm không không quá nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề.

Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin cần thiết xoay quanh tình trạng này cũng như biện pháp cải thiện mà bạn có thể áp dụng để giảm tình trạng ăn xong bị đau bụng.

Đau bụng sau khi ăn: Các triệu chứng thường gặp

Một vài triệu chứng thường thấy khi người bệnh bị đau bụng sau khi ăn bao gồm:

  • Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, bụng dưới bị đau quặn trong thời gian ngắn.
  • Đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt.
  • Sốt nhẹ và tiêu chảy.
  • Tâm trạng căng thẳng và lo âu.
  • Đau thắt vùng ngực từng cơn với cường độ tăng dần và liên tục.

7 nguyên nhân đau bụng sau khi ăn

Một số nguyên nhân giải thích vì sao bạn lại ăn xong bị đau bụng:

1. Ăn quá nhiều gây đau bụng sau khi ăn

Tình trạng căng thẳng có thể khiến cơ bắp trở nên căng cứng, có thể gây ra đau hoặc khó chịu trong dạ dày. Thói quen thở chậm, sâu trước khi ăn có thể thư giãn các cơ bắp, từ đó hạn chế nguy cơ cảm giác đau bụng xuất hiện.

2. Dị ứng thức ăn

Hiện tượng dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn xem một món ăn nào đó là đối tượng nguy hiểm có khả năng gây hại. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các kháng thể để chống lại thực phẩm này. Phản ứng dị ứng có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm ăn vào đau bụng. Những thực phẩm thường gây dị ứng gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Đậu và các loại hạt
  • Cá và động vật có vỏ.

3. Không dung nạp thực phẩm cũng có thể gây đau bụng sau khi ăn

Tình trạng nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm là khi dạ dày “không đồng ý tiêu hóa” với một loại thực phẩm nhất định. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hệ thống tiêu hóa sẽ bị kích thích và rối loạn.

Hội chứng không dung nạp đường lactose khá phổ biển và khiến không ít người mắc phải bị đau bụng sau khi ăn những thực phẩm làm từ các nguyên liệu trên.

4. Trào ngược dạ dày [GERD]

Cảm giác đau bụng cũng như ợ nóng là triệu chứng phổ biến cho tình trạng trào ngược dạ dày. Sau bữa ăn, thực phẩm đôi khi di chuyển ngược lên thực quản, gây đau hoặc nóng rát ở ngực cùng với vị chua đọng lại vùng cổ họng.

5. Viêm dạ dày

Chứng viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm và sưng. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân nhưng điển hình nhất vẫn là do sự hoành hành của vi khuẩn Helicobacter pylori thông qua chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không chứa steroid [NSAID].

Nếu dạ dày của bạn đang trong tình trạng viêm thì ăn vào đau bụng sẽ khó tránh khỏi, đặc biệt là sau khi ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ.

6. Táo bón

Tình trạng táo bón xảy ra khi phân di chuyển qua đường tiêu hóa quá chậm và không thể đào thải dễ dàng như thông thường. Táo bón mạn tính có thể gây đau dạ dày và đầy hơi khiến cho cơ thể xảy ra tình trạng ăn vào là đau bụng. Sau khi bạn ăn, cơ thể cũng sẽ cố gắng tiêu hóa thức ăn mới và các triệu chứng trên dường như cũng trở nên khó chịu hơn.

7. Stress gây đau bụng sau khi ăn

Việc bạn rơi vào stress có thể khiến cơ bắp trở nên căng thẳng, gây khó chịu và đau bụng sau khi dùng bữa. Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định trạng thái tâm lý sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy khó chịu sau mỗi bữa ăn.

Mách bạn cách cải thiện tình trạng đau bụng sau khi ăn

Ngoài sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định, bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tình trạng ăn xong đau bụng đau gồm:

  • Chườm ấm
  • Uống nước
  • Bổ sung lợi khuẩn
  • Ăn khoảng nửa quả chuối
  • Uống trà gừng hoặc trà quế
  • Hạn chế nằm xuống ngay để tránh axit trào ngược lên thực quản mà thay vào đó, hãy ngồi dựa lưng vào gối.

Ngăn ngừa và cải thiện chứng đau bụng sau khi ăn

Phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh, nếu bạn vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân gây buồn nôn hoặc ăn vào là đau bụng, việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp ích phần nào. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Chia khẩu phần ăn vừa phải
  • Thực hiện các bài tập giảm căng thẳng
  • Uống nhiều nước, trước và trong bữa ăn
  • Tránh hoặc giảm lượng caffeine và rượu
  • Tránh các thực phẩm khiến dạ dày khó chịu
  • Thực hiện một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, có nhiều chất xơ
  • Hãy thử ăn 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như thường lệ.

Đau bụng sau khi ăn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm dù bạn đã áp dụng nhiều cách, bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tìm cách điều trị phù hợp.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề