So sánh công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh đều có những điểm tương đối giống nhau về cách thức thành lập và điều hành công ty. Tuy nhiên đều có những sự biệt lập hoàn toàn khác nhau của từng loại công ty trong công việc. Để tìm hiểu về 2 loại hình công ty này hãy cùng đưa ra những So Sánh Công Ty TNHH 2 Thành Viên Và Công Ty Hợp Danh với nhau. Để có những nhận định chính xác nhất về mỗi loại hình doanh nghiệp này. Đây cũng là cách làm tốt nhất để có thể đánh giá từng ưu điểm, nhược điểm của mô hình doanh nghiệp cho những hoạt động mà doanh nghiệp của bạn hướng tới.

  • Đều do các tổ chức, cá nhân cùng nhau đóng góp thành lập.
  • Đều có tư cách pháp nhân.
  • Được quản lý bởi những người góp vốn vào công ty.
  • Lợi ích được hưởng từ lợi nhuận công ty tỷ lệ thuận với số tiền đóng góp vào công ty.
  • Dễ dàng trong khâu quản lý và điều hành công ty.
  • Các thành viên góp vốn của công ty đều chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp , thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản này.
  • Công ty hợp danh không được huy động vốn qua việc phát hành chứng khoán. Trong khi đó công ty TNHH không được phát hành cổ phần nhưng lại được phát hành trái phiếu.
  • Công ty TNHH 2 thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với số tài sản của mình tương ứng với số tiền đã đóng góp vào công ty. Điều này  có 1 chút khác biệt so với công ty hợp danh, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô thời hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan còn các thành viên góp vốn trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn giống như công ty TNHH 2 TV.
  • Công ty TNHH có thể hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh hiện nay. Trong khi đó công ty hợp danh chỉ được phát triển ở một số nghành nghề nhỏ liên quan đến các dự án công trình.
  • Công ty hợp danh có lợi thế trong việc vay vốn và hoãn nợ ngân hàng. Điều mà các công ty TNHH 2 thành viên không có được.
  • Người thành lập công ty hợp danh đều là những người đã có tên tuổi và uy tín trên thương trường [thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề đối với một số ngành nghề] trong khi đó đối với công ty TNHH 2 thành viên có thể là những người mới bắt đầu xây dựng doanh nghiệp cho mình.

Sự lựa chọn mô hình kinh doanh luôn là yếu tố then chốt trong việc xây dựng và phát triển một công ty mới. Nhất là trong những lĩnh vực và nghành nghề khác nhau. Việc So Sánh Công Ty TNHH 2 Thành Viên Và Công Ty Hợp Danh có thể giúp bạn và đối tác làm ăn cân đối được mô hình doanh nghiệp của mình. Từ đó có sự định hướng trong lĩnh vực kinh doanh mà mình hướng tới một cách phù hợp nhất. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: So sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần

Xem thêm: So sánh công ty TNHH 1 thành viên và công ty hợp danh


A.CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Ưu điểm:

Công ty có thể thay đổi địa chỉ trụ sở giao dịch, đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các địa phương khác chứ không bó hẹp tại địa phương đặt trụ sở - địa phương cấp giấy Đăng ký kinh doanh.

Có tư cách pháp nhân.

Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ, phân chia rủi ro trong kinh doanh.

Có nhiều thành viên góp vốn nên khả năng huy động vốn tốt hơn và quy mô kinh doanh cũng mở rộng hơn.

Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.

Hạn chế

Số lượng thành viên không quá 50, không phát hành được cổ phiếu => khả năng huy động vốn hạn chế.

Vốn góp của các thành viên còn lại bị ảnh hưởng khi có một thành viên rút vốn.

Việc chuyển nhượng vốn góp bị hạn chế gắt gao do quy trình chuyển nhượng khắt khe, phức tạp.

Khó khăn về kiểm soát: Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước.

Khó khăn trong việc chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực.

B. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Ưu điểm: DNTN có một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp.Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

 Hạn chế: DNTN không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao.Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

SO SÁNH 2 CHỦ THỂ KINH DOANH

1.Giống nhau

Là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, công ty TNHH 2 thành viên và doanh nghiệp tư nhân có một số điểm tương đồng: đều là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tự chủ hoàn toàn về vốn chủ sở hữu, huy động từ 1 hoặc nhiều thành viên trong công ty, khi có bất kì sự thay đổi nào trong vốn điều lệ, người đại diện của doanh nghiệp bắt buộc phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền biết; đều không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

2.Khác nhau

CÔNG TY TNHH2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1.khái niệm:

  • - Là Công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết nhau hay có quan hệ kinh doanh với nhau.
  • - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá 50. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn
  • - Công ty có tư cách pháp nhân
  • Được phép phát hành các loại chứng khoán không phải cổ phần để huy động vốn

1.Khái niệm:

 Một thành viên, là cá nhân. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.

 Không có tư cách pháp nhân

  • Không được quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

2.Qui chế pháp lý thành viên

  • - Xác lập tư cách thành viên: thành lập công ty, nhận chuyển nhượng, nhận cho tặng, thừa kế,nhận thanh toán.
  • - Chấm dứt tư cách thành viên: chuyển nhượng, cho tặng,thanh toán nợ, thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là chết, thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.
  • Xác lập tư cách chủ sở hữu : Mua DNTN[ điều  187- LDN 2014], nhận thừa kế, nhận cho tặng
  • Chấm dứt tư cách chủ sở hữu

Bán doanh nghiệp [Điều 187- LDN 2014]

Trường hợp DNTN phá sản thì chủ DNTN sẽ thanh toán các khoản nợ theo quy định của luật phá sản cho đến hết tài sản hiện có của chủ doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật, chủ DNTN có nghĩa vụ với các khoản nợ còn chưa thanh toán, tuy nhiên quyền của chủ sở hữu bị chấm dứt.

3.Cơ cấu tổ chức quản lý.

-    Hội đồng thành viên [từ 2 đến 50 thành viên] là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên [Do Hội đồng thành viên bầu ra có thể kiêm TGĐ hoặc GĐ, nhiệm kỳ không quá 5 năm, số nhiệm kỳ không hạn chế], Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát [ thành lập khi Hội đồng thành viên có trên 11 thành viên].

  • Người đại diên theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc [tuỳ theo quy định tại Điều lệ công ty].
  • Họp thường kì ít nhất 1 lần/năm. Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp [75%, 50% vố điều lệ]
  • Hình thức thông qua quyết định của hội đồng thành viên, tỷ lệ đa số phiếu cần thiết [75%, 65%, 51% số vốn góp] để thông qua quyết định do Điều lệ công ty quy định.

3.Cơ cấu tổ chức quản lý.

Chủ DNTN có thể tự đứng ra quản lý doanh nghiệp hoặc thuê mướn người khác làm giám đốc.Trong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN.

 Người đại điện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân là chủ Doanh nghiệp.

  Chủ DNTN tự mình quyết định những vấn đề quan trọng mà không cần bàn bạc với bất kì ai.

4.Vốn và chế độ tài chính

  • Vốn: Vốn điều lệ do các thành viên góp với mức cao thấp khác nhau, Lợi nhuận được phân chia dựa vào tỷ lệ vốn góp của các thành viên
  • Chế độ tài chính: HĐTV  họp bàn những vấn đề quan trọng quyết định số phận của cty:

-    Bán tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản hiện có của công ty.

-    Sửa đổi bổ sung điều lệ.

-    Tổ chức lại công ty.

-    Giải thể công ty.

4.Vốn và chế độ tài chính

  • Vốn điều lệ là của 1 cá nhân là chủ doanh nghiệp. Lợi nhuận đều thuộc về chủ sở hữu.

 Chế độ tài chính: chủ Doanh nghiệp có quyền

-                   Cho thuê doanh nghiệp

-                   Bán doanh nghiệp

-                   Tăng giảm vốn điều lệ

Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật gọi số: 04 66641456

Hotline: 0984 955786

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Tầng 5, tòa nhà 121 đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng!

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tags:

  • so sánh công ty tnhh 2 thành viên trở lên và doanh nghiệp tư nhân

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

Trang kế >>

Video liên quan

Chủ Đề