Sinh học 8 bài 40 vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 129:

    – Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe ?

    – Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào tới sức khỏe ?

    – Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe ?

    Trả lời:

    – Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái sẽ dẫn tới suy thận toàn bộ.

    – Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương: từng mảng tế bào thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu

    – Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể khiến cho việc bài tiết nước tiểu bị tắc nghẽn.

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 130: Điền vào các ô trống bảng 40 bằng các nội dung thích hợp.

    Trả lời:

    STT Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học
    1 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu Hạn chế tác hại của vi khuẩn, vi sinh vật
    2

    Khẩu phần ăn uống hợp lý:

    – Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

    – Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

    – Uống đủ nước

    – Không để thận làm việc quá nhiều, tránh hình thành sỏi thận.

    – Hạn chế các chất độc hại đi vào cơ thể.

    – Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lọc máu

    3 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu

    – Giúp cho việc bài tiết được liên tục.

    – Tránh hình thành sỏi

    Bài 1 [trang 40 sgk Sinh học 8] : Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

    Lời giải:

    – Những thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí

    – Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

    Bài 2 [trang 130 sgk Sinh học 8] : Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có

    Lời giải:

    Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học

    – Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.

    – Khẩu phần ăn uống hợp lí.

    s

    – Uống đủ nước.

    – Vệ sinh thân thể hàng ngày.

    – Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.

    Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

    Bài: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

    • A. Lý thuyết Sinh học 8
      • I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
      • II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bào tiết nước tiểu tránh tác nhân gây hại
    • B. Trắc nghiệm Sinh học 8

    A. Lý thuyết Sinh học 8

    I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

    - Các tác nhân làm cho hoạt động lọc máu tạo nước tiểu đầu kém hiệu quả, bị ngưng trệ hoặc ách tắc:

    + Vi khuẩn gây viêm các cơ quan, bộ phận khác [tai, mũi, họng …] gián tiếp gây viêm cầu thận → cầu thận bị hư hại →​ các cầu thận còn lại làm việc quả tải → suy thoái dần → ​suy thận toàn bộ.

    - Các tác nhân ảnh hưởng tới hoạt động hấp thu lại và bài tiết tiếp của thận:

    + Tế bào ống thận thiếu oxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ → làm việc kém hiệu quả hơn.

    + Tế bào ống thận bị đói oxi lâu dài hoặc bọ đầu độc bởi chất độc [thủy ngân, asen, các độc tố vi khuẩn…] → từng màng tế bào ống thận bị sưng phồng → tắc ống thận hoặc bị chết và rụng → nước tiểu hòa thẳng vào máu.

    - Tác nhân ảnh hưởng hoạt động bài tiết nước tiểu:

    + Các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước tiểu: axit uric, canxi, photphat … có thể kết dính nồng độ cao và pH thích hợp → viên sỏi → ​tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

    + Bể thận, ống đái, ống dẫn nước tiểu có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường nước tiểu đi lên gây ra.

    II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bào tiết nước tiểu tránh tác nhân gây hại

    B. Trắc nghiệm Sinh học 8

    Câu 1: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?

    A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.

    B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.

    C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.

    D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.

    Chọn đáp án: C

    Giải thích: Quá trình tạo nước tiểu chính thức đến bóng đái trải qua các giai đoạn từ lọc máu tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp thành nước tiểu chính thức mới đưa đến bóng đái.

    Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

    A. Ăn nhiều đồ mặn.

    B. Ăn thật nhiều nước.

    C. Nhịn tiểu lâu.

    D. Tập thể dục thường xuyên.

    Chọn đáp án: D

    Giải thích: Tập thể dục giúp các cơ quan trong cơ thể trao đồi chất tích cực và có nguồn năng lượng lành mạnh.

    Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?

    A. Thức ăn mặn

    B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron [1 thành phần tạo sỏi]

    C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác

    D. Nhịn tiểu lâu

    Chọn đáp án: C

    Giải thích: Các vi khuẩn gây viêm ở các cơ quan khác có thể gián tiếp gây hư hại cấu trúc thận dẫn tới viêm cầu thận.

    Câu 4: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?

    A. Vận động mạnh

    B. Viêm bàng quang

    C. Sỏi thận

    D. Suy thận

    Chọn đáp án: A

    Giải thích: Vận động mạnh cần nhiều năng lượng nên hệ bài tiết cần hoạt động tích cực nhưng hầu hết nước được bài tiết qua tuyến mồ hôi ở da nên không gây buồn tiểu đêm.

    Câu 5: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?

    A. Sỏi thận

    B. Bia

    C. Vi khuẩn gây viêm

    D. Huyết áp

    Chọn đáp án: B

    Giải thích: Bia là một thức uống lợi tiểu.

    Câu 6: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?

    A. Màu vàng nhạt

    B. Màu đỏ nâu

    C. Màu trắng ngà

    D. Màu trắng trong

    Chọn đáp án: A

    Giải thích: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt [pH khoảng 6-6,5] là dấu hiệu của hệ bài tiết khỏe mạnh.

    Câu 7: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?

    A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết

    B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa

    C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu

    D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết

    Chọn đáp án: D

    Giải thích: Các thuốc kháng sinh thường được bào chế để chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, sau đó chúng sẽ phân rã hoặc được cơ thể bài tiết thông qua đường nước tiểu.

    Câu 8: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?

    A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

    B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

    C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

    D. Tất cả đáp án trên đều sai

    Chọn đáp án: B

    Giải thích: Nếu bóng đái quá căng trong thời gian dài, một lượng nước tiểu sẽ được vận chuyển lại ống thận và hấp thụ lại.

    Câu 9: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?

    A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.

    B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.

    C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.

    D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.

    Chọn đáp án: A

    Giải thích: 2 quả thận có cấu tạo giống nhau, một quả thận có khả năng lọc máu bài tiết cho cơ thể đủ để duy trì sự sống nhưng sẽ khiến thận phải hoạt động mệt mỏi.

    Câu 10: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?

    A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

    B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

    C. Ống thận bị chết và rụng ra

    D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

    Chọn đáp án: C

    Giải thích: Khi cấu trúc thận bị tổn thương, ống thận có thể bị sưng, tắc, chết và rụng ra khiến máu và nước tiểu hòa vào nhau.

    Câu 11: Chúng ta cần tránh điều gì để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?

    A. Uống nước vừa đủ

    B. Ăn quá mặn, quá chua

    C. Đi tiểu khi có nhu cầu

    D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc

    Chọn đáp án: B

    Câu 12: Đâu là tác nhân gián tiếp gây hại cho thân?

    A. Thức ăn mặn

    B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron [1 thành phần tạo sỏi]

    C. Nhịn tiểu lâu

    D. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác

    Chọn đáp án: D

    Câu 13: Quá trình tạo ra nước tiểu chính thức gồm những giai đoạn nào?

    A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.

    B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.

    C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.

    D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.

    Chọn đáp án: C

    Câu 14: Khi nhịn tiểu lâu, bạn lại không có cảm giác buồn tiểu nữa, đó là lý do gì?

    A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

    B. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

    C. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

    D. Tất cả đáp án trên đều sai

    Chọn đáp án: C

    Câu 15: Tác nhân nào gây ra sự đầu đọc các tế bào ống thận?

    A. Nước

    B. Thủy ngân

    C. Glucôzơ

    D. Vitamin

    Chọn đáp án: B

    Câu 16: Thói quen ăn uống nào tốt nhất cho người mắc bệnh suy thận?

    A. Hạn chế sử dụng muối ăn và gia vị có natri cao

    B. Tránh sử dụng thực phẩm đóng gói

    C. Hạn chế sử dụng các thức ăn nhanh

    D. Tất cả các phương án trên

    Chọn đáp án: D

    Câu 17: Hiện tượng đi tiểu ra máu xuất hiện do đâu?

    A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

    B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

    C. Ống thận bị chết và rụng ra

    D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

    Chọn đáp án: C

    Câu 18: Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra bệnh gì?

    A. Viêm thận

    B. Sỏi thận

    C. Nhiễm trùng thận

    D. Cả A và B

    Chọn đáp án: D

    Câu 19: Vì sao nhịn đi tiểu lâu sẽ có hại?

    A. dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục.

    B. dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng dái.

    C. dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

    D. hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

    Chọn đáp án: C

    Câu 20: Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:

    A. Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu

    B. Khẩu phần ăn uống hợp lí

    C. Đi tiểu đúng lúc

    D. Cả ba đáp án trên đều đúng

    Chọn đáp án: D

    Với nội dung bài Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiếu, các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước...

    Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Chuyên đề Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

    Video liên quan

    Chủ Đề