So với người tinh khôn hàng chục nghìn năm trước thể tích não người ngày nay thay đổi thế nào

Kích thước trung bình của não người đang nhỏ dần, và quá trình này bắt đầu từ hàng chục nghìn năm trước. Đây là một sự thật mà nhiều nhà nghiên cứu nhân chủng học đã biết: Các phép đo hộp sọ cho thấy thể tích trung bình của bộ não Homo sapiens đã giảm khoảng 10% trong 40.000 năm qua. Sự suy giảm này hoàn toàn trái ngược với xu hướng mở rộng hộp sọ xảy ra trong quá trình tiến hóa của loài người hàng triệu năm trước. Mặc dù hộp sọ của bạn có thể nhỏ hơn tổ tiên thời kỳ đồ đá, nhưng bộ não con người ngày nay vẫn có kích thước gấp ba lần bộ não bình thường của một loài linh trưởng có trọng lượng cơ thể như chúng ta.

Sự tăng lên và giảm đi của dung tích hộp sọ

Theo một báo cáo trên Tạp chí Discovery, vì não không tồn tại lâu sau khi chết, các nhà nhân chủng học phải suy ra thông tin về sự tiến hóa của hệ thần kinh của chúng ta từ xương hóa thạch. Đơn vị được các nhà khoa học lựa chọn để đại diện cho kích thước và độ phức tạp của não là dung tích nội sọ, không gian bên trong hộp sọ. Những hộp sọ lâu đồi nhất được cho là đại diện của tổ tiên loài người như Sahalanthropus, Ardipithecus có dung tích nội sọ khoảng 350 mm, tương đương với các loài tinh tinh ngày nay.

Một hộp sọ được trưng bày trong bảo tàng [Ảnh: Discover Magazine]

Tuy nhiên sau thời kỳ này, sự mở rộng của não bộ đã trở thành một đặc điểm nổi bật của tổ tiên chúng ta. Từ khoảng 2 đến khoảng 4 triệu năm trước, người vượn Australopith [sống ở châu Phi vào cuối thể Pliocene đầu thế kỉ Pleistocene] có dung tích sọ gần 500 ml. Cách đây 1 triệu năm, não bộ một số người vượn Homo erectus [loài người đầu tiên có dáng đi thẳng đứng] vượt quá 1 lít dung tích sọ. Và dung tích sọ trung bình đạt gần 1,5 lít vào khoảng 130.000 năm trước ở cả người Neanderthal [với các mẫu vật nằm trong khoảng từ 1.172 đến 1.740 ml] và người Homo sapiens [1.090 đến 1.175 ml]. Cũng cần lưu ý rằng, kể từ thời Homo erectus, cơ thể chúng ta không có gì thay đổi đáng kể, nên phần lớn sự phát triển của não bộ không liên quan gì đến sự phát triển của cơ thể.

Dựa trên kết quả đo của 122 người, các nhà khoa học nhận thấy dung tích nội sọ của người trưởng thành hiện đại là 900 ml đến 2100 ml và mức trung bình toàn cầu là 1349 ml, nhỏ hơn so với tổ tiên trong thời kỳ đồ đá. Tuy nhiên, chúng ta không thể rút ra kết luận từ các mức trung bình toàn cầu cho toàn bộ loài, một phần vì phương pháp đo hộp sọ có khác nhau giữa các bộ dữ liệu. Bằng chứng thuyết phục hơn cho việc giảm kích thước hộp sọ có thể đến từ các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đo lường, với mẫu vật là hàng nghìn hộp sọ của loài linh trưởng từng sinh sống trong cùng một khu vực nhất định suốt hàng nghìn năm.

Khoảng 8.000 năm trước, con người đã chạm khắc những hình ảnh được cho là đang săn bắn và các vị thần vào các bức tường của Hang động Magura ở Bulgaria [Ảnh: Discover Magazine]

Ví dụ, một nghiên cứu đăng tải trên tập san khoa học Human Biology vào năm 1988, phân tích hơn 12.000 hộp sọ của người Homo sapiens từ châu Âu và Bắc Phi cho thấy trong 10.000 năm qua, thể tích hộp sọ của nam giới đã giảm khoảng 10% [157 ml], và thể tích hộp sọ của phụ nữ đã giảm đi 17% [261 ml]. Hộp sọ từ các khu vực khác trên trái đất, chẳng hạn như châu Phi cận Sahara, Đông Á và Úc, cũng đã trải qua sự suy giảm tương tự.

Vì sao dung tích hộp sọ của chúng ta bị giảm đi ?

Vị trí địa chất mới nhất là Holocen thuộc Đệ tứ Neogen, bắt đầu cách đây 11700 năm và kết thúc vào kỷ Pleistocen. Holocen được coi là thời kỳ tan chảy của kỷ băng hà hiện tại, được đặc trưng bởi khí hậu ổn định và thoải mái. Kể từ khi phát hiện ra chứng teo hộp sọ vào cuối những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những lời giải thích khả dĩ sau đây. Một số người nói rằng sự sụt giảm này là do nhiệt độ cơ thể và sức mạnh thể chất giảm nhẹ, có liên quan đến sự ấm lên của môi trường Holocen. Kích thước lớn giúp tăng khả năng sống sót của cá thể trong thời kỳ băng hà, nhưng khi khí hậu ấm lên, nó trở nên bất lợi. Tuy nhiên, nhà nhân chủng học John Hawks đã chỉ ra rằng sự suy giảm não bộ được ghi nhận là quá lớn để giải thích bởi kích thước cơ thể nhỏ hơn, do đó bác bỏ ý kiến ​​này.

Các nhà nghiên cứu khác chỉ ra rằng não là cơ quan tiêu tốn nhiều năng lượng. Mặc dù bộ não hiện đại chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể con người, nhưng nó tiêu thụ gần một phần tư năng lượng đầu vào. Một gợi ý cho rằng con người đã có thể loại bỏ một ít sức mạnh não bộ bằng cách phát minh ra nhiều cách để lưu trữ thông tin bên ngoài, chẳng hạn như nghệ thuật hang động, chữ viết và phương tiện kỹ thuật số.

Nhưng có lẽ giả thuyết thuyết phục nhất là Homo sapiens đã trải qua quá trình tự thuần hóa, một đề xuất bắt nguồn từ hiểu biết của chúng ta về quá trình thuần hóa động vật. Cừu, chó và các loài thuần hóa khác với tổ tiên hoang dã của chúng trong một số đặc điểm về thể chất và hành vi. Các đặc điểm này bao gồm: sự thuần hóa, bớt nhút nhát hơn, ngoại hình trẻ trung ở tuổi trưởng thành và não nhỏ hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm này-được gọi chung là hội chứng thuần hóa-do ảnh hưởng của cùng một loại nội tiết tố và gen. Con người đã lai tạo có chọn lọc những loài động vật có những đặc điểm mong muốn này, tạo ra vật nuôi và cả gia súc. Giả thuyết tự thuần hóa hay cái mà nhà nhân chủng học Brian Hare gọi là "sự sống sót của những người thân thiện nhất" cho thấy chúng ta cũng đã làm điều này với chính mình. Ý tưởng chính của giả thuyết này là trong xã hội thời kỳ đồ đá, những người sống trong cộng đồng, hợp tác tốt với các nhân tố xung quanh có khả năng sống sót và duy trì nòi giống tốt hơn những cá thể hiếu chiến và hung hãn. Những khuynh hướng ủng hộ hay chống đối xã hội này đều bị ảnh hưởng bởi hormone điều hòa gen, những hormone này cũng ảnh hưởng đến các đặc điểm thể chất như kích thước cơ thể và não bộ.

Theo thời gian, "sự sống sót của những người thân thiện nhất" đã tạo ra một loài người có cơ thể và não bộ trung bình nhẹ hơn. Do đó, mặc dù kích thước của hộp sọ đã giảm và trí thông minh có thể suy giảm, nhưng khả năng hợp tác của con người đã được cải thiện, do đó thúc đẩy trí tuệ tập thể lớn hơn.

Theo Discover Magazine

Chịu trách nhiệm nội dung: LÊ THANH NAM

@ 2021 Công ty Cổ phần Bkav

Địa chỉ: Tòa nhà HH1 Khu đô thị Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Giấy phép thiết lập mạng xã hội số số 559/GP-BTTTT do Bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 19 tháng 12 năm 2019.

Người tinh khônlàloài ngườihiện nay trên Trái Đất. Tên có nguồn gốc từtiếng Latinlà "homo". So với người tối cổ người tinh khôn đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

Trắc nghiệm:So với người tối cổ người tinh khôn đã:

A. Loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

B. Tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.

C. Biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

D. Biết chế tạo công cụ lao động.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

So với người tối cổ người tinh khôn đãloại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Người Tối cổ [4 triệu năm trước đây]

- Di cốt: ở Đông Phi, Gia va, Bắc kinh, Thanh Hóa [tìm thấy công cụ đá].

- Đặc điểm:

+ Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.

+ Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

=> Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

Người tinh khôn [khoảng 4 vạn năm trước đây]

- Đặc điểm:

+ Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

+ Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.

- Di cốt: được tìm thấy ở khắp các châu lục.

=> Là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc xuất hiện những màu da khác nhau [da vàng, đen, trắng] do thích ứng lâu dài của con người với hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Người tối cổ là gì?

Người tối cổ đã là người, tuy nhiên còn dấu tích của loài vượn cổ, có đặc điểm: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ.

Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Hộp sọ đã phát triển, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não, biết sử dụng và chế tạo công cụ.

Vượn cổ biến hòa thành người tối cổ trong giai đoạn đầu khi mới tiến hóa. Vượn cổ theo khảo sát của các nhà nghiên cứu chỉ cao tầm 1,2 m nhưng sau quá trình lao động thực tế biến thành người vượn tối cổ lịch sử với chiều cao và các đặc điểm đã thay đổi đáng kể. Người tối cổ lịch sử trong thời gian đầu vẫn mang nét hao hao giống vượn cổ nhưng tiến hóa hơn.

Xem thêm:

>>> Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

2. Sự xuất hiện của người tối cổ

Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành loài người, loài vượn cổ sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đi đứng thẳng bằng hai chân, cầm nắm và sử dụng công cụ lao động, cũng có thể ăn được hoa quả và một số động vật nhỏ. Và vào khoảng 3 – 4 triệu năm, người vượn tối cổ được tiến hóa từ người vượn cổ, sau hơn 2 triệu năm lao động.

Lúc này người tối cổ đã có thể đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, đã bắt đầu đi đứng thẳng và đôi tay tự do sử dụng. Hộp sọ của người tối cổ lớn.Bộ xương của họ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia – va [Inđônêxia],Bắc Kinh[Trung Quốc], Thanh Hóa [Việt Nam].

Trên thế giới, người vượn tối cổ xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 – 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ – từ vượn cổ thành người vượn cổ – đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là tiền đề cho người tinh khôn hiện tại. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ.

Những di cốt và các công cụ lao động được tìm thấy thực tế và được công nhận trong các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi… đã minh chứng cho sự có mặt của người vượn ở Việt Nam.

Mặc dù vẫn cần tiếp tục phải xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song cho đến hiện tại thì giới nghiên cứu ở nước ta đều suy xét rằng: cách đây tầm khoảng từ 20 – 30 vạn năm, họ sinh sống đã sinh sống tại Việt Nam.

3. Người Tinh Khôn

Người tinh khônlàloài ngườihiện nay trên Trái Đất. Tên có nguồn gốc từtiếng Latinlà "homo" [nghĩa là người] vàsapien[nghĩa là tinh khôn, thông minh].

Đây là loài duy nhất còn tồn tại trong chiHomo[chingười] thuộchọ Người, còn những loài người khác cùng chi này như:người khéo léo[Homo habilis],người đứng thẳng[Homo erectus], người lùn [Homo floresiensis],người Heidelberg[Homo heidelbergensis],người Neanderthal[Homo neanderthalensis] và có thể còn nhiều loài khác chưa phát hiện đãtuyệt chủng. Trong loài này còn có ngườiHomo sapiens idaltucũng đã tuyệt chủng, còn loàingười hiện đạicó tên đầy đủ là "Người hiện đại về giải phẫu" hayHomo sapiens sapiens.

Người tinh khôn có đặc trưng là trí tuệ phát triển với thể tích bộ não có tỉ lệ so với thể tích cơ thể là lớn nhất giới động vật,dáng đứng thẳng hoàn toàn, hai chi sau [chân] đảm nhiệm vận chuyển, hai chi trước trở thành tay là cơ quan lao động và chế tạo công cụ lao động. Sự thông minh, khả năng thích ứng của người tinh khôn đã khiến loài này có ảnh hưởng lớn nhất trênTrái Đất; họ đang được coi là loài ít được quan tâm nhất trênSách đỏvề các loài bị đe dọa của sựLiên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

4. Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn

a. Thời gian xuất hiện

- Người tối cổ: Cách đây khoảng 4 triệu năm trước, từ loài vượn cổ trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thành người tối cổ.

– Người tinh khôn: Khoảng 4 vạn năm trước, người tối cổ dần trở thành người tinh khôn.

b. Đặc điểm con người

Người tối cổ:

-Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.

-Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…

-Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.

Người tinh khôn:

-Dáng đứng thẳng [như người ngày nay].

-Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như người tối cổ.

-Lớp lông mỏng không còn.

c. Công cụ sản xuất

- Người tối cổ:

Biết chế tạo công cụ bằng cách lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

- Người tinh khôn:

Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo. Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.

d] Tổ chức xã hội

* Người tối cổ:

-Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người.

- Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô.

- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.

* Người tinh khôn:

- Sống theo từngthị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

Video liên quan

Chủ Đề