So sánh pháp luật và tôn giáo và đạo đức năm 2024

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Tiểu luận - Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể

MỞ ĐẦU

Pháp luât là một công cụ điều chỉnh hiệu quả nhất giúp nhà nước quản lí và điều tiết trật tự xã hội, là chuẩn mực mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng và thực hiện. trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố, chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực tôn giáo. Chuẩn mực tôn giáo có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với pháp luật, và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lí xã hội của nhà nước bởi nước ta là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Để làm rõ mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật, em xin đi sâu vào đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể. Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô cho ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG

  1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC TÔN GIÁO

1. Chuẩn mực pháp luật

  1. Khái niệm

Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.

  1. Đặc điểm

Chuẩn mực pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật có tính hệ thống, thủ tục ban hành đặc biệt, tính cưỡng chế và tính chặt chẽ về hình thức.

2. Chuẩn mực tôn giáo

  1. Khái niệm

Tôn giáo là một hệ thống niềm tin về vị trí của cá nhân con người trong thế giới, tạo ra một trật tự cho thế giới đó và tìm kiếm một lí do cho sự tồn tại trong đó.

Chuẩn mực tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lí tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tôn giáo [nhà thờ, chùa chiền, thánh đường], được ghi chép và thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau.

  1. Đặc điểm

Chuẩn mực tôn giáo là chuẩn mực thành văn. Tính chất thành văn thể hiện ở các giáo điều, giáo lí, những lời răn dạy được ghi chép trong các bộ kinh của các tôn giáo khác nhau như Kinh thánh, Kinh phật,…

Chuẩn mực tôn giáo được hình thành xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc của con người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu nhiên.

Các yêu cầu, quy tắc của chuẩn mực tôn giáo được đảm bảo tôn trọng và được hiện thực hóa trong hành vi của con người chủ yếu nhờ vào niềm tin tâm linh và cơ chế tâm lí.

Chuẩn mực tôn giáo có những tác động tích cực và tiêu cực tới nhận thức, hành vi của con người.

  1. Một số tôn giáo ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một đất nước còn ngàn năm lịch sử, có sự kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và các chuẩn mực xã hội khác. Tôn giáo có một vị trí, vai trò quan trọng trong sự ohats triển của đất nước. Ở nước ta hiện nay có một số tôn giáo lớn như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Cao đài…

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC TÔN GIÁO

1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức

  1. Những điểm tương đồng

Thứ nhất, chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức dều là các công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội , đều gồm các quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự của mọi người trong xã hội.

Thứ hai, đều là chuẩn mực thành văn.

Thứ ba, đều được thực hiện nhiều lần trong đời sống.

  1. Những điểm khác nhau

Thứ nhất, về con đường hình thành: pháp luật hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp lí của nhà nước, còn tôn giáo hình thành xuất phát từ niềm tin của con người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu nhiên

Thứ hai, về biện pháp thực hiện pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, tất cả mọi người đều phải tôn trọng và làm theo pháp luật. Còn tôn giáo được bảo đảm tôn trọng và thực hiện bằng niềm tin tâm linh và cơ chế tâm lí. Niềm tin tâm linh là yếu tố thường trực trong suy nghĩ của con người, trở thành động cơ nội tâm trong ý thức, điều chỉnh hành vi của con người trong việc thực hiện chuẩn mực tôn giáo một cách tự nguyện. Về cơ chế tâm lí, con người luôn có tâm lí sợ hãi trước sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên khiến con người tự giác phục tùng vô điều kiện, không dám làm điều ác, phạm vào điều cấm, điều răn của chuẩn mực tôn giáo. Có thể thấy, dù không có một biện pháp cưỡng chế nào, song các chuẩn mực tôn giáo vẫn được con người tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác, vô điều kiện. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo.

Thứ ba, pháp luật tác động đến mọi cá nhân, tổ chức, bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, còn các chuẩn mực tôn giáo lại chỉ tác động đến các tín đồ của mình. Như vậy, phạm vi tác động của tôn giáo hẹp hơn so với pháp luật.

Thứ tư, pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước còn các chuẩn mực tôn giáo thể hiện những mong muốn nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt hơn.

Thứ năm, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong các giai đoạn lịch sử nhất định, có sự tồn tại của giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp còn tôn giáo tồn tại trong mọi giai đoạn lịch sử, nó là một phần trong đời sống con người bởi nó đã bao gồm những sức mạnh nằm bên ngoài con người và được phản ánh vào trong thế giới quan của con người.

2. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo

Chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo luôn nằm trong một mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong việc điều chỉnh hành vi con người, hướng tới sự hoàn thiện, góp phần vào sự ổn định xã hội. Tôn giáo có thể sẽ giúp cho xã hội phát triển một cách ổn định hơn, giúp củng cố, nâng cao những truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc, giúp tăng cường và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nươc. Mặt khác, pháp luật cũng tạo ra môi trường ổn định với những chủ trương chính sách ưu tin cho sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo tại Việt Nam.

Chủ Đề