Sốt về chiều tối là bệnh gì

Các bệnh ở gan: Khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng đào thải độc tố kém, các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày có thể gây nên tình trạng sốt về chiều.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

- Bệnh lao phổi có thể khiến người bệnh gặp trình trạng sốt về chiều

- Bệnh về máu với các triệu chứng như: thiếu máu, mệt mỏi, tê bì chân tay...

- Sốt về chiều do tác dụng phụ của thuốc.

Theo Đông y, sốt do nội thương là do âm dương mất cân bằng, khí huyết không điều hòa, hoặc chức năng của tạng phủ bị rối loạn gây nên.

Bệnh thường kéo dài, nói chung chỉ sốt nhẹ ít khi sốt cao; không sợ lạnh hoặc một số người có cảm giác lạnh, nhưng mặc thêm quần áo hoặc đắp chăn thì lại thấy nóng; có thể kèm theo đau đầu, sổ mũi, tứ chi uể oải, ngực bồn chồn…

Bài thuốc điều trị sốt nhẹ về chiều

- Biểu hiện của bệnh như: Sốt nhẹ về buổi chiều, nhức đầu, sợ lạnh, người nặng nề đau nhức, bĩ tức vùng ngực và thượng vị, không đói, không khát, da mặt hơi vàng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch nhu hoãn.

- Dùng bài thuốc sau: Hoắc hương 8gam, bán hạ 10gam, bạch linh 12 gam, hạnh nhân 12gam, ý dĩ nhân 16gam, bạch đậu khấu 4gam, trư linh 6gam, đạm đậu sị 12gam, trạch tả 6gam, hậu phác 8gam.

- Cách sắc thuốc: Hạnh nhân bỏ vỏ, Hậu phác cạo bỏ vỏ, Đậu sị cho vào vải túm lại, Bán hạ chế. Mười vị trên + 1700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia 3 phần uống trong ngày, uống khi thuốc đang ấm, nếu nguội cần hâm lại.

- Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 7-10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 3-5 ngày lại tiếp tục liệu trình khác tới khi khỏi bệnh.

- Phương giải bài thuốc:

+ Hoắc hương: Vị ngọt đắng, hơi cay, tính ấm, lợi về kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau. Chủ trị chứng sốt về chiều, hàn nhiệt, đau đầu, tức ngực, kiết lỵ, hơi thở hôi.

+ Bán hạ: Vị cay và tính ấm, lợi về phế, tỳ, vị; có tác dụng điều trị các chứng vị nhiệt buồn nôn, ho nhiều đờm, tiêu hóa kém, bụng đầy chướng. Trong y học hiện đại, tác dụng dược lý của bán hạ có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, làm lành vết thương, chống oxy hóa và chống trầm cảm.

+ Bạch linh: Vị ngọt, nhạt, tính bình lợi về kinh tỳ, tâm, thận và phế; có công dụng: An thần, kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị, trừ thấp; chủ trị: Tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, mất ngủ, đàm ẩm, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt [viêm bàng quang, chướng bụng], yếu tim.

+ Hạnh nhân: Vị đắng, tính ôn, lợi vào kinh phế và đại trường; có tác dụng tuyên thông phế khí, trừ đàm, giảm ho, bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.

Vị thuốc bán hạ điều trị các chứng vị nhiệt, sốt nhẹ về chiều.

+ Ý dĩ: Vị ngọt, tính hơi hàn, lợi vào kinh tỳ, thận, phế; có công dụng bổ tỳ, ích khí. Ý dĩ giúp cơ thể nhẹ nhàng, bồi bổ cơ thể.

+ Bạch đậu khấu: Vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, trừ hàn, tiêu thực, chống nôn, chữa khó tiêu, tiêu chảy,...

+ Trư linh: Vị ngọt, nhạt mà đắng, khí bình không độc, quy vào kinh tỳ, bàng quang, thận mang đến công năng lợi niệu, bổ ấm chỉ khát, chủ trị các chứng sốt do nội thương, thủy thũng tiểu tiện ít.

+ Đạm đậu sị: Vị thuốc đặc biệt, được điều chế đặc biệt từ đậu đen lên men, có tính giải biểu, trừ phiền và được dùng trong nhiều trường hợp như: cảm mạo, sốt về chiều, buồn phiền trong người, hai chân lạnh nhức.

+ Trạch tả: Vị ngọt đắng, tính hàn, lợi về kinh thận, bàng quang; có công hiệu lợi thủy thẩm thấp, tả nhiệt, chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu rắt, tiểu buốt, phù thũng, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, sốt nhẹ về chiều.

+ Hậu phác: Vị đắng, cay, tính ôn, không độc, vào 3 kinh tỳ, vị và đại trường, có công dụng khổ ôn trừ thấp nhiệt. Điều trị hàn nhiệt, toát mồ hôi, ngực đầy suyễn, sợ gió.

Các vị thuốc phối hợp với nhau có tác dụng trừ thấp nhiệt, sốt nhẹ về chiều, bệnh phát tác chậm, lại thường kéo dài, do đó người bệnh cần kiên trì, tuân thủ thời gian và liệu trình thuốc Đông y theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình điều trị.

Sốt là phản ứng của cơ thể nhằm giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sốt khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và là vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng, nhất là sốt về đêm. Vậy tại sao trẻ sốt về đêm? Tình trạng này có gây nguy hiểm cho trẻ? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sốt về đêm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Trẻ sốt về đêm là gì?

Thông thường, thân nhiệt của trẻ em sẽ cao hơn người trưởng thành một chút, dao động trong khoảng từ 37 – 37.5 độ C nên khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 37.5 độ C được gọi là sốt.

Sốt về đêm ở trẻ em là hiện tượng thường diễn ra ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Trẻ sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào vào ban ngày, vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống, vui chơi bình thường nhưng vào ban đêm, trẻ lại bắt đầu có biểu hiện sốt cao. Chính vì trẻ sẽ trở về trạng thái khỏe mạnh vào sáng hôm sau nên nhiều bố mẹ chủ quan không đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm. [1]

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia, sốt về đêm ở trẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, vì vậy, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Nguyên nhân trẻ bị sốt về đêm

Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng sốt về đêm ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân [2]. Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng sốt về đêm ở trẻ xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính sau:

1. Trẻ sốt cao về đêm: Sốt không do nhiễm trùng

Trong một số trường hợp, trẻ sốt về đêm có thể gây ra bởi các nguyên nhân khách quan, không do nhiễm trùng như:

  • Trẻ sốt chân tay lạnh hoặc cảm thông thường.
  • Sốt do mọc răng: Khi mọc răng, cơn sốt thường sẽ diễn ra ở mức độ nhẹ, kèm theo triệu chứng khó ngủ, quấy khóc, chán ăn và thường xuyên chảy dãi [chảy nước miếng].
  • Sốt sau tiêm phòng: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm phòng, nhất là các loại vacxin như 5 trong 1, 6 trong 1, Thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, uốn ván,…
  • Sốt do ủ ấm quá mức: Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ thể trẻ chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt được vì vậy nhiều mẹ có thói quen mặc nhiều quần áo hay quấn nhiều chăn nhằm giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, điều này lại khiến trẻ cảm thấy quá nóng, nhiệt độ không thể thoát ra ngoài được gây sốt ở trẻ.
  • Sốt do thời tiết thay đổi thất thường: Trẻ em có sức đề kháng còn khá yến nên khi thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ có thể không kịp thích ứng với môi trường mới, dẫn đến tình trạng sốt về đêm.
  • Sốt do một số bệnh lý ác tính như ung thư, bạch cầu cấp, bệnh về máu,…
    Trẻ có thể bị sốt vào ban đêm thường xảy ra do các nguyên nhân không do nhiễm trùng.

2. Trẻ bị sốt về đêm: Sốt do nhiễm siêu vi – vi trùng

Sốt do nhiễm siêu vi, virus, vi trùng là nguyên nhân chủ yếu gây sốt đêm ở trẻ. Cụ thể như sau:

  • Sốt xuất huyết: Trẻ bị sốt xuất huyết thường sẽ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có các triệu chứng đi kèm như chảy máu mũi, răng, xuất huyết dưới da, lừ đừ, tay chân lạnh, đau bụng, đi tiêu phân đen, ói ra máu nếu bệnh trở nặng.
  • Sốt rét: Sốt rét ở trẻ thường không có nhiều triệu chứng điển hình như người lớn [rét run, sốt, đổ nhiều mồ hôi] mà cơ sốt sẽ kéo dài liên tục, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ, đôi khi có cảm giác ớn lạnh, lạnh run hoặc không run.
  • Sốt thương hàn: Trẻ rất dễ nhiễm thương hàn nếu trong khu vực sống đang có nhiều người bị thương hàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh này. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt cao [kéo dài trên 5 ngày] và gặp các vấn đề về tiêu hóa như [đau bụng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón].
  • Sốt phát ban ở trẻ: Trẻ sốt cao kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, sau khi hết sốt, các vết ban bắt đầu xuất hiện và có thể lan rộng ra khắp người.
  • Sốt do viêm tai: Viêm tai cũng là nguyên nhân khiến trẻ sốt cao về đêm kèm theo triệu chứng đau tai, ù tai, tai chảy mủ, nghe không rõ khiến trẻ thường xuyên kéo tai.
  • Sốt do viêm phổi: Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi gồm sốt cao, thở nhanh, thở khò khè, ho nhiều, nôn ói, và chán ăn, bỏ bú. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm trẻ sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn, điển hình là môi và móng tay tím tái.
  • Sốt do cảm cúm: Cảm cúm là nguyên nhan gây sốt thường gặp nhất ở trẻ. Cơn sốt do cảm cúm thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày và kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
  • Sốt do sởi: Khi bị sởi, trẻ sẽ bắt đầu với triệu chứng sốt cao liên tục, mắt đỏ, ho nhiều, chảy nước mũi, sau đó khoảng 4 ngày, các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở mặt và lan ra chân, tay.
  • Sốt do bệnh lao: Các biểu hiện thường gặp ở trẻ khi mắc bệnh lao gồm sốt kéo dài, sốt nhẹ vào buổi chiều, đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, sụt cân, ho nhiều [có thể ho ra máu], không đáp ứng với các loại thuốc kháng sinh thông thường.
  • Sốt do viêm màng não: Trẻ sốt cao kèm theo triệu chứng thóp phồng, cổ cứng, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng,…
  • Sốt do nhiễm trùng tiểu: Trẻ bị sốt do nhiễm trùng tiểu thường kèm theo triệu chứng tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu đục.
  • Sốt do nhiễm trùng huyết: Trẻ sốt cao liên tục, bỏ ăn, bỏ uống, nôn ói nhiều, mạch đập nhanh, thở nhanh, phát ban,…

Trẻ bị sốt về đêm có nguy hiểm không?

Sốt về đêm ở trẻ em có thể là đấy hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, điển hình như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm tai, lao, viêm màng não,… Vì vậy, khi trẻ sốt về đêm, mẹ nên lưu ý các mức thân nhiệt sau:

  • Sốt dưới 39 độ: sốt nhẹ, không quá nguy hiểm. Bé có thể hết sốt và khôi phục lại sức khỏe sau khi được chăm sóc và hạ sốt đúng cách cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có hiện tượng co giật, bố mẹ cần thông báo sớm cho bác sĩ và theo dõi các triệu chứng đi kèm nhằm hạn chế các rủi ro cho trẻ.
  • Sốt từ 39 độ trở lên: sốt cao nguy hiểm, có thể xuất hiện co giật. Trẻ cần được đưa đến bệnh viễn ngay lập tức.
    Trẻ sốt về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cách điều trị trẻ con bị sốt về đêm

Tình trạng trẻ sốt về đêm nếu không được phát hiện sớm, cơn sốt kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi phát hiện trẻ sốt về đêm, việc đầu tiên bố mẹ cần phải làm là nhanh chóng hạ sốt cho trẻ, sau đó hãy tìm nguyên nhân và quan sát các triệu chứng đi kèm để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất [3]. Dưới đây là các cách chăm sóc trẻ bị sốt về đêm bố mẹ nên biết:

  • Theo dõi thân nhiệt của trẻ: Bố mẹ nên đo lại nhiệt độ của trẻ trung bình khoảng 15 phút/lần vào ban đêm và 30 phút/lần và ban ngày. Điều này sẽ giúp bố mẹ biết được các phương pháp hạ sốt có hiệu quả không, mức độ nguy hiểm của cơn sốt.
  • Chườm ấm cho trẻ khi trẻ sốt nhẹ.
  • Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chú ý tập trung vào những khu vực có nhiều mạch máu, nách, bẹn của trẻ, tránh lau ở vùng ngực vì điều này có thể khiến trẻ bị viêm phổi. Mẹ nên thay khăn sau khoảng 5-10 phút lau người cho trẻ để đảm bảo nhiệt độ của khăn, trẻ không cảm thấy lạnh.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo đường uống hoặc thuốc nhét hậu môn kết hợp với việc lau người cho trẻ bằng khăn ấm khi trẻ sốt cao. Lưu ý, mẹ không được dùng nước lạnh hoặc đá để chườm cho trẻ vì điều này không những không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, bỏng lạnh,…
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và một số thức uống giàu vitamin, khoáng chất như nước ép trái cây.

Khi chăm sóc trẻ bị sốt đêm tại nhà, việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ, giảm đau cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị. Đặc biệt, khi trẻ sốt co giật, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức nhằm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về thần kinh của trẻ.

Mẹ có thể chườm ấm cho trẻ để hạ sốt vào ban đêm.

Bé sốt về đêm, khi nào cần đi viện?

Sốt về đêm ở trẻ có thể liên quan đến bệnh lý nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng một cách chặt chẽ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C và không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường;
  • Trẻ bị mất ý thức, lơ mơ;
  • Trẻ có dấu hiệu ngủ li bì, ngủ nhiều;
  • Xuất hiện co giật;
  • Đau đầu nghiêm trọng và liên tục;
  • Trẻ nôn khan nhiều lần;
  • Sốt kéo dài trên 5 ngày.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Tình trạng trẻ sốt về đêm thường sẽ có nguy cơ xảy ra cao hơn vào các thời điểm chuyển mùa. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ nên được tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tại sao bệnh lao hay sốt về chiều?

Cortisol biến thiên trong ngày, mạnh nhất vào lúc tối muộn sau trong khi rất yếu vào lúc chiều tối dẫn đến có sự tăng nhiệt độ từ lúc chiều tối, gây ra hiện tượng sốt về chiều. Cần chú ý 1 điểm rằng tế bào có thể thay đổi hoạt động của cortisol cho nên ko phải bệnh nhân lao nào cũng có biểu hiện này 1 cách rõ ràng.

Sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì?

Sốt cao về đêm là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong đó, người bệnh có thể đã bị nhiễm trùng thực quản, thanh quản, phế quản. Người bệnh cần được chỉ định uống thuốc để điều trị dứt điểm bệnh lý.

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì?

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là một trong các dấu hiệu đặc trưng của sốt virus. Trẻ sốt cao liên tục trong 2 - 3 ngày, một số trẻ chỉ sốt về đêm hoặc về chiều, kèm theo các triệu chứng về hô hấp như sổ mũi nhiều, kích thích vùng hầu họng, gây đỏ, khiến bé khó chịu, quấy khóc, có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ.

Sốt là triệu chứng của bệnh gì?

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do: Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi. Phản ứng phụ của một số loại thuốc.

Chủ Đề